Trang chủ Tâm lý học Bầu không khí tâm lý là gì? Biểu hiện, yếu tố ảnh hưởng

Bầu không khí tâm lý là gì? Biểu hiện, yếu tố ảnh hưởng

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,2K views

Khái niệm

Bầu không khí tâm lý (Psychological atmosphere) là toàn bộ các trạng thái tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho một tập thể, nó ảnh hưởng rất mạnh đến các quan hệ tâm lý và hiệu quả hoạt động của tập thể đó.

Bầu không khí tâm lý (BKKTL) là nói tới không gian trong đó trong đó chứa đựng tâm lý chung của tập thể. Bầu không khí tâm lý gồm ba mặt sau:

Mặt tâm lý: đó là hiện tượng tinh thần của con người được thể hiện trong hoạt động và giao tiếp (như nhận thức, tình cảm, ý chí …)

Mặt xã hội: bầu không khí tâm lý chỉ được xuất hiện qua mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm xã hội.

Mặt tâm lý xã hội: BKKTL nói lên trạng thái tâm lý chung của các thành viên trong nhóm như trạng thái vui vẻ, phấn khởi lạc quan, phẫn nộ, căng thẳng…

Có nhiều loại bầu không khí tâm lý xã hội, thông thường bầu không khí tâm lý mang những đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội.

VD: Bầu không khí lễ hội của cả nước ngày 30/4, bầu không khí cả nước đi bầu cử Quốc hội, bầu không khí học tập ở các trường học trong những ngày thi cuối năm…

Bầu không khí tâm lý có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó có tác dụng quy định toàn bộ cuộc sống, hành vi, quan hệ xã hội của mọi người trong nhóm, nó góp phần quy định sự nảy sinh tính tích cực thực hiện những nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm xã hội. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng tình cảm và hành vi của mỗi con người trong nhóm xã hội đó, nó đặc biệt quan trọng đối với những người làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và nghệ thuật. Từ những kết quả nghiên cứu ta thấy rằng: hiệu quả của công việc trong tập thể, nhân cách của người quản lý lãnh đạo và bầu không khí tâm lý của nhóm luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu ta sống trong một bầu không khí lành mạnh thân ái trong tập thể sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ trong công việc thực hiện các nhiệm vụ Nếu ta sống trong một bầu không khí lành mạnh thân ái trong tập thể sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ trong công việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngược lại, nếu sống trong bầu không khí ảm đạm, mất tự do, dân chủ, mọi người lạnh nhạt với nhau, căng thẳng, xung đột… sẽ dẫn tới rối loạn nhịp độ tốc độ lao động làm cho sản phẩm kém giá trị về chất lượng, không khí uể oải, buồn chán, thờ ơ bao trùm…Trong tình huống đó thì người lãnh đạo cần phải tìm hiểu nguyên nhân nào đã gây ra BKKTL tiêu cực đó để giải quyết tận gốc. Tránh lối giải quyết chủ quan duy ý chí, vội vàng qui chụp, đàn áp…Bởi vì cách giải quyết đó chỉ làm cho bầu không khí tâm lý thêm căng thẳng chứ không giải quyết được vấn đề.

Vì vậy, việc hình thành BKKTL tốt đẹp trong tập thể không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà còn là nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các thành viên trong tập thể, trong đó vai trò hàng đầu thuộc về phong cách của người lãnh đạo được giao. Ngược lại, nếu sống trong bầu không khí ảm đạm, mất tự do, dân chủ, mọi người lạnh nhạt với nhau, căng thẳng, xung đột… sẽ dẫn tới rối loạn nhịp độ tốc độ lao động làm cho sản phẩm kém giá trị về chất lượng, không khí uể oải, buồn chán, thờ ơ bao trùm…Trong tình huống đó thì người lãnh ñạo cần phải tìm hiểu nguyên nhân nào đã gây ra BKKTL tiêu cực đó để giải quyết tận gốc. Tránh lối giải quyết chủ quan duy ý chí, vội vàng qui chụp, đàn áp…Bởi vì cách giải quyết đó chỉ làm cho bầu không khí tâm lý thêm căng thẳng chứ không giải quyết được vấn đề.

Vì vậy, việc hình thành BKKTL tốt đẹp trong tập thể không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà còn là nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các thành viên trong tập thể, trong đó vai trò hàng đầu thuộc về phong cách của người lãnh đạo

Biểu hiện của bầu không khí tâm lý

Bầu không khí tâm lý phản ánh những điều kiện quản lý tổ chức và cơ sở vật chất trong hoạt động cùng nhau, trong thái độ của con người với nhau, nên nó được biểu hiện ở một số điểm sau:

1/ Bầu không khí tâm lý được biểu hiện thông qua các mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm. BKKTL được hình thành từ các mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người, nhưng nó không phải là tổng thể các phẩm chất cá nhân của từng thành viên. Thực tế đã chứng minh ở những cá nhân tốt có thể nảy sinh những quan hệ xấu với nhau và ngược lại ở những người có thiếu sót chưa hẳn đã có quan hệ xấu với nhau. Trong tập thể, nếu quan hệ giữa các thành viên diễn ra một cách thoải mái, mọi người đều có cảm giác mình không bị giới hạn bởi một điều gì, mọi hoạt động của con người được diễn ra một cách tự do, kỷ luật không làm mọi người nơm nớp lo sợ khi thực hiện nhiệm vụ thì tập thể luôn có bầu không khí tâm lý tích cực.

