Trang chủ Sinh học Mô là gì? Các loại mô động vật

Mô là gì? Các loại mô động vật

by Ngo Thinh
450 views

Mô là gì? Các loại mô chính ở động vật: mô liên bào, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

Khái niệm mô động vật

Ở động vật đơn bào mọi cơ năng đều do một tế bào đảm nhiệm. Còn ở động vật đa bào cơ thể cấu tạo phức tạp hơn, có các nhóm tế bào chuyên hóa . Những nhóm tế bào ấy khác nhau về vị trí, hình thái, chức năng sinh lý hình thành nên các mô hay tổ chức.

Trong cơ thể động vật có rất nhiều mô, được xếp thành bốn loại như sau:

  • Mô liên bào
  • Mô liên kết
  • Mô cơ
  • Mô thần kinh

Phân loại mô động vật

a. Mô liên bào

*Định nghĩa

Mô liên bào là loại mô do các tế bào ghép sát vào nhau không có một chất nào ở giữa ngăn cách. Nó bao phủ mặt trong của cơ quan tiêu hóa và các tổ chức khác (tuyến tiết, giác quan…) và mặt ngoài của cơ thể là da.

*Phân loại

Căn cứ vào nhiệm vụ chia biểu mô thành hai loại là mô liên bào phủ và mô liên bào tuyến.

+ Mô liên bào phủ: Là những mô liên bào được biệt hóa để phủ mặt ngoài cơ thể (da) hay mặt trong các ống rỗng trong cơ thể (niêm mạc).

Mô liên bào phủ

Mô liên bào phủ

+ Mô liên bào tuyến: Là những mô liên bào được biệt hóa, có khả năng thấm hút và bài tiết chất dịch nào đó: có thể là cặn bã của cơ thể, có thể mô rút từ trong máu ra những chất cần thiết để tạo thành chất mới (sữa, mồ hôi…). Mô liên bào tuyến còn gọi là tuyến. Xét theo chức phận sinh lý người ta chia mô liên bào tuyến thành ba loại:

  • Tuyến ngoại tiết: Là loại tuyến mà chất dịch tiết theo ống dẫn đổ thẳng ra ngoài như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến sữa.
  • Tuyến nội tiết: Là loại tuyến mà chất dịch tiết ra đổ thẳng vào máu theo đường máu tới kích thích các cơ quan nội tạng cần thiết. Chất dịch thường chứa các kích tố nội tiết còn gọi là
  • Tuyến pha: Vừa có tính chất nội tiết, vừa có tính chất ngoại tiết.

Ví dụ: Tuyến gan: Ngoại tiết, tiết mật; nội tiết, tiết

Tuyến tụy: Ngoại tiết, tiết dịch tụy; Nội tiết, tiết insulin, glucagon.

*Cấu tạo biểu mô

+ Mô liên bào đơn: Chỉ có một lớp tế bào (như niêm mạc ruột, phế nang).

+ Mô liên bào kép: Gồm nhiều lớp tế bào ghép lại (như niêm mạc khí quản).

+ Một số mô liên bào bề mặt dày lên đẫm chất sừng như mô liên bào thượng bì ở da, hoặc có lông rung động như niêm mạc thanh quản, khí quản.

+ Mô liên bào tuyến – tuyến ống: Có thể là tuyến đơn như tuyến mồ hôi hoặc chia nhánh như tuyến dịch vị.

+ Mô liên bào tuyến – tuyến chùm: Ống dẫn của tuyến chia làm nhiều nhánh, cấu tạo theo chiều nhỏ dần như một cành cây. Mỗi nhánh tận cùng bằng một túi gồm nhiều tế bào hợp thành như tuyến vú, tuyến tụy.

