Trang chủ Tài chính Tiền tệ Đầu tư quốc tế gì? Nguyên nhân thúc đẩy và các hình thức đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế gì? Nguyên nhân thúc đẩy và các hình thức đầu tư quốc tế

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 262 views

Đầu tư quốc tế là gì? FDI, FPI là gì? Tìm hiểu nguyên nhân thúc đẩy đầu tư quốc tế; đặc điểm, vai trò và các hình thức, quy trình đầu tư trong FDI, FPI.

1. Khái niệm đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản của các doanh nghiệp, các hãng, các tập đoàn ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Về mặt bản chất, đầu tư quốc tế là hình thức xuất khẩu tư bản, di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời. Tư bản di chuyển gọi là vốn đầu tư.

Hình thức của vốn đầu tư:

  • Vốn bằng tiền: ngoại tệ mạnh, nội tệ…
  • Tài sản hữu hình: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, tài nguyên…
  • Tài sản vô hình: nhãn hiệu, sức lao động, bì quyết công nghệ và sản xuất, bằng phát minh, uy tín hàng hóa, tri thức về quản lý, quyền sở hữu trì tuệ…
  • Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, đá quý…

đầu tư quốc tế là gì

2. Nguyên nhân thúc đẩy đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế

Nguyên nhân bao trùm và động cơ chung nhất của hoạt động đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế là tím kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, an toàn nhằm thu lợi nhuận cao, góp phần vào chiến lược phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của đầu tư quốc tế bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

– Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các quốc gia.

– Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo ra các ngành sản xuất mới, các thiết bị hiện đại, tạo sự tập trung về vốn, công nghệ sản xuất, thúc đẩy sự chuyển dịch vốn đầu tư giữa các quốc gia. Hơn nữa, công nghệ thông tin phát triển đã làm mờ đi khoảng cách địa lý trong đầu tư quốc tế.

– Trước yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ, nhu cầu vốn và ngoại tệ cho đầu tư phát triển để công nghiệp hóa của các nước đang phát triển rất lớn đã tạo nên lực hút mạnh mẽ với vốn đầu tư quốc tế.

– Ưu thế của các công ty đa quốc gia: Các công ty đa quốc gia có những ưu thế riêng mà các đối thủ ở các địa phương không có được. Các ưu thế này tập trung ở các phương pháp quản lý và công nghệ tiên tiến. Do đó, các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư ra nước ngoài để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3. Các loại đầu tư quốc tế: FDI và DPI

3.1. Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI) của các tổ chức kinh tế

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò

a. Khái niệm

Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI – Foreign Direct Investment) là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.

Trong những năm gần đây, hình thức đầu tư này chiếm vị trí chủ yếu trong đầu tư quốc tế.

Bản chất của đầu tư trực tiếp là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu được lợi nhuận cao hơn trong nước.

b. Đặc điểm

Đầu tư quốc tế trực tiếp có những đặc điểm sau:

– Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, lãi, lỗ;

– Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành dự án đầu tư tùy theo tỷ lệ góp vốn;

– Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án;

– Thông qua FDI các doanh nghiệp của các nước tiếp nhận vốn có thể tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại…

c. Vai trò

Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những lợi ích rất to lớn đối với cả chủ đầu tư và nước nhận đầu tư.

– Đối với chủ đầu đầu tư

+ Giúp chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phì sản xuất, tím kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định;

+ Giúp chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh;

+ Giúp chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.

– Đối với nước nhận đầu tư

+ Đối với các nước có nền kinh tế phát triển

  • Góp phần giải quyết khó khăn về kinh tế- xã hội, như: thất nghiệp, lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
  • Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tính hình ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực.
  • Giúp người lao động và các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ.

+ Đối với các nước đang phát triển

  • Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện CNH – HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới.
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng CNH, hiện đại.
  • Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động.
  • Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước đang phát triển.
  • Giúp doanh nghiệp trong nước mở cửa thị trường hàng hoá thế giới.
  • Có điều kiện tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp.

3.1.2. Các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp của các tổ chức kinh tế

Xét theo tính chất sở hữu (Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các dự án đầu tư) FDI có các hình thức sau:

a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai hay nhiều bên, quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân mới (tức là không cho ra đời những công ty, xì nghiệp mới.)

