Trang chủ Triết học Lênin phát triển triết học Mác như thế nào?

Lênin phát triển triết học Mác như thế nào?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 802 views

Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản trong nhận thức và cải tạo thể giới. Đó là học thuyết về sự phát triển luôn đòi hỏi được bổ sung, phát triển không ngừng. V.I. Lênin nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại chúng ta tin tưởng rằng, lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn lạc hậu với cuộc sống”[1]. V.I. Lênin và những người cộng sản đã kế tục trung thành, bảo vệ và phát triển sáng tạo cả ba bộ phận của chủ nghĩa Mác, đáp ứng đỏi hỏi khách quan của thời đại mới.

* Hoàn cảnh lịch sử V.I.Lênin phát triển Triết học Mác

Sự hình thành giai đoạn Lênin trong triết học Mác gắn liền với các sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa đế quốc; giai cấp tư sàn ngày càng bộc lộ rõ tính chất phản động của mình, chúng điên cuồng sử dụng bạo lực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; sự chuyển biến của trung tâm cách mạng thế giới vào nước Nga và sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

Sự biến đổi của điều kiện kinh tế – xã hội va cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản đã đặt ra trước những người Mác – xít những nhiệm vụ cấp bách, đó là sự cần thiết phải nghiên cứu giai đoạn mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; soạn thảo chiến lược, sách lược đấu tranh của giai cấp vô sản và đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục làm giàu và phát triển triết học Mác, v.v. Những nhiệm vụ đó đã được V.I. Lênin giải quyết một cách trọn vẹn trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những phát minh lớn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý học) được thực hiện đã làm đảo lộn quan niệm về thế giới của vật lý học cổ điển. Việc phát hiện ra tia phóng xạ; phát hiện ra điện tử; chứng minh được sự thay đổi và phụ thuộc của khối lượng vào không gian, thời gian vào vật chất vận động .v.v có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt thế giới quan… Lợi dụng tình hình đó, những người theo chủ nghĩa duy tâm, cơ hội, xét lại… tấn công lại chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác. Việc luận giải trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng những thành tựu mới của khoa học tự nhiên; phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là những nhiệm vụ đặt ra cho triết học. V.I.Lênin – nhà tư tưởng vĩ đại của thời đại, từ những phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên, đã nhìn thấy bước khởi đầu của một cuộc cách mạng khoa học, ông cũng đã vạch ra và khái quát những tư tưởng cách mạng từ những phát minh vĩ đại đó.

Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã tiến hành một cuộc tấn công điên cuồng trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, nhằm chống lại các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Rất nhiều trào lưu tư tưởng lý luận phản động xuất hiện: thuyết Kant mới; chủ nghĩa thực dụng; chủ nghĩa thực chứng; chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (biến tướng của chủ nghĩa Makhơ); lý luận về con đường thứ ba,v,v.. Thực chất, giai cấp tư sản muốn thay thế chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác bằng thứ lý luận chiết chung, pha trộn của thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Vì thế, việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới đã được V.L Lênin xác định là những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

* V.I. Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và triết học Mác trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội

V.I. Lênin sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870 tại thành phố Ximbiếcxcơ của nước Nga trong một gia đình có sáu anh chị em được bố, mẹ cho học hành toàn diện và giáo dục trở thành những người yêu lao động, trung thực, khiêm tốn, nhạy bén đều trở thành những người cách mạng. Ngay từ nhỏ Lênin đã nổi tiếng lầ người tinh nhanh, vui vẻ, say mê và nghiêm túc trong việc học hành. Tính cách và quan điểm của Lênin thời trẻ được hình thành dưới ảnh hưởng của nền giáo dục gia đình, nền văn học Nga và cuộc sông xung quanh. Năm 17 tuổi, do tham gia tích cực vào phong trào sinh viên, V.I. Lênin bị đuổi khỏi trường Đại học Tổng hợp Cadan và bị bắt giam. Từ đó, Người bước vào con đường đấu tranh cách mạng. Người quan tâm nghiên cứu chủ nghĩa Mác, hết sức hào hứng tiếp nhận và tuyên truyền nhiệt thành cho những tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác.

