Ngành gồm các đại diện có tế bào mang hai roi không giống nhau, một roi dài và một roi ngắn. Roi dài có phủ hai hàng lông tơ hướng về phía trước và roi ngắn trơn hướng về sau. Lông phủ trên roi dài gọi là lông ống (mastigoneme) có cấu tạo bởi ba phần: phần gốc, phần cán hình ống và một hoặc nhiều lông tơ nhỏ ở đỉnh cán.
Ngành này được cấu tạo bởi một nhóm tự nhiên và phân làm nhiều lớp mặc dầu trong đó gồm cả tảo có cấu trúc đơn bào nhỏ như tảo silic đến tảo nâu có kích thước tản đa bào lớn hằng chục mét. Tuy vậy giữa các nhóm tảo của ngành vẫn thể hiện tính cận thân rất cao.
1. Đặc điểm hình dạng
Tế bào có hình dạng rất đa dạng: hình vuông, bầu dục tròn, hình thuyền, chữ nhật, tam giác… Tảo sống đơn độc hay thành tập đoàn, một số có dạng monas, dạng tập đoàn hình khối, tròn, vuông…Hình sợi phân nhánh dạng cành cây, dạng quạt, sao…
2 Đặc điểm cấu tạo
Thành tế bào: Thành tế bào có thể nguyên vẹn hay bằng 2 mảnh lồng vào nhau (theo kiểu hộp lồng). Thành tế bào có cấu tạo bằng chu bì, Silic, Cellulo nhiễm silic, Cellulo. Trên thành tế bào có các gai nhỏ hay lớn, các lông gai, vân vỏ…
Nhân tế bào: có 1 nhân hình cầu hay hình bầu dục với kích thước khác nhau, riênglớp tảo vàng ánh Chrysophyceae nhân có kích thước rất nhỏ.
Thể sắc tố và sắc tố: Thể sắc tố có hình dạng khác nhau tuỳ từng giống loài: hình khay, bản, hình chữ H, hình bản số lượng 1 hay nhiều.
Sắc tố bao gồm: Diệp lục a, b, Caroten, nhóm xanthophyl như Fucoxanthin, màu vàng, Dianoxanthin màu nâu.
Chất dự trữ: giọt dầu mà da cam, Protein (volutin), Cacbonhydrat (Leucosin). Kích thước, số lượng hạt dự trữ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của tảo.
Hệ thống không bào: Một số loài có một vài không bào co bóp
Vận động nhờ roi, hoặc rãnh sống (tảo Si líc lông chim)
3. Sinh sản:
Rất đa dạng. Sinh sản dinh dưỡng theo lối phân đôi tế bào, đứt đoạn dạng tảo. Sinh sản vô tính bằng các loại bào tử như bào tử động, bào tử bất động, bào tử phục hồi độ lớn, bào tử nghỉ…Sinh sản hữu tính gặp cả 3 mức đẳng giao, dị giao và noãn giao (ít gặp).
4. Phân bố
Ngành tảo này phân bố rộng trong các thuỷ vực nước ngọt, lợ, mặn. Chúng có thể sống trôi nổi, sống đáy hay sang bám vào các giá thể. Phát triẻn mạnh vào mùa có nhiệt độ ấm áp, một số loài lại phát triển mạnh vào mùa đông (tảo vàng ánh)
5. Phân loại và đại diện
Đây là một ngành lớn bao gồm nhiều nhóm trước đây gọi là ngành như Tảo vàng ánh, Tảo vàng lục, Tảo slic, Tảo nâu. Các lớp trong ngành là lớp Chrysophyceae, lớp Xanthophyceae, lớp Bacillariophyceae, lớp Phaeophyceae. Giới thiệu một số lớp thường gặp:
a. Lớp Chrysophyceae ( Lớp tảo vàng ánh):
Các đặc điểm chủ yếu của lớp này
Hình dạng: Lớp này bao gồm những vi tảo, khi sống có màu vàng kim loại. Tế bào có hình cầu, bầu dục, dạng nón… Một số giống loài sống đơn độc dạng monas có 1 – 2 roi, dạng Amip, một số sống thành tập đoàn, tập đoàn dạng sợi đơn nhánh hay chia nhánh dạng cành cây, dạng Pamella
Thành tế bào: Là màng nguyên sinh chất, một số bằng chu bì cứng do có thấm canxi, một số bằng màng Cellulo có thấm silic hoặc không.