Hình thức này có đặc điểm:

  • Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ;
  • Không thành lập pháp nhân mới;
  • Thời hạn của hợp đồng do hai bên thoả thuận;
  • Vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập đến trong văn bản hợp đồng này.

b. Hình thức doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên nước chủ nhà với bên hoặc các bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước chủ nhà.

Hình thức này có đặc điểm:

  • Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. Chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp liên doanh do pháp luật của mỗi nước quy định.

c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài tự thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Hình thức này có đặc điểm:

  • Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Sở hữu hoàn toàn của nước ngoài.
  • Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu về kết quả kinh

d. Các hình thức đầu tư đặc thù khác

– Hình thức Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT: Build – Operate – Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lãi thoả đáng. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước sở tại tiếp tục quản lý, khai thác.

Hình thức này có đặc điểm:

+ Cơ sở pháp lý là hợp đồng;

+ Vốn đầu tư của nước ngoài;

+ Hoạt động dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài;

+ Chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại;

+ Đối tượng hợp đồng là các công trình cơ sở hạ tầng

– Hình thức Xây dựng – chuyển giao (BT: Build – Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư đó được thực hiện những dự án đầu tư khác, nhằm thu hồi lại vốn đầu tư và một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý.

3.1.3. Quy trình thực hiện đầu tư quốc tế trực tiếp của các tổ chức kinh tế

Để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hay tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài, các tổ chức kinh tế cần tiến hành các phân tích sau:

a. Đánh giá môi trường đầu tư

Những yếu tố quan trọng khi xem xét môi trường đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư cần quan tâm là:

– Yếu tố chính trị

Yếu tố này rất quan trọng ví nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng để phòng tránh rủi ro và kinh doanh phát triển. Hơn nữa sự ổn định của các chính sách kinh tế của quốc gia đó đảm bảo các tính toán trong quá trình đầu tư không bị sai lệch.

Yếu tố chính trị bao gồm: các thể chế, chế độ của nhà nước, tính hình đối ngoại, đối nội của nước nhận đầu tư và các văn bản pháp lý về quy định các chế độ liên quan trực tiếp, gián tiếp đến FDI, luật thuế…

– Yếu tố văn hóa

Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng như: cách suy nghĩ, phong tục tập quán, giá trị nhân sinh quan, kỷ luật lao động…

Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Nếu không quan tâm nghiên cứu thí việc đầu tư sẽ không có hiệu quả và phản tác dụng.

– Vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được thể hiện qua mức độ bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong cạnh

– Yếu tố kinh tế, bao gồm: các chính sách về kinh tế, chế độ ưu đãi, chế độ thuế, chính sách xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, chính sách giá cả… Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Dựa trên các yếu tố này, nhà đầu phải tính toán để xem hiệu quả sơ bộ của dự án và đi tới kết luận có đầu tư hay không.

b. Xây dựng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xây dựng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiến hàng thông qua các bước sau:

– Dựa vào các căn cứ trung thực, khách quan để xem xét sự cần thiết và tính hiệu quả của dự án, bao gồm các căn cứ sau:

+ Căn cứ vào tính pháp lý: Dự án đầu tư không được trái với những quy định hiện hành. Dự án không thuộc các danh mục lĩnh vực mà Nhà nước cấm đầu tư hoặc tạm ngừng cấp giấy phép đầu tư.

+ Căn cứ vào nguồn gốc tài liệu sử dụng.

+ Căn cứ vào sự phân tích các kết quả điều tra cơ bản về thiên nhiên, tài nguyên, kinh tế – xã hội.

+ Căn cứ vào chính sách kinh tế – xã hội liên quan đến sự phát triển kinh tế ngành nhờ đó xác định các ngành cần đầu tư.

+ Căn cứ vào quy hoạch, định mức phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương.

+ Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường.

– Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất đầu tư thích hợp cho dự án

Nhà đầu tư phải phân tích tỷ mỉ các điều kiện cụ thể để quyết định đầu tư mới hay đầu tư theo chiều sâu. Đồng thời căn cứ vào nước sở tại, khả năng tự có và xu hướng phát triển của từng ngành nghề để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, có thể là hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh … Bên cận đó, nhà đầu tư phải xác định công suất đầu tư của dự án và dự trù mức sản xuất. Cần phải xác định các loại công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất thực tế và công suất tối thiểu.

