Trình bày vai trò của liên hợp quốc, cấu trúc 6 tổ chức chính của Liên hiệp quốc? quan hệ Liên hợp quốc với Việt Nam?
Sự ra đời
Liên hiệp quốc là tổ chức lớn nhất thế giới, tiền than của nó là Hội Quốc liên. Tổ chức này được thành lập năm 1920 với 42 nước thành viên dưới sự kêu gọi của Tổng thống Mỹ W.Uynson. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ thì tổ chức này cũng tan vỡ.
Tháng 9-1944, khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, hội nghị cấp cao giữa Liên Xô, Anh, Mỹ đã thông qua những vấn đề cơ bản để thành lập Liên Hợp Quốc tại Teheran (Iran). Ngày 24-10-1945, Liên Hợp Quốc được thành lập với 51 nước thành viên.
Vai trò của Liên Hợp Quốc
+ Là diễn đàn quốc tế quan trọng đấu tranh giữa các lực lượng xã hội tiến bộ, dân chủ và hòa bình với chủ nghĩa đế quốc xâm lược và phản động.
+ Thông qua các nghị quyết mà qua đó các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc hoạt động góp phần thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các quốc gia, đồng thời để các tổ chức tiến bộ đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cấu trúc 6 tổ chức chính của LHQ:
Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế, Ban thư ký, Hội đồng kinh tế – xã hội. Trong đó, Hội đồng bảo an và Đại hội đồng là rung tâm của LHQ, có quyền hạn lớn nhất trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Quan hệ của LHQ đối với VN:
Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, VN đã có mối quan hệ với các tổ chức: tổ chức y tế, quỹ nhi đồng, tổ chức tài chính khí tượng thế giới. Từ ngày 21-7-1977, VN là thành viên chính thức của LHQ. Từ đây VN được khắc phục những cạnh tranh, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, được tăng cường giúp đỡ trên nhiều mặt trong việc phát triển đất nước tiến lên CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế thị trường, giải quyết các vấn đề về nguồn lực, môi trường, y tế, chính sách xã hội; tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới và thu được nhiều thành tựu đáng kể.
LHQ quan tâm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, xóa bỏ sự bất bình đẳng đặc biệt về văn hóa, ngăn ngừa một cách tích cực các nguyên nhân gây ra chiến tranh.
VN cũng như các nước đang phát triển khác góp sức vào cuộc đấu tranh bảo vệ mục tiêu, tôn chỉ của LHQ nhằm bảo vệ những giá trị đích thực là quyền được sống trong độc lập, hòa bình và quyền tự quyết của mỗi quốc gia dân tộc; hiện thực hóa có hiệu quả việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới…
LHQ có thể sử dụng lực lượng quân đội và các biện pháp quân sự để bảo vệ hòa bình và giữ gìn an ninh quốc tế trong đó có VN.