Thể sắc tố và sắc tố: Thể sắc tố có 2 cái dạng bản nằm sát 2 bên vách tế bào. Sắc tố có diệp lục a, b; Caroten, Fucoxanthin. Tuỳ theo thành phần sắc tố mà cơ thể tảo vàng ánh có màu vàng kim, vàng xanh, nâu xanh.
Nhân tế bào: Có một nhân có kích thước rất nhỏ.
Chất dự trữ: Là một loại Cacbonhydrat có tên là Leucosin, thường nằm ở phía sau tế bào thành hạt lớn.
Sinh sản; Gặp cả 3 hình thức dinh dưỡng, vô tính và hữu tính.
+ Sinh sản dinh dưỡng: Bằng cách phân đôi tế bào hay sự phân cắt tập đoàn hay thể đa bào ra là nhiều phần riêng biệt.
+ Sinh sản vô tính: Bằng động bào tử có roi hay dạng Amip hoặc bằng sự hình thành nội bì bào tử (Statospore). Bào tử này không có ý nghĩ gia tăng cá thể mà chỉ bảo vệ nòi giống trong những điều kiện không thuận lợi của moi trường.
+ Sinh sản hữu tính: Gồm cả ba mức độ đẳng giao, dị giao và noãn giao.
– Phân bố – ý nghĩa:
Phân bố; Thành phần loài không nhiều, chủ yếu sống trong các thuỷ vực nước ngọt sạch và đặc biệt đặc trưng cho nước chua của hồ có than bùn, một số loài sống ở biển. Thường phát triển mạnh vào mùa có khí hậu mát mẻ. Đa ss sống phù du, một số sống bám.
Nhiều loài là thức ăn cho động vật thuỷ sinh và đặc biệt có ý nghĩa khi phát riển vào mùa nhiệt độ thấp, trong khi các tảo khác kém phát triển, là sinh vật chỉ thị cho độ sạch của nước.
Một số chi như Mallomonas,Synura, Dinobryon khi phát triển mạnh gây hiện tượng “nở hoa” làm cho nước có mùi tanh của cá, là ảnh hưởng tớ chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản cũng như khi sử dụng cho các mục đích khác.Loài Prymnesium pawum gây tác hại quan trọng đối với nghề cá do chúng tiết ra chất độc khi phát triển với một lượng sinh khối lớn.
– Phân loại: Lớp tảo vàng ánh có 5 bộ. Giới thiệu bộ Chrysomonadales; Bao gồm những tảo có khả năng vận động, phía trước tế bào có 1 -2 roi sống đơn độc hay tạo thành dạng tập đoàn có hình dạng nhất định. Thể sâc tố 1–2 cái. Thành tế bào vững chắc, một số chi như Synura, Mallomonas, thành tế bào phân hoá thành vảy hoặc
– Căn cứ vào số lượng, độ dài ngắn của roi, bộ này được chia thành 3 bộ phụ.
+ Bộ phụ Chromulinaneae: Tế bào có một roi mọc ở đỉnh, thể sắc tố 2 cái rõ rệt. Gặp 2 họ sau:
- Họ Chromulinaceae: Chi đại diện là Chromulina Sống đơn bào, tế bào có một roi,thành tế bào bằng màng nguyên sinh. Thường gặp trong các ao nuôi trồng thực vật. Khi phát triển mạnh nước có màu vàng nâu. là thức ăn rất tốt cho cá, giáp xác.
- Họ Mallomonadaceae: Chi đại diện là chi Mallomonas có vách tế bào nhiễm silic, phân hoá thành gai và vẩy.