– Xây dựng chương trình sản xuất, nghiên cứu yếu tố đầu vào và giải pháp đảm bảo sản xuất.

– Xem xét các phương án về khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể. Cần phải lựa chọn các khu vực và địa điểm cụ thể có thể đặt dự án. Để lựa chọn được địa điểm đặt dự án, cần dựa vào việc phân tích tính khả thi của địa điểm.

– Xem xét, lựa chọn các phương án về công nghệ và thiết bị của dự án.

+ Các phương án về công nghệ

  • Các phương án lựa chọn công nghệ sản xuất chủ yếu.
  • Chuyển giao công nghệ.
  • Vấn đề môi trường liên quan đến công nghệ (khả năng, mức độ gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường, hậu quả…)

+ Các phương án về lựa chọn thiết bị

  • Danh mục lựa chọn thiết bị.
  • Phương án lựa chọn thiết bị: sản phẩm chính, phụ, hỗ trợ các phương tiện khác, phụ tùng thay thế… Khi lựa chọn thiết bị, có hai cách cung cấp máy móc thiết bị phổ biến là cung cấp thiết bị đồng bộ và cung cấp thiết bị lẻ.
  • Các phương án mua sắm thiết bị, so sánh lựa chọn.

– Xem xét, lựa chọn các phương án xây dựng và tổ chức thi công, xây lắp của dự án

+ Các phương án xây dựng, như: Phương án bố trì mặt bằng; xác định tiêu chuẩn cấp công trình; giải pháp kiến trúc; phương án kết cấu của hạng mục công trình; khối lượng các hạng mục công trình…

+ Tổ chức thi công, xây lắp: điều kiện tổ chức, lựa chọn giải pháp thi công, phương án tiến độ xây lắp.

– Xem xét và xây dựng phương án tổ chức quản lý lao động

Sơ đồ tổ chức quản lý phải thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận cần có để đảm bảo cho cơ sở sản xuất có hiệu quả, phù hợp với công nghệ đã lựa chọn.

– Phân tích tài chính và kinh tế – xã hội

+ Phân tích tài chính

  • Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo thành phần vốn.
  • Các biểu tính toán.

Chú ý: Tỷ suất chiết khấu cao hơn của các dự án FDI phản ánh một mức độ lợi nhuận cao đi kèm theo là những ưu đãi của nơi nhận đầu tư đối với các dự án FDI và những biến cố có thể xảy ra trong quá trình như: rủi ro tỷ giá hối đoái, lãi suất, môi trường kinh tế – chính trị…

+ Phân tích kinh tế – xã hội:

  • Giá trị sản phẩm hàng hóa gia tăng.
  • Tính đa dạng hóa sản xuất của nền kinh tế.
  • Việc làm và thu nhập của người lao động.
  • Đóng góp vào ngân sách nhà nước.

– Kết luận: Kiến nghị các chính sách và chế độ ưu đãi.

c. Triển khai dự án đầu tư

Đây là giai đoạn thực hiện phương án đã lựa chọn và đưa dự án vào thực tiễn.

Việc triển khai thường tiến hành theo trình tự sau:

– Chuẩn bị thực hiện đầu tư

Nhà đầu tư phải tiến hành: Khảo sát thiết kế, lập dự toán; đặt mua thiết bị công nghệ; tổ chức đấu thầu; giải phóng mặt bằng; chuẩn bị xây lắp.

  • Thực hiện đầu tư

Nhà đầu tư sẽ tiến hành: Thi công công trình chính, công trình phụ; lắp đặt thiết bị chính, phụ; tiến hành chạy thử; nghiệm thu bàn giao để đưa vào khai thác; bảo hành công trình.

  • Sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tạo ra sản phẩm để thu lợi nhuận.
  • Đánh giá dự án đầu tư sau một thời gian hoạt động, rút kinh nghiệm và điều chỉnh dự án cho phù hợp với thực tiễn.

3.2. Đầu tư quốc tế gián tiếp (FPI) của các tổ chức kinh tế

3.2.1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Đầu tư quốc tế gián tiếp (FPI – Foreign Portfolio Investment ) của các tổ chức kinh tế là hình thức chủ đầu tư nước ngoài góp một phần vốn dưới hình thức đầu tư chứng khoán hoặc cho vay để thu lợi nhuận và không trực tiếp tham điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.

b. Đặc điểm

Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế có những đặc điểm sau:

– Trong thời gian đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời ở hai chủ thể.

– Chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế bởi mức độ góp vốn theo Luật đầu tư của nước sở tại.

– Bên đầu tư có thu nhập ổn định thông qua lãi suất cố định của số tiền cho vay hay cổ tức. Nó hạn chế được các rủi ro khi đầu tư vốn.

– Bên nhận đầu tư hoàn toàn chủ động sử dụng vốn đầu tư theo mục đích của mình, hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào trình độ quản lý vốn ở nơi tiếp nhận đầu tư.

3.2.2. Các hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế

a. Đầu tư quốc tế gián tiếp thông qua đầu tư chứng khoán

Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư bằng hình thức mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của các công ty nước ngoài để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

Tổng thu nhập của của một dự án đầu tư chứng khoán quốc tế không chỉ phụ thuộc vào cổ tức (đối với cổ phiếu), lợi tức (đối với trái phiếu), số lãi vốn đầu tư, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ ghi trên chứng khoán và nội tệ.

Một doanh nghiệp đầu tư chứng khoán không chỉ cần xác định thời điểm và mức giá mua bán chứng khoán, mà còn phải biết trung hòa rủi ra bằng cách đa dạng hóa thông qua xây dựng danh mục chứng khoán có mức độ rủi ro khác nhau hoặc chu kỳ dao động lệch nhau.

Đầu tư quốc tế gián tiếp thông qua đầu tư chứng khoán được chia thành hai trường hợp sau:

– Đối với đầu tư cổ phiếu

Loại hình đầu tư này được xem là đầu tư dài hạn ví cổ phiếu có thời hạn thanh toán là vô hạn. Doanh nghiệp FPI đầu tư trở thành cổ đông cổ đông của doanh nghiệp phát hành và chỉ có thu hồi vốn khi bán các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp đầu tư vào cổ phiếu không chỉ chờ đợi cổ tức mà chủ yếu còn trông đợi chênh lệch giá cổ phiếu trên thi trường (lãi vốn). Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đối với kết quả đầu tư là rất lớn.

Ví dụ: Ngày 01/01/N doanh nghiệp X của Anh có 50.000 GBP dự tính nhàn rỗi tới 31/12/N. Doanh nghiệp này quyết định mua cổ phiếu định danh bằng USD của doanh nghiệp Y, của Mỹ trên thị trường tài chính quốc tế với mệnh giá 25USD/cổ phiếu.

Đến ngày 31/12/N doanh nghiệp X bán số cổ phiếu đó với giá 27 USD/cổ phiếu, ngoài ra còn nhận được tiền cổ tức là 2 USD/cổ phiếu.

Tỷ giá hối đoái ngày 01/01/N là GBP/USD = 1,50; 31/12/N là GBP/USD = 1,75.

Yêu cầu: Tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư của doanh nghiệp X và lợi nhuận thu được.

Giải:

Với 50.000 GBP doanh nghiệp X có thể mua được số cổ phiếu là:

(50.000 x 1,50) / 25 = 3.000 cổ phiếu

Tỷ lệ thu nhập theo USD là:

(27 + 2 – 25) /25 * 100% = 16%

Số lợi nhuận thu được bằng USD là:

(27 + 2 – 25) x 3.000 = 12.000 USD

Tuy nhiên do vào thời điểm 31/12/N GBP/USD = 1,75 (tức USD đã mất giá so với đầu năm). Khi bán cổ phiếu và nhận cổ tức, doanh nghiệp X thu được số tiền tính bằng GBP là:

[(27 + 2) * 3.000] / 1,75 = 49.714,3 GBP

Thu nhập tính bằng GBP của doanh nghiệp X là:

49.714,3 – 50.000 = -285,7 GBP

Tỷ suất thu nhập của doanh nghiệp Q tính theo GBP là:

(49.714,3 – 50.000) / 50.000 x 100% = – 0,5714%

Như vậy do USD mất giá so với GBP nên doanh nghiệp X đã lỗ.

Từ ví dụ trên có thể khái quát cách tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư bằng cổ phiếu bằng công thức sau:

Trong đó:

  • Rs : Tỷ suất lợi nhuận đầu tư bằng cổ phiếu;
  • P1 : Giá cổ phiếu theo bản tệ tại thời điểm bán;
  • P0 : Giá cổ phiếu theo bản tệ tại thời điểm mua;
  • DIV: Thu nhập cổ tức theo bản tệ.

