Trang chủ Quốc phòng An ninh Quân đội là gì? Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quân đội

Quân đội là gì? Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quân đội

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,2K views

Quân đội là gì? Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê_nin về quân đội.

Quân đội và chức năng của quân đội

Theo F.Engels: “Quân đội là một tập đoàn người có vũ trang, có tổ chức do nhà nước xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh phòng ngự”

Cùng với việc nghiên cứu về chiến tranh, F.Engels đã vạch rõ: Quân đội là một tổ chức của một giai cấp và nhà nước nhất định là công cụ chủ yếu để tiến hành chiến tranh.

Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang chủ nghĩa đế quốc Lê_nin nhấn mạnh, chức năng cơ bản của quân đội đế quốc là phương tiện quân sự để đạt mục tiêu chính trị đối ngoại và duy trì quyền thống trị của bọn bóc lột đối với nhân dân lao động trong nước.

Nguồn gốc ra đời của quân đội

Từ khi quân đội xuất hiện đến nay, đã có không ít nhà lí luận đề cập đến nguồn gốc, bản chất của quân đội trên các khía cạnh khác nhau. Nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác – Lê_nin mới lí giải đúng đắn và khoa học về hiện tượng chính trị xã hội đặc thù này.

Chủ nghĩa Mác – Lê_nin đã chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc ra đời của quân đội từ sự phân tích cơ sở kinh tế – xã hội và khẳng định: Quân đội là một hiện tượng lịch sử, ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người, khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp trong xã hội. Chính chế độ tư hữu và đối kháng trong giai cấp đã làm nảy sinh nhà nước thống trị bóc lột. Để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và đàn áp quần chúng nhân dân lao động giai cấp thống trị đã tổ chức ra lực lượng vũ trang thường trực làm công cụ bạo lực của nhà nước.

Như vậy, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội. Chừng nào còn chế độ tư hữu, còn chế độ áp bức bóc lột thì quân đội vẫn còn tồn tại. Quân đội chỉ mất đi khi giai cấp, nhà nước và những điều kiện sinh ra nó tiêu vong.

Bản chất giai cấp của quân đội

K.Marx, F.Engels lý giải sâu sắc bản chất quân đội, quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, một nhà nước nhất định. Bản chất giai cấp của quân đội là bản chất của giai cấp của nhà nước đã tổ chức, nuôi dưỡng và sử dụng nó.

Bản chất giai cấp của quân đội không phải tự phát hình thành mà phải trải qua quá trình lâu dài và được củng cố liên tục. Bản chất giai cấp quân đội là tương đối ổn định, nhưng không phải là bất biến. Sự vận động phát triển bản chất giai cấp của quân đội bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: Giai cấp, nhà nước, các lực lượng, tổ chức chính trị xã hội và việc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ trong quân đội. Do sự tác động của các yếu tố trên mà bản chất giai cấp của quân đội có thể được tăng cường hoặc bị phai nhạt, thậm chí bị biến chất và tuột khỏi tay nhà nước, giai cấp đã tổ chức ra, nuôi dưỡng quân đội đó. Sự thay đổi bản chất giai cấp quân đội diễn ra dần dần thông qua việc tăng cường hoặc suy yếu dần các mối quan hệ trên.

Trong tình hình hiện nay, các học giả tư sản thường rêu rao luận điểm “phi chính trị hóa quân đội”, cho quân đội phải đứng ngoài chính trị, quân đội là công cụ bạo động của toàn xã hội, không mang bản chất giai cấp. Thực chất quan điểm “phi chính trị hóa quân đội” của các học giả tư sản nhằm làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm giảm sức mạnh chiến đấu, từng bước làm thoái hóa về chính trị tư tưởng, phai nhạt bản chất cách mạng của quân đội. Đó là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ tới tăng cường bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của quân đội. Những biểu hiện cường điệu lợi ích vật chất, lề thói thực dụng, cơ hội về chính trị, sự suy giảm về đạo đức cách mạng là những cản trở trong xây dựng quân đội cách mạng hiện nay.

Sức mạnh chiến đấu của quân đội

Theo K.Marx, F.Engels sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: con người, các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, vũ khí trang bị, khoa học quân sự và phương thức sản xuất. Các ông rất chú trọng đến khâu đào tạo cán bộ chính trị quân sự, đánh giá nhận xét về tài năng của nhiều nhà quân sự trong lịch sử, đồng thời phê phán sự yếu kém của nhiều tướng lĩnh quân sự.

Bảo vệ và phát triển lí luận của K.Marx, F.Engels về quân đội, Lê_nin chỉ rõ sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khẳng định, vai trò quyết định của nhân tố chính trị tinh thần trong chiến tranh, Người nói: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi, thất bại đều tùy thuộc vào trạng thái chính trị tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường quyết định”.

Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lê_nin

Lê_nin đã kế tục, bảo vệ và phát triển lí luận của K.Marx, F.Engels về quân đội và vận dụng thành công xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản ở nước Nga Xô viết.

Ngay sau khi Cách mạng tháng 10/1917 thành công, các thế lực thù địch điên cuồng chống phá nước Nga Xô viết. Để đảm bảo thành quả cách mạng. Lê_nin yêu cầu phải giải tán ngay quân đội cũ, nhanh chóng thành lập quân đội kiểu mới (Hồng quân) của giai cấp vô sản, Lê_nin đã xác định được những nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định sức mạnh, sự tồn tại, phát triển, chiến đấu của Hồng quân.

Ngày nay những nguyên tắc cơ bản về xây dựng quân đội kiểu mới của Lê_nin vẫn giữ nguyên giá trị, đó là cơ sở lý luận cho các Đảng cộng sản đề ra phương hướng tổ chức xây dựng quân đội của mình.

(Nguồn tham khảo: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]