+ Bộ phụ Isochrysidineae: Tế bào có 2 roi dài bằng nhau, thành tế bào phân hoá thành gai. Sống đơn bào hay thành quần thể. Thể sắc tố 2 cái. Họ thường gặp Synuraceae, chi Synura Phía trước tế bào có 2 roi dài bằng nhau, sống thành tập đoàn bên ngoài có màng nhầy bao bọc
+ Bộ phụ Ochromonadineae: Bao gồm những tảo sống đơn bào hay thành tập đoàn, có 2 roi không bằng nhau mọc ở đỉnh tế bào. Họ đại diện Lipochromonadaceae, chi đại diện Dinobryon. Tế bào hình nón hay hình quả cầu, bên ngoài tế bào được phủ một lớp vỏ trong suốt hình nắp chuông bằng Cellulo. Có 2 roi ở đỉnh không đều nhau, thể sắc tố có 2 cái. Sống thành tập đoàn dạng cành cây. Thường gặp trong các thuỷ vực nước ngọt giàu chất hữu cơ.
b. Lớp Xanthophyceae (Lớp tảo vàng lục)
Tảo vàng lục khác với Tảo lục ở chỗ không có chlorophyll b và sản phẩm đồng hóa CO2 không phải là tinh bột mà là leucosin và lipid. Tảo vàng lục khác với Tảo vàng ánh và Tảo silic ở chỗ không có sắc tố Fucoxanthin và nhiều đặc điểm khác nữa.
Hình dạng: Hình dạng đa dạng: Dạng Amip, dạng hạt, dạng monas, với 1 – 2 roi dài bằng nhau hay không, roi dài thường có lông.Tảo sống đơn độc hay thành tập đoàn. Một số loài có cấu trúc dạng sợi đơn giảm, phân nhánh hoặc không.
Thành tế bào bằng hợp chất của Pectin, có thể nhiễm thêm silic hoặc bằng Cellulo, thành tế bào có thể nguyên vẹn hoặc do 2 mảnh vỏ hình chữ H lồng vào
Thể sắc tố và sắc tố: Thể sắc tố có từ 2 – 6 cái dạng hình khay. Thành phần sắc tố gồm diệp lục a, b, Caroten và Xanthophyl làm cho tảo có màu vàng lục
Nhân tế bào: Thông thường có một nhân, một số có nhiều nhân như Vaucheria, Botrydium.
Chất dự trữ: Là dầu và Leucosin
Đặc điểm khác: Ở những giống loài có khả năng vận động, các tế bào đều có 2 roi dài ngắn khác nhau. Roi dài hướng về phía trong có cấu tạo hình lông nhỏ, chúng dài gấp 4 – 6 lần roi ngắn. Có một không bào co bóp nằm ở phía gốc
Sinh sản: Gặp cả 3 hình thức đẳng giao, dị giao, noãn
+ Sinh sản dinh dưỡng: Tảo đơn bào bằng hình thức phân đôi, ở cá dạng tập đoàn thì phân cắt hành những phần nhỏ như Botryococcus.
+ Sinh sản vô tính: Bằng bào tử động với 2 roi không bằng nhau và một só động bào tử không roi, chuyển động bằng cách biến dạng. Một số sinh sản bằng bào tử bất động.
+ Sinh sản hữu tính: Không phổ biến. Chi Tribonema sinh sản theo hình thức noãn giao, chi Botrydium sinh sản theo hình thức đẳng giao hay dị giao.
Phân bố – Ý nghĩa: Phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực nước ngọt, đặc biệt phân bố nhiều trong các thuỷ vực mang tính kiềm. Tảo vàng sống phù du hay sống bám trên đất ẩm, án lá, thân cây…ngoài ra tảo vàng còn sống chung với rêu và địa
Tảo vàng đơn bào là thức ăn của các loài cá. Các tảo vàng khác, có thành tế bào dầy và có chất keo nên cá ăn khó tiêu. Tảo Botryococus nổi nhiều trên mặt nước làm cản trở hoạt động của cá.
– Phân loại: Lớp tảo vàng có 6 bộ. Giới thiệu các đại diện sau:
+ Bộ tảo vàng tập đoàn: Gồm những cơ thể dạng tập đoàn không chuyển động, bên ngoài có chất nhầy bao bọc, sống bám trên thực vật thuỷ sinh. Sinh sản bằng bào tử động. Chi đại diện là chi Botryococus, tế bào hình bầu dục, có 1 nhân, 1 thể sắc tố, thành tế bào có 2 mảnh. Mùa hè, nhiệt độ cao, tảo nổi lên mặt nước thành những váng màu vàng.