*Sinh lý biểu mô

+ Đặc điểm và chức năng sinh lý mô liên bào phủ

  • Có khuynh hướng giãn ra và sát vào nhau, có tác dụng bảo vệ (da, niêm mạc).
  • Sinh trưởng mạnh, tái sinh dễ dàng nhất là tế bào niêm mạc.
  • Có tiêm mao rung động để đẩy vật lạ.

+ Đặc điểm và chức năng sinh lý của mô liên bào tuyến:

  • Có khả năng thấm hút và bài tiết chất nhờn (mồ hôi), nhờ vậy mà niêm mạc luôn ướt, da thường xuyên bóng.
  • Mô có thể lấy từ trong máu ra những chất cần thiết để tạo thành chất mới (sữa, mồ hôi…).
  • Sự hoạt động của tế bào tuyến có tính chất chu kỳ: Kỳ tạo và tích trữ các chất tiết, kỳ tiết chất tiết và kỳ nghỉ . Tùy theo từng loại tuyến mà khả năng chế tiết có khác

* Chu kỳ tiết

Các tế bào tuyến hoạt động theo một chu kỳ nhất định, có thể nhanh chậm liên tục hay ngắt quãng tùy từng loại tuyến , song mỗi chu kỳ tiết đều có các kỳ sau:

+ Kỳ tạo và tích trữ: Là thời kỳ các hạt tiết dần dần được hình thành và tích trữ lại, đa số nằm ở cực đỉnh và đẩy nhân về sát cực đáy.

+ Kỳ bài xuất: Khi hạt đã nhiều, căng mọng ở cực đỉnh, nó vỡ ra hoặc thấm qua màng tế bào ra ngoài dần dần.

+ Kỳ nghỉ: Nhân tế bào trở về trung tâm, tế bào lúc này chưa tích trữ hạt tiết.

* Phương thức tiết của biểu mô tuyến: Có 3 phương thức tiết của biểu mô tuyến:

+ Tuyến toàn vẹn: Chất tiết thấm qua màng đỉnh tế bào mà ra ngoài. Tế bào không bị tổn thương nên tiết liên tục được. Theo phương thức này có các tuyến nội tiết, tuyến dịch vị, tuyến tụy, tuyến nước bọt.

+ Tuyến bán hủy : Chất tiết tập trung trên phần đỉnh tế bào , rồi cả phần đỉnh và chất tiết rời vào xoang tiết . Phần tế bào còn lại và nhân sẽ được khôi phục dần dần, tích lũy chất tiết và tiếp tục chu kỳ sau . Theo phương thức này có tuyến vú, tuyến mồ hôi.

+ Tuyến toàn hủy: Chất tiết và tế bào bị phá hủy hoàn toàn và đẩy ra ngoài. Lớp tế bào phía sát màng đáy tiếp tục sinh trưởng, phát triển thay thế lớp tế bào vừa mất. Theo phương thức này có các tuyến đa bào có nhiều tầng tế bào như tuyến bã ở da.

b. Mô liên kết

* Định nghĩa

Mô liên kết là một loại mô trong đó các tế bào không dính sát vào nhau, bao giờ cũng cách nhau bởi một chất gọi là gian chất hay chất căn bản.

Tế bào trong mô liên kết có nhiều hình dạng khác nhau, hình sao, hình bầu dục, hình tròn… nó có thể di động được hay cố định.

Chất căn bản có nhiều loại phức tạp như chất hồ, chất sụn, xương… vì vậy mô liên kết nhiều hơn mô liên bào và phân bố nhiều nơi trong cơ thể.

Trong chất căn bản thường có những sợi dưới dạng to nhỏ, dày hoặc thành từng bó hay đan lưới vào nhau gọi là sợi hồ, sợi lưới, sợi chun.

* Phân loại và cấu tạo sinh lý mô liên kết

Dựa vào sự khác nhau của chất căn bản, người ta chia ra nhiều loại mô liên kết gồm mô liên kết chính thức và một số liên kết đặc biệt khác.

a, Mô liên kết chính thức: Chất căn bản gồm chất hồ, sơi chun… chia ra:

Mô liên kết thưa (mô đệm thưa).

