Trang chủ Khoa học Chính trị Chức năng của nhà nước

Chức năng của nhà nước

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 94 views

Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Chức năng của nhà nước được xác định từ bản chất, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội và ngược lại các chức năng nhà nước là sự biểu hiện cụ thể của bản chất và vai trò của nhà nước. Chính vì vậy, các chức năng của nhà nước được quy định một cách khách quan bởi cơ sở kinh tế và xã hội của nhà nước.

Các chức năng của nhà nước luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất.

Có nhiều cách phân loại chức năng nhà nước như chức năng lập pháp, chức năng hành pháp, chức năng tư pháp hoặc chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản hoặc chức năng lâu dài và chức năng tạm thời. Nhưng cách phổ biến nhất là căn cứ vào đối tượng tác động của chức năng nhà nước mà phân loại chức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Bởi thực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể là tiền đề xác lập nên chức năng của nhà nước. Hai chức năng chính này của nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các chức năng đối ngoại xuất phát từ chức năng đối nội và phục vụ cho chức năng đối nội, còn ngược lại nếu thực hiện tốt chức năng đối nội sẽ có thuận lợi trong việc thực hiện chức năng đối ngoại.

Chức năng đối nội

Đây là chức năng chủ yếu của nhà nước, vì chức năng này trực tiếp tác động vào điều kiện tồn tại, phát triển của một chế độ xã hội của một quốc gia. Hay nói cách khác, chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước như bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá – xã hội, trấn áp các phần tử chống đối chế độ, giữ gìn trật tự xã hội, gồm:

  • Chức năng chính trị: Nội dung chủ yếu của nhà nước là bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trấn áp các phần từ chống đối chế độ, xâm phạm quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • Chế độ xã hội: Nhà nước có vai trò tác động vào xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội, đề ra các chính sách pháp luật và tạo điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, lao động và việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm, cứu trợ xã hội, phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội,….
  • Chế độ kinh tế: Mục tiêu quan trọng của nhà nước chính là xác lập và bảo vệ chế độ kinh tế phù hợp với bản chất của nhà nước cũng như ban hành các chính sách, kế hoạch về phát triển kinh tế của đất nước, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh,…
  • Chế độ bảo đảm trật tự xã hội: Đây là chức năng thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Nội dung chủ yếu của chức năng này là ban hành và xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân cũng như hình thành các thiết chế để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật trong xã hội.

Chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nước, các dân tộc trên thế giới như chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối quan hệ ngoại giao hợp tác quốc tế bằng cách tham gia các hoạt động quốc tế vì lợi ích chung của cộng đồng  như bảo vệ môi trường, chống khủng bố, cứu trợ quốc tế,…

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net