Trang chủ Triết học Mâu thuẫn biện chứng là gì? Tính chất của mâu thuẫn biện chứng & Ví dụ

Mâu thuẫn biện chứng là gì? Tính chất của mâu thuẫn biện chứng & Ví dụ

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 907 views

Mâu thuẫn biện chứng là gì? Tính chất của mâu thuẫn biện chứng & Ví dụ.

Mâu thuẫn biện chứng là gì?

Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc tính… có khuynh hưởng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.

Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở:

  • thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia;
  • thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn;
  • thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau.

Do sự đồng nhất này mà trong nhiều trường họp, khi mâu thuẫn xuất hiện và tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt đối lập chuyển hóa vào nhau. Đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, với sự đối lập, bởi mỗi sự vật, hiện tượng vừa là bản thân nó, vừa là sự vật, hiện tượng đối lập với nó nên trong đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, đối lập.

Tính chất của mâu thuẫn biện chứng

* Mâu thuẫn biện chứng mang tính khách quan vì mọi sự vật trong tự nhiên, xã hội và tư duy không phải là cái gì hoàn toàn thuần nhất mà là một hệ thống các yếu tố, các mặt, các khuynh hướng trái ngược nhau, liên hệ hữu cơ với nhau, tạo nên những mâu thuẫn vốn có của sự vật. Như vậy mâu thuẫn không do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó là cái vốn có của sự vật.

* Mâu thuẫn biện chứng mang tính phổ biến, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Không có sự vật nào không có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác xuất hiện, từ đó sự vật phát triển không ngừng.

Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực là nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đường vươn tới chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối về hiện thực.

Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn biện chứng: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là 2 mặt của phương thức sản xuất, cùng tồn tại, không tách rời trong 1 phương thức sản xuất, chúng vừa thống nhất vừa đấu tranh, vận động không ngừng. Nếu như lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, có tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; thì quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính ổn định tương đối.

Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng đó, lực lượng sản xuất quỵết định quan hệ sản xuất. Cơ sở khách quan quy định sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là do biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; do tính năng động và cách mạng của sự phát triển công cụ lao động; do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu; do tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử.

Xem thêm: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]