Mô liên kết mau (mô đệm mau).

Mô liên kết đều (mô thớ).

Mô chun.

Mô mỡ.

Mô liên kết thưa: Là loại mô liên kết trong đó các tế bào cũng như các chất căn bản như sợi hồ, sợi chun nằm thưa thớt rời rạc. Thường thấy mô liên kết thưa ở tầng dưới da, xung quanh phủ tạng, màng treo ruột…

Đặc điểm sinh lý:

  • Trong mô liên kết thưa có nhiều mạch máu nên có công dụng đặc biệt trong việc nuôi các mô khác nhất là mô liên bào.
  • Tái sinh dễ dàng. Tế bào có khả năng từ cố định trở nên lưu động, thay hình đổi dạng và sinh sản rất nhiều để chống đỡ và sửa chữa lại trong trường hợp bộ phận bị tổn thương. Nhờ vậy nên khi phần da hay niêm mạc bị tổn thương dễ thành sẹo, mau lành.
  • Có khả năng dự trữ mỡ.
  • Về phương diện vật lý, hóa học, mô liên kết thưa dễ bị hỏng bởi rượu, axit và kiềm mạnh (vì vậy khi tiêm dưới da cần tránh những thuốc có đặc tính này).

Mô liên kết mau: Loại mô này trong chất căn bản có nhiều sợi hồ và sợi chun xếp sát nhau, nó không rời như mô liên kết thưa, còn các tế bào vừa ít, vừa nhỏ bị đè ép giữa các bó sợi liên kết nên khó nhận ra. Thường thấy mô liên kết mau ở trong bì da, xung quanh mạch quản, phủ tạng.

Đặc điểm sinh lý: Đối với mô liên kết mau, đặc tính sinh lý tương tự như ở mô liên kết thưa nhưng mức độ kém hơn vì hệ thống thần kinh đi vào mạch máu ít hơn.

Mô liên kết đều: Là loại mô trong đó các tế bào ép giữa những sợi thớ nên nhìn không rõ. Ở mô liên kết đều sợi hồ và sợi chun xếp thành một thứ tự đều đặn.

Ví dụ: Gân ở đầu cơ, dây chằng khớp xương.

Đặc tính sinh lý: Mô liên kết đều thường không có mạch máu đi qua, nó được nuôi dưỡng kém, khả năng tái sinh kém.

Mô chun: Là mô chứa nhiều dây đàn hồi nhất (sợi chun). Về hình thái nó dẹt mỏng (như ở cổ bò) hoặc thành phiến mỏng (như ở thành động mạch). Loại mô này có thể co giãn dễ dàng.

Đặc tính sinh lý:

  • Không cảm ứng (châm chọc không đau).
  • Được nuôi dưỡng kém.

Mô mỡ: Là mô liên kết có chứa mỡ, trong đó các tế bào mỡ hợp với nhau thành từng chùm gọi là thùy mỡ . Tùy loài gia súc mà mô mỡ có màu sắc khác nhau.

Ví dụ: Mỡ lợn màu trắng bóng, mềm, mỡ trâu màu trắng, mỡ bò màu vàng, mỡ lừa ngựa vàng óng, mỡ gà vàng óng.

Đặc tính sinh lý:

  • Mô mỡ có tác dụng đệm cho cơ thể tránh đau trong những trường hợp va đập do cơ giới.
  • Mỡ có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm cho cơ thể. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng.
  • Mỡ là dung môi hòa tan các vitamin nhóm A, D, E, K và giúp cho cơ thể hấp thu chúng một cách dễ dàng.

b, Mô liên kết đặc biệt:

Trong cơ thể ngoài những mô liên kết chính thức, còn có những mô khác cũng có đặc điểm gần tương tự cũng thuộc vào nhóm mô liên kết như:

  • Máu: máu được coi như một mô liên kết đặc biệt trong đó các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu) và chất căn bản là huyết tương.
  • Mô sụn và mô xương: Gồm những tế bào sụn, tế bào xương ở mô xương. Trong các chất căn bản có chất sụn và chất xương. Tổ chức sụn là tổ chức liên kết có nhiều tế bào to, trương nở cao độ và chất cơ bản đông đặc. Sụn làm nhiệm vụ chống đỡ, đệm hoặc làm trơn trong một số khớp xương.

c. Mô cơ

d. Mô thần kinh

Định nghĩa

Mô thần kinh là loại mô do nhiều tế bào thần kinh tập hợp lại tạo thành và cùng các phần khác tạo thành bộ máy thần kinh. Bộ máy thần kinh có chức phận điều hòa mọi hoạt động của các bộ máy trong cơ thể đồng thời làm cho cơ thể thích ứng với điều kiện ngoại cảnh.

Phân loại và cấu tạo tế bào thần kinh

Cấu tạo tế bào thần kinh gồm 3 phần

+ Thân tế bào: Có hình sao, hình đa giác, kích thước từ 5 – 10m, có khi đạt kích thước 300m có nhân ở chính giữa. Bao quanh nhân là lớp chất nguyên sinh, ngoài cùng là màng. Trong chất nguyên sinh có hạt lấm chấm gọi là thể nist và các tơ thần kinh đan vào nhau như thể lưới.

+ Đuôi gai: Do chất nguyên sinh của thân tế bào tỏa ra từng nhánh hay thành búi.

+ Ống trục: Là nhánh kéo dài của thân tế bào, có thể ngắn có thể dài, đường kính không thay đổi và tận cùng toả ra thành búi. Ống trục được bao bởi hai lớp vỏ.

  • Lớp vỏ shoawn: Được bao bọc ngoài cùng ống trục, nối tiếp với màng thân tế bào.
  • Lớp vỏ myelin màu trắng, sát dưới vỏ trực tiếp bám lấy ống trục.

Phân loại: có 3 loại tế bào thần kinh:

+ Tế bào thần kinh đa cực: Có một ống trục và nhiều đuôi gai.

+ Tế bào thần kinh lưỡng cực: Có một ống trục và một đuôi gai.

+ Tế bào thần kinh đơn cực: Ống trục và đuôi gai thoạt đầu lẫn vào nhau một quãng ngắn rồi mới tách ra.

Kiến Thức Y Khoa Của Tôi: MÔ THẦN KINH

* Sự liên hệ và tập hợp của các tế bào thần kinh

Sự liên kết của các tế bào thần kinh

Sự liên kết của các tế bào thần kinh

Sự liên hệ:

Các loại tế bào thần kinh đều liên hệ với nhau bằng cách : Đầu mút của ống trục tế bào thần kinh trước chạm vào đầu mút của đuôi gai tế bào thần kinh sau. Chỗ liên hệ đó gọi là điểm tiếp xúc hay là sinap. Sinap còn có tác dụng tăng cường các xung động thần kinh.

Sự tập hợp của tế bào thần kinh

Hạch thần kinh: Là những đám gồm nhiều thân tế bào thần kinh tập hợp lại như: Hạch tủy sống.

Dây thần kinh: Do các ống trục tập hợp lại thành từng bó. Nhiều bó tập hợp lại thành dây, ngoài có màng liên kết bao bọc.

Thần kinh trung ương: Thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống. Cấu tạo của nó gồm:

  • Chất trắng: Do các ống trục có vỏ myelin tập hợp lại tạo thành.
  • Chất xám: Do các thân tế bào, đuôi gai và phần đầu ống trục không có vỏ myelin hợp thành.
  • Ở tủy sống: Chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong. Ở đại não: Chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.

Nguồn: Giáo trình giải phẫu sinh lý động vật

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net