Vốn giàu nghị lực và trí thông minh tuyệt vời, ý chí và lòng say mê hoạt động cách mạng, V.I. Lênin đã lao vào công tác cách mạng, vượt qua mọi trở ngại, khó khăn cả về vật chất và tinh thần, không ngừng làm việc, cống hiến, sức lực tâm huyết và trí tuệ cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Trong điều kiện bị tù đày, sống lưu vong ở nước ngoài, cũng như trong những năm tháng hoạt động lý luận và chỉ đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Nga, V.I.Lênin đã thể hiện rõ là một lãnh tụ, một nhà lý luận thiên tài, nhà tổ chức và người lãnh đạo kiệt xuất của giai cấp vô sản. “Lênin là nhà bác học vĩ đại trong đấu tranh cách mạng và là nhà cách mạng trong hoạt động khoa học. Ông là người mở ra thời kỳ mới trong sự phát triển của lý luận Mác – xít, làm phong phú thêm tất cả các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học”[2].

Thời kỳ 1893 – 1907, V.I. Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác nhằm thành lập đảng Mác – xít ở Nga và chuẩn bị cho cuộc mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất.

Từ những năm 80 của thế kỷ XIX chủ nghĩa Mác đã bắt đầu được tuyền bá vào nước Nga. VI. Lênin đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga đồng thời tiến hành đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm, phương pháp siêu hình, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng.

Trong thời kỳ này, V.I. Lênin đã viết các tác phẩm chủ yếu như: Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ – xã hội ra sao? (1894); Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó (1894); Chúng ta từ bỏ di sản nào? (1897); Làm gì? (1902), v.v..V.I. Lênin đã đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, phương pháp siêu hình của phái Dân Túy, bảo vệ và phát triển phép biện chứng duy vật, quan tâm nghiên cứu các hiện tượng, quy luật phát triển của xã hội, phát triển nhiều quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là làm phong phú thêm lý luận hình thái kinh tế – xã hội. V.I. Lênin đã phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp trước khi có chính quyền, đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị và đấu tranh tư tưởng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò quyết định của đấu tranh chính trị. Trong tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ – xã hội trong cách mạng dân chủ”, Lênin đã phát triển học thuyết của Mác về cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã nêu ra được những đặc điểm, động lực và triển vọng của cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Từ 1907 – 1917 là thời kỳ V.I.Lênin phát triển toàn diện triết học Mác và lãnh đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907, tình hình xã hội Nga cực kỳ phức tạp. Lực lượng phản động giữ địa vị thống trị và hoành hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hàng ngũ những người cách mạng nảy sinh hiện tượng dao động, “có tình trạng thoái chí, mất tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ lập trường, nổi chuyện dâm bôn”[3], về mặt tư tưởng, chủ nghĩa Mác bị tấn công từ nhiều phía, trong lĩnh vực ữiết học có xu hướng ngả sang chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, ra đời trào luu “tìm thần” và “tạo thần” trong giới trí thức. Chủ nghĩa Makhơ muốn làm sống lại triết học duy tâm, chống chủ nghĩa duy vật biện chứng, phá hoại tư tưởng cách mạng, tước bỏ vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản.

Trước tình hình đó, V.I.Lênin tiến hành đấu tranh, bảo vệ, phát triển triết học Mác. Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1908) đã khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, phê phán toàn diện triết học duy tâm tư sản và chủ nghĩa xét lại trong triết học, vạch mặt những kẻ chống lại triết học Mác – xít, bảo vệ chủ nghĩa duy vật, phát triển lý luận duy vật biện chứng về nhận thức. V.I.Lênin chỉ ra rằng,
giữa triết học và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ, rằng chủ nghĩa Mác là sự thống nhất không thể tách rời giữa lý luận khoa học với thực tiễn cách mạng.

Trong tác phẩm này, V.I. Lênin đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất, giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học, phát triển và hoàn thiện lý luận phản ánh, vạch ra bản chất của ý thức, con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý.

V.I.Lênin đâ chỉ ra thực chất của cuộc khủng hoảng trong vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – chính là sự khủng hoảng về thế giới quan và phương pháp luận. Người chỉ rõ, con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng vật lý là phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng.

