1. Nội dung các khoản tài trợ quốc tế cho chính phủ
Đứng trên phạm vi quốc gia, tài trợ quốc tế cho Chính phủ thực chất là các nguồn lực tài chính của các chủ thể quốc tế được chuyển cho Chính phủ để thực hiện các mục tiêu đã được Chính phủ đề ra.
Tại một quốc gia bất kỳ, nếu S là tiết kiệm, I là đầu tư, khi I > S, chứng tỏ quốc gia đó đã nhận được các khoản tài trợ quốc tế, tức là đã có dòng chảy của vốn quốc tế (Capital Flow) vào quốc gia đó thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, vay nợ…
Giả sử chi tiêu của Chính phủ là G, các khoản Chính phủ thu được trong nước là T (kể cả vay nợ trong nước). Nếu G >T, có nghĩa là Chính phủ đã nhận được một khoản tài trợ từ bên ngoài quốc gia.
Tài trợ quốc tế cho Chính phủ chủ yếu bao gồm các khoản vay nợ của Chính phủ và các khoản viện trợ không hoàn lại.
1.1. Vay nợ của Chính phủ
– Vay thương mại quốc tế Chính phủ là các khoản vay nước ngoài của Chính phủ theo các điều kiện thị trường, không có ưu đãi gì. Đối với loại tài trợ quốc tế này thí mục đích của các chủ thể cho Chính phủ vay là kiếm lời.
Trong vay thương mại quốc tế, Chính phủ có thể đi vay từ các ngân hàng thương mại, vay từ tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế (phần trên hạn ngạch ưu đãi) và phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường tài Chính quốc tế.
– Vay ưu đãi quốc tế của Chín h phủ là các khoản vay nước ngoài của Chính phủ được hưởng các điều kiện ưu đãi về lãi suất (thường rất thấp), hoặc ưu đãi về thời hạn vay (thời gian vay nợ dài, có thời gian ân hạn), hoặc ưu đãi về điều kiện vay (dễ dàng, không cần cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh…).
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của loại hình tài trợ vay ưu đãi đó là các Chính phủ cũng thường phải chấp nhận các đều kiện về kinh tế – Chính trị của người cho vay.
1.2. Viện trợ không hoàn lại
Trái ngược với vay thương mại quốc tế, các khoản viện trợ không hoàn lại thường là các khoản tài trợ cho các mục đích nhân đạo ; phát triển xã hội (giáo dục, y tế, phòng chống dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phòng chống các tệ nạn xã hội,…); phát triển kinh tế (thường đi kèm các khoản vay ưa đãi); bảo vệ môi trường; trợ giúp khó khăn đột xuất như thiên tai, địch họa, động đất, sóng thần…
2. Ý nghĩa các khoản tài trợ quốc tế cho chính phủ
2.1. Ý nghĩa tích cực
– Là một nguồn thu quan trọng đối với Chính phủ các nước đang phát triển và chậm phát triển. Tài trợ quốc tế vừa tăng nguồn thu cho NSNN, tăng thu ngoại tệ và vừa đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ mà không gây ra lạm phát.
Có thể nói, với các nước đang phát triển và chậm phát triển nguồn thu của NSNN rất hạn hẹp và nhỏ bé, đặc biệt thiếu hụt rất lớn về ngoại tệ. Bên cạnh đó, nhu cầu chi tiêu của NSNN để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, để giải quyết các vấn đề xã hội, để nâng cao trình độ dân trì và trình độ sản xuất, để cải thiện cán cân thanh toán…thường rất lớn. Chính ví vậy, Chính phủ có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề này, chẳng hạn phát hành thêm tiền, vay nợ trong nước và đặc biệt chú trọng biện pháp tím nguồn tài trợ quốc tế.
– Tăng thêm nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, phát huy được các tiềm năng sẵn có trong nước.
+ Một phần rất lớn từ nguồn tài trợ quốc tế được Chính phủ chi tiêu cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và chi cho phát triển kinh tế.
+ Ngay cả khoản chi tiêu cho quản lý của Chính phủ cũng sẽ là nhân tố tác động làm tăng tổng chi trong nước, góp phần làm tăng sản lượng sản xuất của nền kinh tế.
+ Nguồn vốn ODA thường được Chính phủ và các nhà tà i trợ sử dụng như một nhân tố kích thích hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài, khai thác hết các tiềm năng sẵn có trong nước để phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế.
2.2. Tác động tiêu cực
– Phải trả lãi cho nước ngoài: Các khoản vay nợ nước ngoài hầu hết kèm theo lãi suất. Hàng năm, Chính phủ có nghĩa vụ hoàn trả lãi vay cho nước ngoài, khoản chi trả này được trích từ một phần thu thập quốc dân, điều này đã làm cho đất nước bị nghèo đi một ít. Vì vậỵ, trước khi tìm nguồn tài trợ bên ngoài thì các Chính phủ nên huy động hết nguồn lực tài chính trong nước. Mặt khác, nếu Chính phủ sử dụng tốt khoản tài trợ quốc tế, số vốn này giúp nề n kinh tế tạo ra được thu nhập lớn hơn nhiều khoản lãi vay phải trả thí vấn đề trả lãi vay nước ngoài không còn đáng lo ngại.
– Có thể để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai. Các khoản vay nước ngoài thường có thời hạn tương đối dài và có thể có các ưu đãi, tuy nhiên các khoản vay này đều gây ra áp lực trả nợ cho Chính phủ. Do đó, nếu sử dụng không có hiệu quả sẽ không tạo ra tăng trường kinh tế, thu nhập ròng để trả nợ mà còn tạo ra gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai.
– Có thể dẫn tới vỡ nợ Chính phủ. Một khi Chính phủ mất khả năng chi trả các khoản nợ vay nước ngoài, buộc Chính phủ phải tuyên bố vỡ nợ. Chính phủ quốc gia đó được lợi là thoá i thác trách nhiệm trả nợ, tuy nhiên Chính phủ sẽ chịu nhiều bất lợi từ cộng đồng tài chính quốc tế như:
+ Bị ngăn cấm không được tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là thương mại quốc tế.
+ Bị tịch biên tài sản ở nước ngoài, kể cả tài sản của Chính phủ và tài sản của công dân quốc gia đó.
+ Hầu như bị cắt hết các khoản tài trợ quốc tế, kể cả vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc tuyên bố vỡ nợ Chính phủ là điều mà không một quốc gia nào có thể dễ dàng thực hiện ví những hậu quả nặng nề của nó.
– Có thể phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc về kinh tế, Chính trị do nhà tài trợ quốc tế đưa ra.
Tóm lại, vay nợ Chính phủ vừa có những ý nghĩa tích cực, vừa có thể có những hậu quả tiêu cực nếu không quản lý sử dụng tốt khoản vay này.
(Nguồn tài liệu: Bùi Thị Lệ, Giáo trình tài chính quốc tế, 2014)