Trang chủ Triết học Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 620 views

Phân tích nguồn gốc, bản chất của nhà nước?

Nguồn gốc của nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định; nhà nước cũng mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Bởi trong lịch sử phát triển của xã hội đã có những giai đoạn không có nhà nước như giai đoạn nguyên thủy và khi chủ nghĩa cộng sản được xây dựng thì cũng không còn nhà nước. Sự xuất hiện nhà nước gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự ra đời của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện khi cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp chủ nô xây dựng nhà nước, một bộ máy trấn áp để bảo vệ lợi ích của mình và đàn áp sự phản kháng của giai cấp nô lệ. Lê-nin viết: “Nhà nước là một sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

Như vậy, nguyên nhân sâu xa cho sự xuất hiện của nhà nước là sự phát triển của lực lượng sản xuất mới mâu thuẫn với quan hệ sản xuất cũ trong hình thái kinh tế – xã hội nguyên thủy, dẫn đến sự xuất hiện hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ; nguyên nhân trực tiếp là sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và giai cấp. Nhưng khi nói đến nhà nước, thì nhà nước bao giờ cũng là nhà nước của một giai cấp và được thể hiện là nền chuyên chính của một giai cấp nhất định. Cho nên sự xuất hiện nhà nước không phải do ý muốn chủ quan của con người và càng không phải là sự sáng tạo thuần túy của “lực lượng siêu nhiên”, nó mang tính khách quan và quy luật của sự phát triển xã hội.

Bản chất của nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử như Ăngghen đã từng chỉ ra rằng: nhà nước “chẳng qua là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”. Với tư cách là “bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”, nhà nước của giai cấp bóc lột là một kiểu tổ chức xã hội của xã hội có giai cấp, nó là một bộ máy, một hệ thống tổ chức chặt chẽ tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội, do giai cấp thống trị thiết lập ra và nhằm hợp thức hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa (theo nghĩa đen) của nó – nhà nước của giai cấp bóc lột.

Như vậy, nhà nước là một bộ phận quan trong nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Tất cả những hoạt động chính trị, kinh tế văn hóa xã hội do nhà nước tiến hành xét cho cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Điều này đã được Ăngghen nhấn mạnh: “Nhà nước, nói chung chỉ là sự phản ánh, dưới hình thức tập trung của những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất”.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net