V.I.Lênin đã chỉ rõ sai lầm của những người theo chủ nghĩa Makhơ, khi họ phủ nhận vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với sự phát triển xã hội, về ý thức xã hội là hỉnh thức phản ánh của tồn tại xã hội. Ông kịch liệt phê phán phái Makhơ đồng nhất quy luật sinh học với quy luật lịch sử, lấy quy luật sinh học giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội.

Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất, V.I. Lênin nghiên cứu và phát triển hàng loạt quan điểm, nguyên lý triết học Mác, đáp ứng yêu cầu nhận thức giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn cách mạng vô sản. Qua tác phẩm ‘”Bút ký triết học” (1914- 1916), V.I. Lênin quan tâm nghiên cứu, bổ sung, phát triển phép biện chứng duy vật. Ông tập trung phân tích tư tưởng coi phép biện chứng là khoa học về sự phát triển, vấn đề nguồn gốc, động lực của sự phát triển; phát triển các quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật; về nguyên tắc thống nhất giữa phép biện chứng, lôgích học và lý luận nhận thức, những yếu tố căn bản của phép biện chứng,… V.I. Lênin bảo vệ, phát triển nhiều vấn đề quan trọng như làm sáng tỏ quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính đảng của hệ tư tưởng, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử.

Trong tác phẩm: “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (1913), V.I.Lênin đã phân tích chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, đêm trước của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đã phát triển sáng tạo vấn đề về mối quan hệ giữa những quy luật khách quan của xã hội với hoạt động có ý thức của con người; về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, về quan hệ giữa tất yếu và tự do,v.v.. V.I. Lênin đã nêu lên những kết luận mới về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một số ít nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ không phải ở trình độ phát triển cao về kinh tế; về sự chuyển biến của cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa; về những hình thức muôn vẻ của cách mạng xã hội chủ nghĩa,V.V.. V.I. Lênin chỉ ra rằng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước là một bộ phận cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới. Vì vậy, Người luôn đòi hỏi sự thống nhất, đoàn kết trong phong trào cộng sản thế giới trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Khi cách mạng vô sản đã trở lên chín muồi, trong điều kiện cụ thể của nước Nga, V.I.Lênin đã viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (cuối năm 1917) nhằm chuẩn bị mặt lý luận cho cuộc cách mạng vô sản đang đến gần. V.I.Lênin đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc bản chất cửa nhà nước, về tính tất yếu đập tan nhà nước tư sản, thay thế bằng nhà nước chuyên chính vô sản, về nhà nước trong thời kỳ qúa độ – đó là nhà nước
chuyên chính vô sản và lực lượng lãnh đạo nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân tức chính đảng Mác – xít. V.I. Lênin phân tích và nhấn mạnh tư tưởng chủ yếu của Mác về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, và phân tích chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là hai giai đoạn trong sự phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa, về vai trò của đảng cộng sản trong xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Công lao to lớn của V.I. Lênin được thể hiện ở chỗ, ông đã giải quyết một cách khoa học những vấn đề về chiến tranh và hoà bình; tiếp tục phát triển học thuyết Mác về chiến tranh và quân đội. Ông là người đầu tiên soạn thảo học thuyết về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa… Những tư tưởng trên được Lênin trình bày trong các tác phẩm Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh, Hải cảng Lữ thuận thất thủ, Chiến tranh và cách mạng và một số tác phẩm khác.

Từ 1917 -1924 là thời kỳ Lênin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mạng, bổ sung, hoàn thiện triết học Mác, gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh chống lại sự can thiệp của 14 nước đế quốc, bọn phản động trong nội chiến bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng đất nước. V.I.Lênin kiên quyết đấu tranh chống mọi loại kẻ thủ của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng.

V.I.Lênin đặc biệt chú ý tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học, bổ sung, hoàn thiện triết học Mác, nhất là sự phát triển phép biện chứng mácxít… Tác phẩm “ Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”, V.I. Lênin đã vạch ra đường lối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga, phân tích nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, đặt ra nhiệm vụ phải tiến hành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nước Nga, trong đó nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu là nâng cao năng suất lao động.