2/ Bầu không khí tâm lý được biểu hiện ở thái độ của mọi người đối với công việc chung, với bạn bè và với người lãnh đạo của họ. Thái độ đối với công việc chung, với bạn bè và với người lãnh đạo được phát triển và củng cố trong quá trình các thành viên lao động cùng nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và phong cách của người lãnh đạo, nếu người lãnh đạo hay cáu gắt, coi thường người thừa hành, dễ nặng lời với nhân viên, sẽ tạo bầu không khí nặng nề, làm giảm hiệu quả lao động. Vì thế người lãnh đạo cần phải hiểu biết sâu sắc về tập thể của mình cũng như quan hệ giữa các thành viên trong tập thể với nhau và thái độ của họ đối với công việc, đối với cuộc sống. Muốn xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực thì người lãnh đạo phải tìm hiểu tùy thuộc vào trạng thái của từng tình huống mà sử dụng những biện pháp để khắc phục những tồn tại trong tập thể không nên rập khuôn máy móc. Bởi vì, cùng một tác động tâm lý nhưng có thể gây ra những phản ứng khác nhau trong cùng một nhóm.

3/ Bầu không khí tâm lý được thể hiện ở sự thỏa mãn về công việc do mỗi người trong nhóm đảm nhận Trong tập thể có bầu không khí tâm lý tốt thì các thành viên thường cảm thấy hài lòng thoả mãn với công việc mình phụ trách, các thành viên luôn động viên đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ của tập thể. Ví dụ: Trong tập thể thường diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi về những vấn đề có liên quan tới số phận của cá nhân, của tập thể, đặc biệt là đối với việc nâng cao hiệu suất lao động của tập thể. Điều đó, biểu hiện ở sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong tập thể, đảm bảo lợi ích của đồng nghiệp, biểu hiện sự gắn bó lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể. Trong tập thể, mọi thành viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng, vị trí của từng người ít bị xáo trộn. Mỗi người đều nghiêm túc có trách nhiệm thực hiện công việc được giao với kết quả cao, điều này phản ánh tốt mối quan hệ giữa người lao động với công việc, biểu hiện sự ổn định về mặt tình cảm với việc làm, không có sự chắp vá, tạm bợ…

Muốn xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể thì cần phải tổ chức lao động có khoa học. Phải chú ý tới các yếu tố động viên khích lệ ,động viên tinh thần và vật chất đối với người lao động để tránh những xung đột có thể xảy ra trong tập thể.

4/ Sự tương đồng tâm lý và sự xung đột tâm lý

Sự tương đồng tâm lý: là sự phối hợp tối ưu những phẩm chất nhân cách của mọi người trong hoạt động chung. Sự tương đồng sẽ thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động và thỏa mãn sự hài lòng của các cá nhân. Có nhiều dạng tương đồng tâm lý: tương đồng về thể chất, về đặc điểm tâm sinh lý, về mặt tâm lý xã hội…

Sự xung đột tâm lý: là sự mâu thuẫn của các thành viên có đụng chạm đến quyền lợi vật chất, đến uy tín danh dự và giá trị đạo đức dẫn đến sự bất lực trong việc kết hợp đồng bộ và sự hiểu biết lẫn nhau của một nhóm hay các cá nhân trong xã hội. Sự xung đột tâm lý là do có mâu thuẫn trong tập thể gây ra, nhưng không phải bất cứ mâu thuẫn nào cũng gọi là xung đột. Có các dạng xung đột sau:

Xung đột giả: là một kẻ sinh sự và một kẻ phản bác. Kẻ sinh sự thường chống đối mạnh, đôi khi giấu mặt, nói xấu sau lưng, nhận xét vụng trộm…

Xung đột tương đồng: cả hai bên cùng chống đối lẫn nhau do cả hai cùng xâm phạm quyền lợi của nhau và có sự hiểu lầm ngộ nhận lẫn nhau, không ai chịu ai nên tìm mọi cơ hội để gây nên xung đột.

Xung đột phức tạp: loại xung đột này được xuất phát từ nhiều lý do và nhiều động cơ khác nhau. Thậm chí hai bên bỏ qua nguyên nhân chính của mối bất đồng mà quay ra sỉ vả, chỉ trích xúc phạm lẫn nhau.

Xung đột bùng nổ: là sau một thời gian hai bên ngấm ngầm chịu đựng nhau và trong khoảng khắc sự bực bội đạt tới cực điểm và xung đột bùng nổ.

Nguyên nhân dẫn tới sự xung đột của nhóm:

Do tập thể không có tổ chức kỷ luật hay kỷ luật không nghiêm do năng lực cán bộ quản lý yếu.

