Trang chủ Tài chính Tiền tệ Thị trường tiền tệ Châu Âu: đặc trưng và các nghiệp vụ chủ yếu

Thị trường tiền tệ Châu Âu: đặc trưng và các nghiệp vụ chủ yếu

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 319 views

Đặc điểm Thị trường tiền tệ Châu Âu.

1. Đồng tiền Châu Âu

Đồng tiền Châu Âu (Euro Currency) là đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi được ký gửi bên ngoài hệ thống ngân hàng nước bản xứ. Như vậy, ta có Euro dollar là tiền gửi bằng dollar Mỹ tại ngân hàng nào đó ngoài nước Mỹ. Euro bảng Anh là tiền gửi bằng bảng Anh tại một ngân hàng nào đó ngoài nước Anh. Euro Yên là tiền gửi bằng đồng Yên Nhật Bản tại một ngân hàng nào đó ngoài nước Nhật… Các ngân hàng nhận tiền gửi ấy gọi là ngân hàng Euro Bank.

Đồng tiền Châu Âu thống lĩnh là đồng Euro Dollar. Dollar Châu Âu là những tài sản bằng dollar Mỹ nằm ngoài nước Mỹ, không bị Chính phủ Mỹ điều tiết và tồn tại dưới hình thức là đồng tiền ghi sổ. Số tài sản này được mua bán, chuyển nhượng trên toàn thế giới và hình thành tên gọi thị trường dollar Châu Âu (Euro dollar market).

2. Đặc trưng của thị trường dollar Châu Âu

Đặc trưng của thị trường dollar Châu Âu khác biệt với các thị trường khác:

– Là thị trường quốc tế lớn, Ngân hàng trung ương các nước rất ìt có khả năng điều tiết các hoạt động của thị trường này.

– Các nghiệp vụ tín dụng trên thị trường này không có quy định dự trữ bắt buộc và phì bảo hiểm cho tiền gửi, tổng chi phì giao dịch giảm đi, do đó lãi suất cho vay theo tiền tệ Euro thường thấp hơn lãi suất của khoản cho vay tương ứng của thị trường trong nước.

– Là thị trường bán buôn, chủ yếu là thị trường Liên ngân hàng.

– Là nơi tích trữ các khoản thặng dư có tính thanh khoản

– Thị trường này có tính lỏng cao, bởi kỳ hạn gửi tiền phần lớn là ngắn hạn.

Thị trường dollar Châu Âu có liên hệ mật thiết với thị trường vốn của mỗi nước. Trong những điều kiện khác nhau (mức lãi suất, xu thế của chính sách kinh tế, mức độ kiểm soát hối đoái…) dollar Châu Âu sẽ di chuyển vào những nước mà đồng tiền quốc gia ổn định hơn, đồng thời rút khỏi những nước có tỷ lệ lạm phát cao.

3. Các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường tiền tệ Châu Âu

– Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Trên thị trường tiền tệ bán buôn, các ngân hàng EuroBank nhận tiền gửi Euro có kỳ hạn và phát hành Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (Negotiable Certificates of Deposit – NCD)

Nhận tiền gửi có kỳ hạn cố định là phương thức được các Euro Bank ưa chuộng hơn cả nhằm huy động vốn để cho vay. Gần 90% tổng mức tiền gửi bán buôn của các EuroBank là nguồn tiền gửi có kỳ hạn cố định. Việc rút vốn trước hạn từ tiền gửi cố định sẽ phải chịu lãi phạt.

Lãi suất tiền gửi Euro được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ 1 ngày tới vài năm, tuy nhiên kỳ hạn chuẩn mực là 1, 2, 3, 6, 9 và 12 tháng. Phần còn lại được các Eurobank huy động dưới dạng NCD với mệnh giá tối thiểu là 500.000 USD, thông thường là 1 triệu USD. NCD có khả năng lưu thông nên người gửi dễ dàng bán lại trên thị trường nếu cần vốn trước khi đến hạn.

– Nghiệp vụ tạo tiền

Giống như các ngân hàng thương mại nội địa, các Eurobank trên thị trường tiền tệ Châu Âu có khả năng tạo tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán.