Với ví dụ trên ta có tỷ suất lợi nhuận đầu tư của doanh nghiệp X là:

Số tiền mà doanh nghiệp X bị lỗ là:

-0,5714% x 50.000 = -285,7 GBP

– Đối với đầu tư trái phiếu, tín phiếu

Khi đầu tư trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty), tín phiếu (tín phiếu kho bạc với kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc công trái quốc gia) trên thi trường tài chính quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng của trái phiếu, số lãi ghi trên trái phiếu mà còn phải lưu tâm tới tiền tệ định danh của trái phiếu và sự biến động của tiền tệ đó.

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trái phiếu được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

  • Rb : Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trái phiếu
  • P1 : Giá trái phiếu theo bản tệ tại thời điểm bán
  • P0 : Giá trái phiếu theo bản tệ tại thời điểm mua
  • Ilc : Thu nhập về lợi tức của trái phiếu theo bản tệ

b. Đầu tư quốc tế gián tiếp qua tín dụng quốc tế

Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế mà các tổ chức kinh tế cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay.

Về cơ bản các nguyên tắc tín dụng quốc tế cũng được thực hiện như tín dụng giữa các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp cho vay ngoài việc đối mặt với rủi ro tín dụng còn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, nên ngoài các ràng buộc quy định trong khế ước, các doanh nghiệp còn phải quan tâm tới các biến động kinh tế và sự thay đổi tỷ giá.

Lãi suất đối với khoản tiền vay là lãi suất thỏa thuận trên cơ sở thương lượng giữa doanh nghiệp và người cho vay.

Trong vay nợ quốc tế, lãi suất tiền vay đối với một khách hàng cụ thể phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng đó đối với người cho vay; đồng thời nó còn chịu sự tác động của các nhân tố về quan hệ bạn hàng, thời hạn vay, lãi suất thị trường, khả năng biến động tỷ giá của đồng tiền vay…

Thông thường, lãi suất thực tế được xác định theo công thức:

Lãi suất thực tế = Số tiền lãi phải trả hàng năm/Số tiền vay nhận được

Lãi suất có thể được trả vào ngày đáo hạn hoặc trả trước. Mỗi phương pháp thanh toán sẽ tạo ra mức lãi suất thực tế khác nhau từ cùng một khoản tiền cho vay.

Ví dụ: Một doanh nghiệp A cho một doanh nghiệp B nước ngoài vay 200.000 USD với lãi suất 10%/năm. Nếu tiền lãi được trả vào ngày đáo hạn cùng với vốn gốc thí cuối năm doanh nghiệp B phải trả 220.000 USD cho doanh nghiệp A. Lãi suất vay thực tế của doanh nghiệp B là:

(220.000 – 200.000) / 200.000 x 100% = 10%

Nghĩa là lãi suất vay vốn thực tế = lãi suất vay vốn danh nghĩa.

Nếu nợ vay tính bằng phương pháp chiết khấu, doanh nghiệp A chỉ cho vay 200.000 – (200.000 x 10%) = 180.000 USD.

Khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp B phải trả cho doanh nghiệp A 200.000 USD. Lãi suất thực tế đối với trường hợp vay này sẽ là:

20.000 / 180.000 x 100% = 11,1%

Như vậy, lãi suất cho vay thực tế cao hơn lãi suất danh nghĩa, ví doanh nghiệp A chỉ cho vay số vốn 180.000 USD nhưng vẫn nhận được số tiền lãi 20.000 USD. Ngoài ra điều rất quan trọng là doanh nghiệp phải rất chú ý đến sự thay đổi của tỷ giá và dự đoán sự thay đổi của tỷ giá.

Câu hỏi 

Câu 1: Đầu tư quốc tế là gí? Nguyên nhân nào dẫn đến đầu tư quốc tế?

Câu 2: Hãy so sánh hai hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI) trong hoạt động đầu tư quốc tế. Mối liên hệ giữa hai hình thức đầu tư này khi áp dụng tại Việt Nam.

Câu 3: Đầu tư quốc tế có tác động như thế nào đối với các nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư? Liên hệ với Việt Nam.

(Nguồn tài liệu: Bùi Thị Lệ, Giáo trình tài chính quốc tế, 2014)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]