+ Bộ Heterotrichales (Bộ tảo vàng dạng sợi): Bộ gồm những tảo dạng sợi không phân nhánh do các tế bào hình ống tròn nối nhau tạo thành. Thành tế bào có cấu tạo đặc biệt do hai ống tròn nối lại ở giữa, chỗ tiếp hợp của thành tế bào dễ rời ra thành hình chữ H. Sinh sản bằng bào tử động, bào tử màng dầy, sinh sản hữu tính theo lối noãn giao. Đại diện họ Tribonemadaceae, chi Tribonema phân bố nhiều trong các thuỷ vực nước ngọt, có nhiều trong các hồ chứa của miền Bắc.
c. Lớp Bacillariophyeae (lớp tảo Silic)
Tảo silic có cấu tạo đơn bào sống đơn độc hay thành tập đoàn dạng palmella, dạng sợi, dạng chuỗi, dạng zic-zắc, dạng dải, dạng sao, dạng ống, dạng cây… Kích thước thay đổi từ vài mm đến 1 mm. Tế bào có nhân lưỡng bội.
Hình dạng: Tảo Silic bao gồm những tảo đơn bào (dạng hạt), hay sống thành tập đoàn. Tế bào có hình dạng rất đa dạng: Hình vuông, cầu, bầu dục, thuyền…Hình dạng tập đoàn hình sợi, dạng quạt, sao…
Thành tế bào: Thành tế bào có cấu tạo 2 lớp. Lớp trong bằng chất Pectin, lớp ngoài bằng chất Silic. Cấu tạo thành tế bào gồm 2 mảnh lồng với nhau theo kiểu hộp lồng. Mảnh vỏ trên lớn hơn mảnh vỏ dưới, chỗ 2 mảnh vỏ lồng với nhau gọi là đai vỏ. Mặt vỏ có thể có hình tròn, bầu dục, tam giác…Trên mặt vỏ có các vân sắp xếp tương đối phức tạp, chúng được chia ra 2 loại chính: Vân sắp xếp dạng đối xứng toả tròn và vân đối xứng 2 bên (dạng lông chim). Trong bộ tảo silic lông chim Pennales trên mặt vỏ có một khe dọc gọi là rãnh hay đường sống (Raphe). Nguyên sinh chất của tế bào có thể liên hệ với ngoài qua khe hở của đường sống. Số lượng, hình dạng rãnh sống khác nhau tuỳ giống loài, có đường sống thật (nguyên sinh chất thông với bên ngoài), và đường sống giả (nguyên sinh chất không thông với bên ngoài).
Thể sắc tố và sắc tố: Thể sắc tố dạng hạt, đĩa, chữ H có số lượng 1 cái hay nhiều. Sắc tố của tảo silic gồm có: Diệp lục a, b; Caroten; Fucoxanthin và một lượng ít Neofucoxanthin, Diatoxanthin là sắc tố của tảo Silic có màu nâu đỏ.
Tảo silic có màu nâu sáng chứa các chất màu sau: Diệp lục a, c; Caroten và Fucoxanthin.
Nhân tế bào: mỗi tế bào có một nhân hình cầu hai đầu hơi lồi. Trong bộ Centrales nhân nằm sát tế bào một trong 2 vỏ, Bộ Pennales nhân nằm trên cầu nguyên sinh chất chạy qua trung tâm tế bào.
Chất dự trữ: Là dầu dưới dạng giọt da cam sáng với kích thước khác nhau, một số bên cạnh giọt Lipit hình thành volutin, các hạt này có vị trí ổn định trong tế bào, màu xanh da trời.
Khả năng vận động: Đa số giống loài trong lớp tảo Silic không có khả năng vận động chúng sống trôi nổi trong tầng nước. Những tế bào có đường sống ( rãnh) thì cách vận động do nguyên sinh chất chuyển động tạo nên một luồng nước từ khe đường sang chuyển ra.