Từ khoản ngoại tệ gửi vào một Eurobank, sẽ được Eurobank tái gửi vào một Eurobank khác trước khi nó tự tím được đường về quê hương xứ sở của mính. Bằng cách này, người ta có tổng số tiền gửi Euro lớn hơn nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu.

– Tín dụng tiền tệ châu Âu (Eurocredit)

Tín dụng tiền tệ Châu Âu là khoản cho vay bằng tiền tệ Euro ngắn hạn (hiện nay là cả trung hạn) mà các Eurobank cấp cho các doanh nghiệp, các ngân hàng, các Chính phủ và các tổ chức quốc tế. Các khoản vay này được thực hiện bằng loại tiền không phải là đồng bản tệ của quốc gia mà Eurobank trú đóng. Do các khoản vay này thường lớn đối với một ngân hàng, nên các Eurobank thường liên kết nhau thành một tổ hợp đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro.

Mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường Eurodollar là lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London (London Interbank Offered Rate – LIBOR). Lãi suất này được coi là chuẩn cho mọi giao dịch về ký thác và cho vay trong ngày. Những người đi vay phi ngân hàng thường phải trả lãi suất cao hơn LIBOR. Người có tiền gửi chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn LBOR. Lúc đầu, mức lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trường Eurodollar là cố định trong suốt thời gian gửi tiền hay cho vay. Về sau lãi suất thả nổi được thực hiện phổ biến với các khoản tiền gửi hay cho vay từ 6 tháng trở lên và được điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng một lần.

Ngoài trung tâm London, các trung tâm tài chính khác cũng hoạt động về Euro dollar nhưng quy mô và khối lượng giao dịch nhỏ hơn, như Paris, Frankfurt, Brussels,…ở Châu Âu; Tokyo, Singapore, Hongkong…ở Châu Á, song đều lấy LIBOR làm cơ sở để giao dịch.

Từ năm 1973, do hậu quả của việc tăng giá dầu lửa đã sản sinh ra một thí trường tiền tệ mới – Thị trường dollar dầu lửa (Petrodollar market). Từ năm 1973, dự trữ ngoại tệ (mà chủ yếu là dollar) của các nước xuất khẩu dầu lửa tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, đợt khủng hoảng dầu lửa năm 1977 đã làm giá dầu tăng gấp 4 lần so với trước đó càng làm thu nhập của các quốc gia dầu mỏ tăng cao. Trong khi các nước này dư thừa dollar thí các nước tư bản phát triển khác lại khan hiếm dollar do phải nhập khẩu nhiều dầu theo giá cao. Một cơ chế thị trường tiền tệ đã được hình thành bằng nghiệp vụ thu hút để huy động số dollar to lớn của các nước xuất khẩu dầu lửa đầu tư vào các nền kinh tế Tây Âu. Do đó, ban đầu thị trường dollar dầu lửa còn hoạt động như một nhánh của thị trường dollar Châu Âu. Nhưng do dollar Mỹ liên tục mất giá, nhu cầu đầu tư vào nền kinh tế bản địa và việc sử dụng dollar dầu lửa phục vụ đường lối đối ngoại, các nước xuất khẩu dầu đã thi hành những biện pháp quản lý có hiệu quả hơn số dollar dự trữ của mính.

Năm 1974 Hội dầu được thành lập với số vốn ban đầu 3-4 tỷ USD do đóng góp của Arập Xêut, Iran, Cô oet và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất được Hội sử dụng cho các nước nhập khẩu dầu vay. Các nước xuất khẩu dầu còn thông qua các hiệp định tín dụng song phương để đầu tư vốn vào các nước phát triển. Việc đầu tư vào cổ phiếu của một số công ty, tập đoàn lớn đã giúp các nước xuất khẩu dầu khống chế được một số công ty ở các nước phát triển. Bằng việc các nước xuất khẩu dầu lửa để cho vay, đầu tư vào các nước trong khối và các nước phát triển; cùng với hoạt động rất tích cực của các định chế tài chính trong và ngoài nước, thị trường dollar dầu lửa mang tính độc lập hơn với thị trường tiền tệ châu Âu và nó thể hiện đầy đủ chức năng và nghiệp vụ vốn có của thị trường tiền tệ quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net