Trang chủ Tâm lý học Các quy luật của cảm giác

Các quy luật của cảm giác

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 2,4K views

Liên quan: Cảm giác là gì? Đặc điểm, bản chất, vai trò

Quy luật ngưỡng cảm giác

Không phải mọi kích thích đều có thể gây ra được cảm giác. Một đốm sáng nhỏ ở quá xa thì không thể trông thấy được hay một âm thanh nhỏ phát ra từ xa cũng không thể nghe thấy. Một kích thích chỉ có thể gây ra được cảm giác khi cường độ của nó đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn của cường độ kích thích mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.

Có hai loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng cảm giác phía dướingưỡng cảm giác phía trên.

Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ tối thiểu cần để gây ra được một cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ tối đa mà ở đó còn gây ra được cảm giác.

Ví dụ, ngưỡng phía dưới của thị giác ở người là sóng ánh sáng có bước sóng 390µm, còn ngưỡng phía trên là 780µm. Ngoài hai giới hạn trên là những tia cực tím (tử ngoại) và cực đỏ (hồng ngoại) mà mắt người không nhìn thấy được.

Cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng trên và ngưỡng dưới gọi là vùng cảm giác được. Bên cạnh các ngưỡng trên còn có ngưỡng sai biệt.

Ngưỡng sai biệt là mức đô khác biệt tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích để có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng

Các cơ quan cảm giác khác nhau có ngưỡng riêng của mình ở các cá nhân khác nhau ngưỡng cảm giác cũng không giống nhau. Nó chịu ảnh hưởng của các điều kiện giáo dục và rèn luyện.

Hiện nay các nhà khoa học còn đưa ra thuyết phát hiện tín hiệu. Thuyết này cho rằng tính nhạy cảm của cảm giác không chỉ Phụ thuộc vào cường độ của kích thích và khả năng đáp lại của cơ quan cảm giác mà còn phụ thuộc vào sự biến đổi của các nhân tố hoàn cảnh và tâm lí. Các nhân tố tâm lí ở đây chính là kì vọng, kinh nghiệm và động cơ của con người trong tình huống cảm giác cụ thể đó. Ví dụ, khi con người đang ở trạng thái sẵn sàng để tiếp nhận thông tin thì tính nhạy cảm của nó cao hơn so với lúc bình thường.

Quy luật thích ứng của cảm giác

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường đô kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng lên.

Ví dụ: từ chỗ sáng bước vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng giảm), nhờ có hiện tượng tăng độ nhạy cảm của thị giác, nên mặc dù lúc đầu ta không thấy gì nhưng dần dần thì thấy rõ (thích ứng). Ngược lại, từ chỗ tối bước ra chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng tăng), nhờ có hiện tượng giảm độ nhạy cảm của thị giác, nên mặc dù lúc đầu ta bị “lóa mắt” không nhìn rõ, nhưng sau một lúc thì thấy rõ “thích ứng”.

Cảm giác của con người có thể thích ứng với các thay đổi môi trường như thích ứng với nhiệt độ của nước nóng, buồng tối. Đồng thời cảm giác của con người còn thích ứng với các kích thích kéo dài mà không thay đổi cường độ hoặc một tính chất nào đó. Trong trường hợp này ta sẽ ngừng nhận thấy kích thích đến khi kích thích đó có sự thay đổi.

Sự thích ứng cảm giác giúp con người thích nghi với những điều kiện môi trường luôn biến đổi, bảo vệ hệ thần kinh không bị quá tải bởi các kích thích cũ liên tục, đồng thời nó còn cho phép con người luôn được đổi mới cảm giác bằng các kích thích mới đa dạng hơn, phong phú hơn.

Sự thích ứng của cảm giác ở các loại cảm giác khác nhau có mức độ không giống nhau. Nó có thể phát triển nhờ rèn luyện và hoạt động nghề nghiệp.

Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác

Các cảm giác luôn tác động tới nhau, làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau. Sự tác động diễn ra theo quy luật như sau: Sư kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích lẫn cơ quan Phân tích này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia.

Sự tác động có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại.

Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại. Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời.

Có hai loại tương phản tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. Tương phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối tiếp nhau lên một cơ quan cảm giác, còn tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động cùng một lúc lên cơ quan cảm giác.

Ví dụ: tờ giấy trắng đặt trên nền đen tạo cho ta cảm giác “trắng hơn” tờ giấy trắng đặt trên nề xám (tương phản đồng thời). Hoặc sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm sẽ có vẻ nóng hơn (tương phản nối tiếp).

Trong dạy học, sự tương phản thường được sử dụng khi so sánh, hoặc muốn làm nổi bật một sự vật nào đó trước học sinh.

Sự tăng tính nhạy cảm do tác động qua lại của các cảm giác, những như do luyện tập có hệ thống được gọi là sự tăng cảm. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý tận dụng sự tăng cảm bằng cách tuân thủ và tạo dựng một chế độ ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, không khí, … trong lớp học phù hợp cũng như tác động đồng thời lên nhiều giác quan của học sinh.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net