Trang chủ Kinh tế và Kinh doanh Công ty đa quốc gia là gì? Đặc điểm, phân loại, động lực phát triển

Công ty đa quốc gia là gì? Đặc điểm, phân loại, động lực phát triển

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 656 views

Công ty đa quốc gia là gí? Trình bày động lực phát triển của công ty đa quốc gia.

1. Khái niệm

– Theo Alan Shapiro – Professor of English and Creative Writing at the University of North Carolina, Chapel Hill:

Công ty đa quốc gia (Multinational corporation – MNC) là một công ty mà hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm – dịch vụ diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau.

– Theo Bertrand Quélin – Professor Strategy and Business Policy – HEC Paris:

Công ty đa quốc gia là một công ty thực hiện đầu tư trực tiếp vào một nước khác (không chỉ đơn thuần là xuất khẩu hàng hóa sang nước đó) và thực hiện việc điều hành và quản trị quá trình sản xuất kinh doanh cũng như các tài sản ở nước ngoài (không chỉ nắm giữ các danh mục đầu tư ở nước ngoài).

Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.

Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của công ty đa quốc gia đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.

Công ty đa quốc gia khác với công ty quốc tế. Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau, còn công ty quốc tế chỉ là tên gọi chung chung của một công ty nước ngoài tại một quốc gia nào đó.

Những công ty đa quốc gia lớn và có lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens…

2. Đặc điểm

Công ty đa quốc gia có những đặc điểm sau:

– Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống

– Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu; Tuy nhiên các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.

– Các công ty đa quốc gia là những chủ thể quan trọng nhất của thị trường tài chính quốc tế.

Tài chính quốc tế tạo ra môi trường hoạt động rất cần thiết cho các công ty đa quốc gia và các công ty đa quốc gia là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tài chính quốc tế. Sự hoạt động của công ty đa quốc gia trên thị trường tài chính quốc tế được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Hoạt động của công ty đa quốc gia trên thị trường tài chính quốc tế

Trong sơ đồ trên các công ty đa quốc gia tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu… Đồng thời để tài trợ cho cho quá trình này, công ty đa quốc gia tiến hành các giao dịch ngoại hối trên thị trường ngoại hối, huy động vốn để đầu tư và tài trợ quốc tế trên các thị trường đồng tiền Châu Âu, tín dụng và trái phiếu Châu Âu, thị trường chứng khoán quốc tế, quản trị tiền mặt quốc tế bằng việc phân phối chuyển tiền và tài trợ trong nội bộ công ty (dựa vào công ty mẹ và các công ty con với nhau).

– Một số ý kiến cho rằng đặc điểm cơ bản của các công ty đa quốc gia là bộ phận không trực tiếp làm việc với khách hàng, (Ví dụ cung cấp nguyên liệu, tài chính và nguồn nhân lực) ở mỗi quốc gia mà nó hoạt động

Các công ty đa quốc gia lớn mạnh có thể có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ quốc tế khi chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà nhà chính trị đại diện, chúng có nguồn lực tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng (public relations) và vận động hành lang (lobbying) chính trị.

3. Phân loại công ty đa quốc gia

Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất như sau:

– Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là công ty sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác

Ví dụ: Công ty McDonalds

– Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác.

Ví dụ: Công ty Adidas

– Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là công ty có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Ví dụ: Công ty Microsoft

4. Động lực phát triển của công ty đa quốc gia

Công ty đa quốc gia phát triển từ các động lực sau:

Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ.

Thứ hai: đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.

Thứ ba: muốn tím kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.

Thứ tư: để bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cận đó, tối ưu hóa chi phì và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.

5. Những rủi ro mà các công ty đa quốc gia phải đối mặt

Do hoạt động của các công ty đa quốc gia được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… đều có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các các công ty đa quốc gia được chia thành hai nhóm sau:

– Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…

– Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế, khủng hoảng nợ…

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]