Trang chủ Triết học Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 517 views

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?

Toàn bộ đời sống xã hội được chia thành hai lĩnh vực lớn: lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần, đó là tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội là lĩnh vực vật chất của đời sống xã hội, bao gồm những điều kiện hoàn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của con người và các quy luật khách quan vốn có của nó như: điều kiện hoàn cảnh vật chất của sản xuất vật chất của đấu tranh xã hội hay nghiên cứu và thực nghiệm khoa học và các quy luật như quy luật quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật về đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội, v.v…

Ý thức xã hội là lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng lý luận, hoặc tồn tại thông qua các hình thái ý thức xã hội cụ thể khác nhau như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, v.v…

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, một mặt thừa nhận ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định; nhưng mặt khác cũng phải thấy được tính độc lập tương đối của ý thúc xã hội.

Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.

Trước triết học Mác về có nhiều quan điểm không đúng về sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội cũng như vai trò của nó với đời sống xã hội. Chẳng hạn, triết học duy tâm đi tìm nguồn gốc của ý thức, tư tưởng từ bản thân nó; xem tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc và quyết định mọi hiện tượng xã hội, v.v…

Một trong những ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện trong lịch sử triết học đó là việc xây dựng quan điểm duy vật lịch sử và lần đầu tiên đã giải thích khoa học vấn đề sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức xã hội. Các ông cho rằng đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc tư tưởng xã hội, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tim trong hiện thực vật chất. C.Mác viết: “… không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và nhưng quan hệ sản xuất xã hội”.

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất xã hội thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm chính trị pháp quyền, đạo đức, v.v… sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo. Vì thế , ở những thời kỳ lịch sử khác nhau có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau (lấy ví dụ minh họa). Sự thay đổi của ý thức xã hội có thể là sự phản ánh đúng, hoặc không đúng đối với tồn tại xã hội; nhưng xét cho cùng về lâu dài, ý thức xã hội có khả năng phản ánh đúng, dầy đủ và chính xác đối với quá trình thay đổi của tồn tại xã hội. Vấn đề này đã được Mác khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của học”

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, không chỉ dừng lại ở việc xác định nguồn gốc, sự phụ thuộc của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà xét cho cùng những quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong những tư tưởng, quan niệm ấy, v.v… Bởi vì, không chỉ có ý thức chính trị phản ánh trực tiếp quan hệ kinh tế của quan hệ giai cấp, mà nó còn được phản ánh ở các hình thái ý thức khác; mặt khác trong các hình thái ý thức xã hội còn bao hàm sự tác động qua lại và bao hàm cả sự kế thừa với quá khứ.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sự thay đổi và phát triển của tồn tại xã hội có khuynh hướng nhanh hơn so với sự thay đổi và phát triển của ý thức xã hội. Bởi vì ý thức xã hội dù thể hiện dưới hình thức nào, như ý thức thông thường, ý thức lý luận, hệ tư tưởng và các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền, v.v… cũng chỉ nảy sinh từ tồn tại xã hội và là phản ánh,bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Mặt khác, về nguyên tắc ý thức xã hội có thể phản ánh đúng hoặc không đúng với sự thay đổi và phát triển của tồn tại xã hội.

Do sức mạnh của thói quen tâm lý, mặt hạn chế của truyền thống, tập quán cũng do tính lạc hậu, bảo thủ của một số các hình thái ý thức xã hội cũng tác động ngược lại sự phát triển của tồn tại xã hội. Ý thức xã hội luôn gắn liền với lợi ích của nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được những lực lượng lưu giữ, truyền bá, sử dụng bảo vệ lợi ích của mình chống lại những những lực lượng xã hội tiến bộ.

Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội. Khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, thì chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người và đặc biệt vai trò tiên phong của những tư tưởng khoa học tiên tiến bởi tính vượt trước của nó so với tồn tại xã hội. Bởi vì, một mặt tri thức khoa học không chỉ có khả năng dự báo tương lai, mà nó còn có ý nghĩa tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn hướng hoạt động thực tiễn của con người giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ chín muồi của đời sống vật chất đặt ra; nhưng nó vẫn phụ thuộc và bị quyết định bởi tồn tại xã hội.

Yếu tố kế thừa trong sự tồn tại và phát triển của ý thức xã hội. Quan điểm về sự phát triển của xã hội kể cả ý thức xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ coi yếu tố kế thừa là cơ sở lý luận giải thích mối quan hệ biện chứng giữa cái mới và cái cũ trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội; mà nó còn là điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của cái mới.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái của ý thức xã hội. Ý thức xã hội bao gồm nhiều hình thái ý thức xã hội cụ thể khác nhau như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, v.v… và sự tác động qua lại giữa chúng làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chống lại quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, hoặc bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nhưng nó không phải là sự phản ánh đơn giản, máy móc về tồn tại xã hội mà tác động một cách tích cực, năng động và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn trong cuộc sống vật chất của xã hội.

Tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức xã hội phụ thuộc vào những điểu kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của những mối quan hệ kinh tế mà trên đó ý thức xã hội được nảy sinh, tồn tại và phát triển. Tư tưởng tiến bộ cách mạng có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của xã hội và đồng thời cũng thấy được những mặt tiêu cực hạn chế của những tư tưởng lạc hậu, phản động tác động ngược lại sự phát triển của xã hội.

3/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]