Sinh sản: Tảo silic có các hình thức sinh sản sau:
+ Phân đôi tế bào: Đây là hình thức sinh sản chủ yếu của tảo Silic. Khi phân chia, hai mảnh vỏ rời ra. Mỗi một mảnh của tế bào đều chứa một nửa tế bào chất, nhân, thể sắc tố…Bất cứ mảnh nào của tế bào mới đều là mảnh vỏ trên và sau đó chúng tự tạo nên mảnh vỏ dưới. Như vậy, sau một số lần phân chia kích thước tế bào nhỏ dần.
+ Bào tử phục hồi độ lớn: Khi kích thước tế bào bị giảm, tảo silic phải phục hồi lại kích thước ban đầu bằng những cách phân chia đặc biệt, đó là sự hình thành bào tử sinh trưởng (bào tử phục hồi độ lón) bằng cách sau:
Một số loài như Biddulphia mobiliensis thì bào tử sinh trưởng được hình thành từ một tế bào. Khi tế bào đạt kích thước nhỏ nhất thì chúng tiến hành phân đôi. Chất nguyên sinh ở mỗi mảnh sẽ phình to tạo thàh màng Perironium. Ở trong màng này, chất nguyên sinh sẽ teo lại và tạo nên một vỏ giáp mới nhiễm Silic và rời bỏ mảnh vỏ cũ. Loài Melosira varians chất nguyên sinh rời bỏ mảnh vỏ cũ trước khi tảo vỏ giáp mới, loài Chaetoceros eibennii thì bào tử sinh trưởng hình thành ở mặt bên của tế bào.
Một số tảo Silic lại hình thành bào tử sinh trưởng theo kiểu hữu tính, như loài Rhopalodia gibba thì ở hai cá thể gần nhau, vỏ mở ra, chất nguyên sinh của mỗi tế bào chui ra ngoài, tiết ra chất nhầy bao lấy nguyên sinh chất trần. Sau đó nhân phân chia 2 lần liên tiếp trong đó có một lần phân chia giảm nhiễm để cho 4 nhân con đơn bội(n) trong đó 2 nhân bị thoái hoá và 2 nhân còn lại hình thành 2 giao tử.Giao tử của 2 tế bào cũ kết hợp để hình thành 2 hợp tử, mỗi hợp tử này sau phình to ra có và có kích thước lớn như tế bào bình thường.
+ Bào tử nhỏ Microspore: Nhân của tế bào mẹ qua nhiều lầ phân chia sẽ sản sinh ra nhiều bào tử nhỏ, có số lượng không cố định 4, 8, 16, 32, 64 hay 128 bào tử. Các bào tử có roi(bào tử động). Ở chi Chaetoceros người ta thấy các Microspore bơi quanh các tế bào có cấu tạo trứng.
+ Bào tử nghỉ: Khi gặp điều kiện bất lợi. Nguyên sinh chất của tế bào co lại, tế bào tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng và mất nước. Thành tế bào mới được hình hành, rất dày và cứng đôi khi có nhiều gai. Bào tử ngủ có thể tồn tại rất lâu, khi điều kiện môi trường trở nên thuận lợi thì chúng lại chui ra khỏi vỏ dầy và dùng lại vỏ cũ.
– Phân bố – Ý nghĩa; tảo si líc phân bố rộng trong các thuỷ vực nước ngọt, lơ, mặn.
Tảo Silic có thể ắống trôi nổi, đáy, sống bám. Thường phát triển vào mùa ấm nóng.
Tảo Silic là thức ăn tốt cho các động vật nước đặc biệt là giai đoạn ấu trùng, do vậy một số tảo silic đã được gây nuôi như các chi Skeletonema, Chaetoceros, Thalassiosira, Cyclotella…Tảo silic dạng trầm tích tạo nên Diatomit, có đặc điểm là có nhiều lỗ nhẹ, bền vững với axit…Vì vậy chúng được sử dụng làm vật liệu loc, nguyên liệu chống nóng, cách âm, xây dung…
Tảo silíc khi phát triển mạnh(nở hoa) làm môi trường bị ô nhiễm. Một số tảo Silic sống tập đoàn có kích thước lớn, một số tế bào có mấu hay bao nhầy thì không sử dụng làm thức ăn cho động vật thuỷ sinh.
