Trang chủ Tâm lý học Sự hình thành và phát triển ý thức

Sự hình thành và phát triển ý thức

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 929 views

Sự hình thành ý thức của con người (về phương diện loài người)

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. đó là hai động lực chủ yếu đã biến bộ não con vượn thành bộ óc con người. Đây cũng chính là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của con người.

a. Vai trò lao động đối với sự hình thành ý thức

  • Điều khác biệt giữa con người và con vật (người kiến trúc sư với con ong, người thợ dệt với con nhện) là trước khi lao động làm ra một sản phẩm nào đó, con người phải hình dung ra trước mô hình của cái cần làm ra và cách làm ra cái đó trên cơ sở huy động toàn bộ vốn hiểu biết năng lực trí tuệ của mình vào đó. Con người có ý thức về cái mà mình sẽ làm
  • Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động (cách để làm ra cái) tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.
  • Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lí của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó. Như vậy có thể nói, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.

b. Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức

  • Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có Công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lí của sản phẩm (cái và cách làm ra sản phẩm đó). Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra với ý định ban đầu.
  • Hoạt động lao động là hoạt động tập thể, mang tính xã hội. Trong lao động, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác (biết mình, biết người) trong lao động

Sự hình thành ý thức vả tự ý thức của cá nhân

a. Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân

Như trên đã nói, trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm, năng lực tiềm tàng của thần kinh, cơ bắp, hứng thú. nguyện vọng… của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Trong sản phẩm của hoạt động “tồn đọng” chứa đựng bộ mặt tâm lí, ý thức của cá nhân. Bằng hoạt động đa dạng và Phong phú trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lí, ý thức của mình.

b. Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với xã hội

Trong quan hệ giao tiếp, con người đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội để có ý thức về người khác và ý thức về chính bản thân mình. C. Mác và Ph. ăng ghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”.

c. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội

Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường dạy học, giáo dục và giao tiếp trong quan hệ xã hội, cá nhân tiếp thu, lĩnh hội các chuẩn mực xã hội, các định hưởng giá trị xã hội để hình thành ý thức cá nhân.

d. Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tư nhận thức, tư đánh giá, tự phân tích hành vi của mình

Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình (ý thức bản ngã – tự ý thức) trên Cơ sở đối Chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net