V.I. Lênin làm rõ sự khác biệt cần bản về nhiệm vụ chủ yếu của quần chúng lao động trong cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Người phát triển tư tưởng về chuyên chính vô sản và chỉ rõ: “Chính quyền Xô viết không phải là cái gì khác mà chỉ là hình thức của chuyên chính vỗ sản”. Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chuyên chính đối với bọn bóc lột là một tất yếu. Người cũng làm rõ những đặc trưng chủ yếu của chế độ dân chủ đã được thi hành ở Nga.

Tác phẩm “ Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”, trong đó V.I. Lênin vạch trần sự phản bội của Causky, phê phán Causky đã phủ nhận chuyên chính vô sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa; chỉ rõ sự khác biệt căn bản giữa nền dân chủ tư sàn và nền dân chủ vô sản, chỉ rõ vai trò to lớn của Nhà nước Xô viết trong bảo vệ và xây dựng nước Nga Xô viết.

Trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại”, lần đầu tiên V.I. Lênin đưa ra định nghĩa hoàn chính về giai cấp, chỉ ra những đặc trưng chung cơ bản, phổ biến và ổn định nhất của giai cấp – cơ sở khoa học để nhận biết, phân rõ các giai cấp khác nhau trong lịch sử xã hội có giai cấp. V.I. Lênin tiếp tục phát triển tư tưởng về nâng cao năng suất lao động. Người chỉ rõ: xét đến cùng năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất bảo đảm cho thắng lợi của chế độ xã hội mới.

Tác phẩm “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản”, V.I.Lênin lảm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa đảng và quần chúng, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thiết lập chuyên chính vô sản và cải tạo xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin tiếp tục luận chứng cho tính tất yếu, nội dung của chuyên chính vô sản đối với toàn bộ thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, lý luận về tình thế cách mạng và thời cơ cách mạng.

Tác phẩm “Lại bàn về Công đoàn”, V.I. Lênin cũng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lôgích biện chứng, khái quát những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật như: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử – cụ thể, nguyên tắc phát triển, V.V..            –

Sau khi đã dũng cảm vượt qua mọi nguy nan trong cuộc nội chiến, trên bước đường xây dựng kinh tế và chế độ xã hội mới trong hoà bình, đất nước Xô viết đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Điều đó đòi hỏi nhũng người cộng sản phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, Lênin viết tác phẩm Chính sách kinh tế mới, trong đó đã làm phong phú và phát triển những tư tưởng của Mác, Ăngghen về thời kỳ quá độ, đặc biệt là chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp, vấn đề liên minh công nông. Kết quả là thông qua thực hiện chính sách kinh tế mới mà khối liên minh công nông và chính quyền Xô viết được củng cố thêm một bước.

Tác phẩm Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu được coi như là di chúc triết học của Lênin, trong đó ông nêu cơ sở khoa học cho nhiệm vụ tiếp tục phát triển triết học Mác, về phương hướng, mục tiêu, biện pháp công tác của đảng cộng sản trên mặt trận triết học. V.I. Lênin còn có sự đóng góp to lớn vào việc phát triển lý luận đạo đức học, mỹ học và chủ nghĩa vô thần khoa học, chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản của việc giáo dục đạo đức, mỹ học và chủ nghĩa vô thần khoa học.

Như vậy, chủ nghĩa Lênin không phải là “sự giải thích” chủ nghĩa Mác mà là sự khái quát lý luận vê thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, là sự phát triển duy nhất đúng đắn và triệt để chủ nghĩa Mác, trong đó có triết học trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. Chính vì thế, giai đoạn mới trong sự phát hiến triết học Mác gắn liền với tên tuồi của V.I. Lênin và triết học Mác – Lênin là tên gọi chung cho cả hai giai đoạn.

* Thời kỳ từ 1924 đến nay, triết Mác – Lênin tiếp tục được các Đảng Cộng sản và công nhân bổ sung, phát triển

Từ sau khi V.I.Lênin mất đến nay, triết học Mác – Lênin tiếp tục được các đảng cộng sản và công nhân bổ sung, phát triển. Trong khi lãnh đạo, giải quyết các nhiệm vụ chính trị, thực tiễn xây đựng chủ nghĩa xã hội và đấu – tranh tư tưởng, các đảng cộng sản và công nhân đã có nhiều đóng góp quan trọng, nhất là những vấn đề về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chẳng hạn như vấn đề mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại; về nhà nước xã hội chủ nghĩa, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những mâu thuẫn của thời đại… ở các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, triết học Mác – Lênin được truyền bá và thâm nhập sâu rộng trong quần chúng và trên các lĩnh vực đời sống của xã hội và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng xã hội mới với những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được.

Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra rằng, quá trình phát triển triết học Mác – Lênin cũng gặp không ít khó khăn do những sai lầm, khuyết điểm trong đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội mang tính chất tập trung quan liêu, bệnh chủ quan, duy ý chí, quan niệm giản đơn về quan hệ giữa triết học và chính trị dần đến “hoà tan” triết học vào tư tưởng chính trị trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội… là trợ lực lớn đối với sự phát triển năng lực tư duy lý luận, quá trình phát triển của triết học. Ngược lại, sự lạc hậu về lý luận đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật với những phát minh có tính chất vạch thời đại và sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tể, chính trị, xã hội đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề cần giải đáp về mặt lý luận. Điều đó đòi hỏi các đảng cộng sản vận dụng thế giới quan, phương pháp luận Mác-xít để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn khái quát lý luận định ra đường lối, chiến lược, sách lược phù hợp với yêu cầu khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự đổ vỡ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực làm cho yêu cầu phát triển triết học Mác – Lênin càng cấp bách hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội đã đạt được, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua thử thách, tiếp tục tiến lên đòi hỏi các đảng cộng sản càng phải nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, trước hết là thế giới quan, phương pháp luận khoa học của nó.

Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, đồng thời có đóng góp quan trọng vào sự phát triển triết học Mác – Lênin trong điều kiện mới.

Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bằng tư duy biện chứng, phân tích sâu sắc tình hình cách mạng Việt Nam, trong “Chính cương vắn tắt, Luận cương năm 1930” Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt định ra đường lối lãnh đạo nhân dân làm “cách mạng tư sản dân quyền”, rồi tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triên tư bản chủ nghĩa từ một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trên cơ sở lý luận về tình thế, thời cơ cách mạng, phân tích cụ thể tình hình, so sánh lực lượng, nắm chắc thời cơ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đứng lên khởi nghĩa giành chính quyển thắng lợi năm 1945, đánh bại thực dân Pháp 1954 và đế quốc Mỹ thống nhất Tổ quốc năm 1975 đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học, sự đóng góp, làm phong phú lý luận Mác – Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt đường lối thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược – xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc ở Miền Nam sau năm 1954 là một đóng góp quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển triết học Mác – Lênin.

Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm rõ thêm lý luận về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ dài; phân tích chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay; thực hiện đường lối đổi mói, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải quyết đúng đắn giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; đưa ra quan điểm chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là những đóng góp quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kho tàng lý luận Mác -Lênin trong đó có triết học.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có biến động nhanh chóng và phức tạp. Đặc biệt, các thế lực thù địch đang ra sức chống phá chủ nghĩa xã hội, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc đấu tranh bảo vệ, phát triển triết học Mác – Lênin phù hợp với điều kiện lịch sử mới là vấn đề cấp bách, nhất là việc vận dụng, biến lý luận đó thành hiện thực thắng lợi của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, không thể đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nếu xa rời lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin, rơi vào chủ nghĩa chủ quan, xét lại. Những thành công và thất bại trong “cải tổ”, đổi mới đã chứng tỏ điều đó. Việc bổ sung, phát triển triết học Mác – Lênin hiện nay chỉ có thể thực hiện được thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn theo phương pháp biện chứng khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng cơ hội, xét lại, khắc phục bệnh giáo điều, duy ý chí, bảo vệ và phát triển triết học Mác – xít; trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho các nhà khoa học tiếp tục đi sâu khám phá tự nhiên và xã hội, không ngừng làm phong phú tri thức của con người về thế giới.

[1] V.I.Lênin (1974), Toàn tập, t.4, NXb. Tiến bộ, M., tr.232

[2] Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng cộng sân Liên Xô, nhân 100 năm ngày sinh V.I. Lênin, Nxb. chính trị, Hà Nội. 1969.tr. 14.

[3] V.I.Lênin (1978), Toàn tập, t.41, Nxb. Tiến bộ, M., tr.11

Nguồn: Giáo trình triết học Mác Lênin, Phạm Văn Đức, 2019

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net