– Phân loại: Lớp tảo Silic Bacillariophyceae chi làm 2 bộ là bộ tảo silic trung tâm Centrales và bộ tảo Silic lông chim Pennales. Giới thiệu một số đại diện:
c1. Bộ tảo silíc trung tâm Centrales (Coscinodiscales): Có các đặc điểm chủ yếu sau: Gồm những tảo Silic sống đơn độc hay tập đoàn. Tế bào có dạng hình đĩa tròn, hình cầu, trụ tròn…Mặt vỏ tế bào hình tròn, tam giác, tứ giác…Vân phân bố theo kiểu toả tròn (phóng xạ), một số ít giống loài vân sắp xếp không có qui luật nhất định, không có đường sống. Mặt ngoài của tế bào thường có các mấu, gai giúp cho tảo dễ dàng trôi nổi trong tầng nước. Thể sắc tố nhiều và nhỏ. Sinh sản chủ yếu là phân chia tế bào, hình thành bào tử sinh trưởng bằng phương pháp hữu tính.
Bộ này chủ yếu phân bố ở biển, giống loài phân bố trong nước ngọt rất ít.
a/ Bộ phụ tảo dạng đĩa Discineae: Tế bào có dạng đĩa tròn, hình cầu hay hình trụ tròn, mặt cắt ngang hình tròn. Vân trên mặt vỏ dạng phóng xạ, vân tập trung tại một tâm điểm ở giữa mặt vỏ. Đại diện các họ sau:
– Họ Melosiraceae: Tế bào có dạng hình cầu, đĩa, trụ tròn hẹp. Dựa vào chất keo được tiết ra từ giữa mặt vỏ của tế bào mà các tế bào liên kết với nhau thành tập đoàn dạng sợi (thường từ 8 – 10 tế bào/ tập đoàn). Trên mặt vỏ của tế bào đầu của tập đoàn có các gai nhỏ phân bố. Phân bố chủ yếu ở biển, một số trong nước ngọt. Chi đại diên là Chi Melosira có tế bào hình cầu hay hình trụ tròn, mặt vỏ dính vào nhau thành chuỗi, đại diện ở biển loài Melosira nummuloides ; M. moniliormis.
– Họ Coscinodiscaceae: Tảo sống đơn độc, có dạng hình trụ tròn ngắn, tế bào có kích thước lớn, vỏ dày, mặt vỏ hình tròn, một số ít hình bầu dục. Có cấu trúc vân phức tạp. Đại diện các chi Coscinodiscus, chi Planktoniella, chi Cyclotella. Phân bố ở biển và cả trong nước ngọt.
– Họ Skeletonemaceae: Tế bào có hình trụ tròn, trụ dẹp, mặt vỏ hình tròn, bầu dục. Trên mặt vỏ có một vành gai nhỏ bằng chất Silic, dính liền với tế bào bên cạnh bằng các gai nhỏ tương ứng. Vân lỗ trên vách tế bào hình 6 góc, một số loài khó thấy. đại diện chi Skeletonema loài Skeletonema costatum là loại tảo được nuôi làm thức ăn rất tốt cho ấu trùng giáp xác đặc biệt là tôm sú (Penaeus monodon).
– Họ Bacteriastraceae: tế bào có hình trụ tròn, trụ dẹp liên kết thành tập đoàn dạng sợi, mặt cắt của tế bào hình tròn. Trên mặt vỏ có các lông gai phân bố, các lông gai có thể đơn nhánh hay hay hình chữ “Y”. Tế bào đầu của tập đoàn có một viền lông gai dài phân bố theo kiểu phóng xạ. Đại diện chi Bacteriastrum có 11 loài thường phân bố ở biển. một số loài thường gặp Bacteriastrum delicatalum Cleve; Bac. Varians
b/ Bộ phụ tảo dạng ống Solenmineae: Tảo sống đơn độc hay thành quần hợp, mặt vỏ nhô cao, mặt vòng vỏ phát triển kéo dài thành hình ống, mặt cắt tế bào hình bầu dục, thành của tế bào có các vân vỏ phân bố theo kiểu mái ngói, vảy cá. Đại diện Họ Rhyzosoleniaceae chi Rhyzosolenia, phân bố rộng, đa số sống ở biển ấm.
