Trang chủ Tâm lý học Nhu cầu là gì? [Tâm lý học]

Nhu cầu là gì? [Tâm lý học]

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,1K views

Để tồn tại và phát triển, mỗi cơ thể sống đều cần có những điều kiện và phương tiện nhất định do môi trường đem lại. Giống như các cơ thể sống khác, để tồn tại và hoạt động, con người cũng cần có những điều kiện và phương tiện nhất định. Tất cả những đòi hỏi ấy gọi là nhu cầu của cá nhân. Nhu cầu biểu thị sự gắn bó của cá nhân với thế giới xung quanh. Ngược lại, tất cả mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hàng loạt nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống của con người.

Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

Đặc điểm

+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng (tính đối tượng của nhu cầu)

Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó cụ thể. Cũng là sự đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu nhưng ban đầu đối

tượng có thể chưa cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, đối tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống của cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng chóng nảy sinh, củng cố và phát triển.

Đối tượng của nhu cầu ở những người khác nhau là khác nhau. Người có nhu cầu này, người có nhu cầu khác. Ngay trong cùng một loại nhu cầu, đối tượng của nhu cầu ở người này cũng khác đối tượng nhu cầu của người khác.

Chính tính đối tượng của nhu cầu đã thúc đẩy con người hoạt động, sáng tạo ra thế giới đối tượng để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người. Cũng nhờ đặc điểm này mà nhu cầu kích thích sản xuất phát triển, tạo nên mối quan hệ giữa “cung và cầu”, thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh. Càng có nhiều nhu cầu và càng có nhiều đối tượng của nhu cầu sẽ càng kích thích sản xuất phát triển.

+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định.

Chính điều kiện sống quy định nội dung đối tượng của nhu cầu hay nói cách khác nhu cầu là sự phản ánh những điều kiện sống. Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển do đó nhu cầu càng phát triển và ngược lại nhu cầu càng phát triển, kích thích sản xuất càng phát triển.

Nội dung của nhu cầu do điều kiện thỏa mãn nó quy định. Điều kiện thỏa mãn nhu cầu của con người nằm trong xã hội, do đó nhu cầu của con người mang tính xã hội. Các nhu cầu lao động, học tập, tiếp thu tri thức, nghiên cứu khoa học, thưởng thức văn học nghệ thuật, nhu cầu giao tiếp… mang tính xã hội rõ rệt. Ngay trong những nhu cầu thuần tuý mang tính cá nhân hoặc những nhu cầu dường như chỉ liên quan đến những chức năng sinh vật của cơ thể con người trên thực tế vẫn mang tính xã hội. (Con người không thỏa mãn một cách tuỳ tiện, bản năng như con vật mà ít nhiều đều có ý thức).

Nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa mãn nó.

Mác viết: “Đói là đói, song cái đói được thỏa mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì khác hẳn cái đói bắt buộc Phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng”.

Nhu cầu con người phụ thuộc vào điều kiện và phương thức thỏa mãn nhu cầu do đó muốn cải tạo nhu cầu phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của xã hội, gia đình, bản thân. Muốn cải tạo những nhu cầu xấu ở con người cần cải tạo cơ sở đã làm nảy sinh ra nó. Muốn nảy sinh những nhu cầu tốt phải tạo ra những điều kiện và phương thức sinh hoạt tương ứng với nó.

+ Nhu cầu mang tính chu kì

Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống vả phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt như cũ. Sự tái diễn đó thường mang tính chu kì. Tính chu kì này do sự biến đổi có tính chu kì của hoàn cảnh xung quanh và của trạng thái cơ thể gây ra.

4/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net