Do điều kiện lao động khó khăn, thiếu hợp lý trong đãi ngộ (như mức sống thấp, mức lương không hợp lý, điều kiện làm việc độc hại, nhiều nguy hiểm … )

Do thiếu hiểu biết, thiếu tương hợp, nói xấu lẫn nhau, xúc phạm danh dự, uy tín của nhau trong tập thể có tính cách xấu như: kèn cựa, độc ác, thủ đoạn, ích kỷ, mưu mô, tham lam,…

Do sự khác biệt về lợi ích, ý kiến, quan điểm, nhu cầu, cách ứng xử… Một nguyên nhân quan trọng khác thường dẫn đến xung đột của nhóm là sự khát vọng về quyền lực của các cá nhân. Khi trong tập thể xuất hiện xung đột ta phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra biện pháp khắc phục xung đột.

5/ Chỉ tiêu đánh giá bầu không khí

  • Sự tín nhiệm và tính đòi hỏi cao của các thành viên trong nhóm.
  • Phê bình có thiện chí.
  • Mọi người tự do phát biểu ý kiến về những vấn đề có liên quan đến tập thể
  • Không có áp lực của người lãnh đạo đối với các người bị lãnh đạo.
  • Các thành viên trong tập thể có sự đồng cảm giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Dựa vào những tiêu chuẩn trên mà người lãnh đạo cần chú ý để xây dựng BKKTL của tập thể một cách hợp lý nhằm thúc đẩy tính tích cực hoạt động của các thành viên trong tập thể, nâng cao hiệu quả lao động của tập thể.

Các yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý xã hội

1. Phong cách làm việc của người lãnh đạo

Người lãnh đạo biết cách tổ chức quản lý, biết tôn trọng nhân cách, biết khơi dậy tính tích cực sáng tạo của các thành viên. Người lãnh đạo không nên là một người mà lúc nào cũng khó đăm đăm với người cấp dưới của mình mà phải vui tươi, niềm nở, lịch thiệp. Nếu thấy một người đáng khen thì phải kịp thời có những lời khen thích đáng, khi trừng phạt thì phải có sự thận trọng cao độ. Người lãnh đạo cần biết nói và biết nghe, phải hiểu biết người dưới quyền, quan tâm đến đời sống của họ, động viên họ những lúc cần thiết, hỏi han về gia đình, đó là phương pháp có hiệu quả để tạo bầu không khí tâm lý tốt.

2. Sự lây lan tâm lý

Người lãnh đạo có óc hài hước sẽ tạo bầu không khí thoải mái dễ chịu, tạo ra quan hệ thân mật, cởi mở với mọi người. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về TLHXH cho thấy: nếu một tập thể toàn nam giới hoặc toàn nữ giới, thì hiệu quả lao động thường không cao so với tập thể có cả nam và nữ.

3. Điều kiện lao động

Môi trường lao động phải được đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ như: phải đủ ánh sáng, được trang trí phù hợp với điều kiện lao động, không có nhiều tiếng ồn, trang phục của người lao động phải phù hợp với loại lao động. Nơi làm việc không ngăn nắp sẽ làm cho người lao động có thói quen cẩu thả, dễ dẫn đến các tai nạn lao động làm cho người lao động không an tâm, điều đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả lao động.

4. Lợi ích

Lợi ích vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tâm lý xã hội. Khi đời sống xã hội được nâng cao sẽ tạo ra bầu không khí phấn khởi êm ấm, mọi người có trách nhiệm hơn với công việc.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý.
  • Hoàn cảnh sống và hoạt động của các thành viên chi phối quan hệ giữa các cá nhân dẫn đến chi phối bầu không khí tâm lý.
  • Lề lối và phong cách làm việc của người lãnh đạo.
  • Tính chất của các mối quan hệ trong tập thể.
  • Những biến cố lớn của xã hội – gây một tâm trạng chung nên có ảnh hưởng đến bầu không khí trong tâm lý.
  • Bản thân tính chất lao động.
  • Mức lương.
  • Uy tín nghề nghiệp.
  • Vị trí công tác, khả năng quan hệ với người khác.
  • Khả năng phát triển của nghề nghiệp.
  • Những đặc điểm và điều kiện cụ thể của nghề nghiệp, địa điểm công tác, địa điểm cơ quan, chế độ làm việc, tính chất các mối quan hệ ở cơ

Các yếu tố này chi phối đến sự thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ và ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý.

  • Điều kiện để xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh:
  • Chú ý thích đáng đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, tạo điều kiện cho mọi người hiểu và thông cảm với
  • Phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự giúp đỡ, tương trợ lẫn
  • Lãnh đạo có phong cách phù hợp và lưu ý:

+ Quan tâm đến tập thể, có phương pháp lãnh đạo phù hợp với tính chất và mức độ phát triển của tập thể.

+ Thận trọng khi nhận xét đánh giá cấp dưới.

+ Phối hợp với các cơ quan tập thể bạn để giải quyết các vướng mắc, các nguyên nhân gây ra căng thẳng tâm lý trong tập thể khi các nguyên nhân này nằm ngoài tập thể mình phụ trách.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]