Trang chủ Tâm lý học Tưởng tượng là gì? Các loại tưởng tượng

Tưởng tượng là gì? Các loại tưởng tượng

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,6K views

Tưởng tượng là gì?

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có (những hình ảnh cũ trong trí nhớ)

Trong khi tạo ra một biểu tượng mới nào đó trong trí tưởng tượng, con người không thể tưởng tượng ra một điều gì hoàn toàn mới chưa được tri giác bao giờ. Khác với tư duy, tưởng tượng không giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ một cách hoàn toàn chính xác mà chỉ là một mô hình để kiểm nghiệm mà thôi.

Các loại tưởng tượng

Dựa trên tính chủ động của tưởng tượng có thể chia thành hai loại tưởng tượng

Tưởng tượng không chủ định: là loại tưởng tượng một cách tự nhiên, không phải cố gắng hay tập trung ý thức để tưởng tượng.

Tưởng tượng có chủ định: là loại tưởng tượng xuất hiện khi con người có ý định, nhiệm vụ phải xây dựng nên những hình ảnh nào đó, người tưởng tượng phải có sự nỗ lực nhất định. Tưởng tượng có chủ định bao gồm:

  • Tưởng tượng tái tạo: là những tưởng tượng tạo nên những hình ảnh chỉ mới đối với cá nhân, nhưng không mới đối với loài người, hoặc dựa trên sự mô tả của người khác.
  • Tưởng tượng sáng tạo: là tưởng tượng tạo nên những hình ảnh mới một cách độc lập, mới đối với cá nhân và xã hội, biểu hiện trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị như trong sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…

Những cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng

Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau:

  • Thay đổi độ lớn, kích thước, số lượng của vật hay của các thành phần của sự vật so với thực tế (người khổng lồ, Phật nghìn mắt nghìn tay…)
  • Kết hợp, gắn vào tưởng tượng của mình những thành phần hoặc những nguyên tố bị tách rời từ các đối tượng khác nhau tạo nên một biểu tượng mới chưa hề tồn tại trong thực tế (con rồng, lân…)
  • Tạo nên hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh một tính chất hoặc một yếu tố nào đó của đối tượng. Đây là hình thức cường điệu vấn đề (tranh châm biếm).
  • Tạo ra một hình tượng mới sau khi khái quát các nét có chung ở nhiều đối tượng cùng loại (kiểu mẫu hóa một hình tượng trong văn học). Đây có thể được xem là phương pháp điển hình hóa, tổng hóa sáng tạo, khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
4/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net