Trang chủ Triết học Đấu tranh giai cấp là gì? Tính tất yếu

Đấu tranh giai cấp là gì? Tính tất yếu

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 908 views

Đấu tranh giai cấp là gì? Tại sao nói đấu tranh giai cấp là một động lực của sự phát triển xã hội có giai cấp?

Đấu tranh giai cấp là gì?

Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Có quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp là mang tính vĩnh cửu và tuyệt đối, hoặc phủ nhận quá trình đấu tranh giai cấp trong lịch sử.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như sự xuất hiện giai cấp thì đấu tranh giai cấp cũng là một hiện tượng có tính chất lịch sử, có nghĩa là nó chỉ xuất hiện và tồn tại ở trong xã hội có giai cấp, trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là cuộc cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà có lợi ích của họ khác nhau và đối lập nhau. Lê-nin đã từng khẳng định rằng: Thực chất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng cùng khổ, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi. bọn áp bức và ăn bám, đấu tranh giữa những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Điều đó có nghĩa rằng đấu tranh giai cấp là một hiện tượng mang tính khách quan và quy luật chung và phổ biến của xã hội có giai cấp. Như vậy:

  1. Đấu tranh giai cấp không phải là cuộc “đấu tranh” giữa các cá nhân cụ thể, mà là cuộc đấu tranh giữa những tập đoàn người to lớn khác nhau thông qua sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị (chính đảng) của các giai cấp nhất định với các hệ thống chính trị xã hội trong các thời đại khác nhau v…
  2. Đấu tranh giai cấp là một quy luật chung và phổ biến của xã hội có giai cấp. Đó là phương thức giải quyết những mâu thuẫn của xã hội.
  3. Bản chất của quá trình đấu tranh giai cấp, cơ bản là bằng bạo lực và bạo lực là phương tiện cơ bản nhất của đấu tranh giai cấp trong đấu tranh xã hội.
  4. Đấu tranh giai cấp luôn gắn liền với quá trình đấu tranh xã hội và trong xã hội có giai cấp là một trong những động lực của sự phát triển xã hội.

Đấu tranh giai cấp là một động lực phát triển của xã hội có giai cấp

Đấu tranh giai cấp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng, thì trước hết là giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong một hình thái kinh tế – xã hội. Mâu thuẫn đó bao giờ cũng được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội. Ví dụ: Cách mạng tư sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chế độ địa chủ phong kiến, cách mạng vô sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Như vậy, thực chất quá trình đấu tranh giai cấp khi giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau là phương thức dẫn đến sự thay đổi chuyến hóa các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp theo những quy luật khách quan vốn có của nó.

Đấu tranh giai cấp là một quá trình cải biến xã hội chẳng những chỉ giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn giải quyết mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cũng như nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp tiến bộ và cách mạng.

Trong xã hội có giai cấp, sự phát triển của các bộ phận khác nhau trong kiến trúc thượng tầng, ví dụ như văn hóa nghệ thuật đều mang dấu ấn của quá trình đấu tranh giai cấp và bị chi phối bởi quá trình đấu tranh giai cấp ở trong lịch sử. Đấu tranh giai cấp là một quy luật chung của xã hội có giai cấp, song lại biểu hiện mang tính đặc thù trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất quyết định.

Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản

Mỗi thời đại lịch sử có những giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đại diện cho khuynh hướng phát triển của thời đại đó, có nhiệm vụ đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn. Trong thời đại ngày nay giai cấp vô sản tiến hành cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản với mục đích xóa bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mang tính tất yếu khách quan và quy luật. Bởi vì, nó phản ánh tính mâu thuẫn “giữa một bên là tư liệu sản xuất bị tập trung trong tay tư sản, và một bên là người sản xuất đã bị đẩy đến chỗ không còn có gì ngoài sức lao động của họ, thế là đã có sự cách biệt dứt khóat Mâu thuẫn giữa sự sản xuất có tính xã hội và sự chiếm hữu có tính chất tư bản chủ nghĩa biểu hiện thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản”.

Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là một quá trình được thể hiện thông qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nhưng về cơ bản được thể hiện qua hai thời kỳ, đó là:

Giai đoạn trước khi xác lập được chính quyền nhà nước cho giai cấp vô sản. Giai đoạn này xét về hình thức cơ bản cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản thể hiện trong ba hình thức: Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng. Trong đó, đấu tranh chính trị là hình thức cao nhất.

Giai đoạn thứ hai là sau khi đã xây dựng được chính quyền nhà nước cho giai cấp vô sản. Giai đoạn này cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp của giai cấp vô sản vẫn tiếp tục vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net