c/ Bộ phụ tảo dạng hộp: Tảo sống đơn độc (hình hộp) hay dạng tập đoàn(dạng sợi). Tế bào có hình trụ tròn, trụ dẹp… thường liên kết thành tập đoàn, giữa 2 tế bào có 1 khe rỗng, khe này ở các tế bào khác nhau có kích thước, hình dạng khác nhau. Mặt vỏ của tế bào hình tròn, bầu dục, tam giác, tứ giác…. Hệ thống lông gai phát triển ngoài ra còn có các phần phụ như u lồi, gai nhỏ. Thể sắc tố 1 hay nhiều cái. đại diện 2 họ là họ Chaetoceraceae, họ Biddulphiaceae.
– Họ Chaetoceraceae: Mặt vòng vỏ hình chữ nhật hoặc hình vuông, mặt cắt hình bầu dục tròn, có khi hình tròn.Mặt vỏ có 2 mấu lồi và có lông gốc dài. Chi đại diện là chi Chaetoceros với nhiều loài. Các loài thường gặp Chaetoceros lorenrianu ; Ch affinis ; Ch. Diversus…
– Họ Biddphiaceae: Mặt vỏ có hình bầu dục tròn, hình tam giác, tứ giác…Trên mặt vỏ có 2 mấu lồi hoặc mỗi góc có 1 mấu lồi, một số ít loài không có mấu lồi. Tế bào sống đơn độc nhưng cũng có khi dựa vào đoạn góc tiết ra chất keo dính tạo thành xích. đại bộ phận sống ở biển.Một số chi thường gặp;
+ Chi biddulphia: Tế bào gần hình trụ tròn, mặt vỏ hình bầu dục. Mặt vỏ có mấu lồi, đoạn cuối mấu lồi thường có lỗ thật nhỏ có thể tiết ra chất keo làm tế bào dính thành xích thẳng hoặc xích răng cưa. Thành tế bào những loài sống nổi rất mỏng, những loài sống đáy rất dầy, trên thành có vân lỗ hình 6 góc hay tròn.thể sắc tố nhiều nhỏ. loài thường gặp Biđulphia sinensis ; B. exvis, B.mobilienlis
+ Chi Ditylum: Tế bào có hình trụ tròn, tam giác, tứ giác. Sống đơn đọc, giữa mặt vỏ có vật lồi to, thẳng, thành tế bào mỏng, vân không rõ. Thể sắc tố nhiều, sống nổi ở biển. Loài thường gặp Ditylum brightwell ; D.sol.
+Triceratium: Tế bào sống đơn độc hoặc hình thành xích ngắn. mặt vỏ hình tam giác, tứ giác, đa giác…Ở các góc có mấu lồi hơi cao, trên mấu lồi có gai nhỏ hoặc vân rõ rệt, vân thường hình lục giác, sắp xếp có qui luật.Thể sắc tố nhiều, dạng hạt gạo nhỏ, Sống ven bờ, dựa vào chất keo bám vào vật thể khác. Loài thường gặp Triceratium favus.
c2. Bộ tảo Silic lông chim Pennales (Naviculales): Tảo chủ yếu sống đơn độc, đôi khi các tế bào liên kết tạo thành tập đoàn…Tế bào thường hình dài, bầu dục.,khung cửa…Mặt vỏ thường có dạng dài hình chữ nhật, hình thoi, chữ S…Vân phân bố trên mặt vỏ theo kiểu 2 bên (dạng lông chim). Thành tế bào dầy, nói chung không có mấu lồi và lông gai nhưng có đường sống phức tạp. có khả năng vận động nhờ đường sống. Thể sắc tố lớn, ít, thường phân thành dạng lá hay nhánh. Không có sinh sản bằng đại bào tử và tiểu bào tử.
Đa số giống loài sống ở nước ngọt, sống phù phiêu hay sống đáy ven bờ. Đại diện thường gặp:
a/ Bộ phụ không đường sống sống Araphiineae: Không có đường sống thật, có hay không có đường sống giả. Thường phân bố ở sát đáy, sống bám.
