Ba vấn đề kinh tế cơ bản & Cách giải quyết các vấn đề kinh tế trong các tổ chức kinh tế.
3 vấn đề kinh tế cơ bản
Tất cả các nền kinh tế quốc dân, trong mọi giai đoạn phát triển đều phải thực hiện ba chức năng cơ bản sau:
– Sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ nào? với số lượng bao nhiêu?
Cơ sở của chức năng này là sự khan hiếm các nguồn lực so với nhu cầu của xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu mà của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải giải quyết là giảm đến mức tối thiểu sự lãng phí trong việc sản xuất ra những sản phẩm không cần thiết, và tăng cường đến mức tối đa những sản phẩm cần thiết.
– Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào?
Việc giải quyết đúng đắn vấn đề này thông thường đồng nghĩa với việc sử dụng số lượng đầu vào ít nhất để sản xuất ra số lượng sản phẩm đầu ra nhất định.
– Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra cho ai? hay sản phẩm quốc dân được phân phối thế nào cho các thành viên trong xã hội.
Ba vấn đề nêu trên là những chức năng năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó như thế nào.
Tất cả các chức năng này đều mạng tính lựa chọn, vì các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này là:
- Tồn tại các cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Ví dụ: Sản xuất sản phẩm dệt may cần đầu vào là (lao động ngành dệt may, máy may, vải, sợi,…); còn sản xuất ô tô cần (lao động ngành cơ khí chế tạo, thép, ).
- Tồn tại các phương pháp khác nhau để sản xuất ra sản phẩm cụ thể. Ví dụ cũng là may mặc nhưng phương pháp thủ công khác với tự động hóa.
- Tồn tại các phương pháp khác nhau để phân phối hàng hóa và thu nhập cho các thành viên trong xã hội. Ví dụ: Tham gia sản xuất ra sản phẩm, người lao động nhận được tiền công tiền lương; doanh nghiệp nhận được lợi nhuận, Nhà nước thu được các khoản thuế. Các thành viên trong xã hội nhân được bao nhiêu là do cơ chế phân phối ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc
Những cách thức để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản trên trong một nước cụ thể sẽ Tùy thuộc vào lịch sử, hệ tư tưởng, và chính sách kinh tế của Quốc gia này.
Cách giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản trong các tổ chức kinh tế
Nền kinh tế tập quán truyền thống (Bản năng):
Tồn tại dưới thời công xã nguyên thủy, 3 vấn đề kinh tế cơ bản được quyết định theo tập quán truyền thống và được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ
Nền kinh tế chỉ huy – mệnh lệnh:
- Là một nền kinh tế tập trung bao cấp, đã từng tồn tại nhiều năm trước đây trong các nước XHCN cũ và trong đó có Việt Nam (Tồn tại đến hết năm 1985).
- Sự can thiệp của Nhà nước là lớn, chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Ba vấn đề kinh tế cơ bản đều được thực hiện bằng kế hoạch tập trung, thống nhất của Nhà nước (do Chính phủ quyết định).
Nền kinh tế thị trường – Tự do:
- Là nền kinh tế trong đó chính phủ không tham gia và quyết định các vấn đề kinh tế mà để cho thị trường giải quyết thông qua quy luật cung – cầu.
- Tồn tại nhiều năm trước đây ở các nước
- Cả 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định.
Nền kinh tế hỗn hợp (Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước)
- Là nền kinh tế có sự pha trộn giữa kinh tế thị trường tự do và kinh tế chỉ huy.
- Nhà nước và thị trường cùng giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, chủ yếu do thị trường quyết định, thị trường vẫn hoạt động với những quy luật khách quan vốn có của nó (cung – cầu) cùng với sự chỉ huy của chính phủ nhưng không can thiệp quá chi tiết mà tác động vào thị trường, chính phủ sử dụng những công cụ của mình để điều chỉnh những lệch lạc của kinh tế thị trường.
Vai trò của chính phủ: Vai trò kinh tế của chính phủ có thể được phát họa bằng 3 chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng hiệu quả: Chính phủ tác động để nền kinh tế khai thác hết tiềm năng sản xuất, đặt nền kinh tế nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PP).
- Chức năng công bằng: Chính phủ dùng chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập nhằm làm giảm thiểu sự bất bình đẳng cho mọi người.
- Chức năng ổn định: Thông qua kiểm soát thuế khóa, chi tiêu, kiểm soát khối lượng tiền, … chính phủ làm dịu đi những dao động của chu kỳ kinh tế.
Tóm lại, sự can thiệp của Chính phủ có tác dụng khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng cạnh tranh và hợp tác với nhau một cách lành mạnh và bình đẳng.