– Họ Tabellariaceae: Chi đại diện chi Tabella có các đặc điểm: Không có đường sống thật, đường sống giả có hoặc không có. Tế bào thẳng, mặt vỏ hình chữ nhật dài hoặc hình chữ nhật, có khi hình mũi tên,hình bầu dục hay hình khung cửa.Trong tế bào có phiến cách, là đặc điểm đặc trưng của họ này, số phiến cách không cố định, thường tiết ra chất keo dính liền thành xích khúc.
– Họ Fragilariaceae; Mặt vỏ có rãnh dọc hoặc không có, mặt vỏ dẹp từ hình trứng đến hình kim. Mặt vòng vỏ hình chữ nhật, tam giác, thường dựa vào mặt vỏ dính hành quần thể dạng đai, không phiến cách. Gặp một số chi sau:
+ Chi Asterinella; Tế bào hình gậy, hai đầu khác nhau.Các tế bào dính liền một đầu tạo thành quần thể dạng sao hoặc xoáy ốc.Thể sắc tố nhiều, hình hình bản hay hạt gạo nhỏ. thườnh sống phù phiêu ở biển. Loài thường gặp Asterionella zaponica.
+ Chi Synedra; Tế bào dài, nhỏ, sống đơn đọc hoặc thành quần thể dạng qụat toả ra. Mặt vỏ hình kim,mặt vòng vỏ hình chữ nhật dài, có đường sống giảthể sắc tố ít hoặc nhiều. Đa số sống trong nước ngọt
+ Chi Thalassiotthrix: Tế bào dạng gậy thẳng hoặc hơi cong Sống đơn độc hay dựa vào chất keo liên kết thành quần thể dạng sao hoặc dạng gãy khúc. Đai có mép gai nhỏ, đường vân vỏ ngắn, không có đường sống giả. Thể sắc tố nhiều, dạng gạo.Phân bố ở biển, loài đại diện Thalassiothrix fravenfeldii.
b/ Bộ phụ 2 đường sống sống Biraphiineae: Có hai đường sống thật, vị trí, hình dạng khác nhau tuỳ giống loài( chính giữa hay sát biên ngoài mặt vỏ, có dạng hình cung, chữ S, que). Sống đơn độc đôi khi là quần hợp. Thành tế bào dày, vận động nhanh, mạnh. Phân bố ở tầng nước sát đáy, nền đáy, bám vào giá thể. Một số loài có chứa độc tố (Nizstchia pungens). Gặp 2 họ
- Họ Naviculaceae: Mặt vỏ có hình bầu dục dài(hình thuyền), mặt vòng vỏ hình chữ nhật. Đường sống nằm chính giữa mặt vỏ, hình dạng đa dạng. Thành phần loài phong phú nhất trong tảo Silic lông chim. Chi đại diện là chi Navicula có đặc điểm mặt vỏ có đốt giữa và có đường sống thẳng, dọc, tế bào hình thuyền đối xứng phải trái. Mỗi tế bào có 2 – 4 thể sắc tố. Phân bố cả ở biển, nước lợ, nước mặn. Loài thường gặp Navicula gracilis; N. placentula.
- Họ Surirellaceae:Tế bào có hình dẹp bằng hay hình bầu dục kéo dài. Ở giữa mặt vỏ có đường sống giả đường sống thật nằm nằm sát biên ngoài mặt vỏ(4 đường). Phân bố chủ yếu ỏ nước ngọt, lợ. Loài thường gặp Surirella robusta
6. Ý nghĩa
Đa số các loài là thức ăn tốt cho động vật thuỷ sinh. Xác tảo silíc chết lắng xuống đáy thuỷ vực tạo một lớp trầm tích có ý nghĩa đối với nhiều ngàh công nghiệp (công nghiệp lọc dầu, chống nóng, cách âm…)
Khi phát triển mạnh (nở hoa) gây ô nhiễm môi trường, cản trở sự hoạt động của các sinh vật khác. Một số loài, có chứa độc tố có thể gây hại cho những động vật thuỷ sinh ăn phải nó.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Sinh thái Thủy sinh vật)