Trang chủ Đạo đức học Trung thực là gì?

Trung thực là gì?

by Ngo Thinh
138 views

Phẩm chất trung thực là phẩm chất đầu tiên cần được rèn luyện ở mỗi người, vì tính trung thực là cốt lõi để xây dựng mọi mối quan hệ xã hội, là cơ sở của niềm tin. Thiếu nó con người sẽ trở thành dối trá, có thể phản bội, đánh mất niềm tin với mọi người, thậm chí trở thành tội phạm.

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lí trong mọi quan hệ, cư xử. Trung thực có một giá trị đạo đức lớn lao ở chỗ : Nó đòi hỏi chủ thể nhận thức, hành động vì sự thật mà vì vậy lợi ích của chính mình trong trường hợp nào đó có thể bị thiệt thòi, nhưng mang lại lợi ích cho người khác, bảo vệ lợi ích xã hội, chân lí, lẽ phải, thậm chí có khi phải hi sinh lợi ích cá nhân.

Sống trung thực là một đức tính quý báu. Nó không tự có, mà phải trải qua quá trình khổ luyện. Để trở thành người trung thực, cần phải :

  • Rèn luyện lòng dũng cảm, có lí trí và tôn trọng danh dự để trong mọi quan hệ lời nói, hành động luôn phù hợp với sự thật, lẽ phải, chân lí nhằm bảo vệ công bằng xã hội.
  • Có sự công tâm: Ngay thẳng, khách quan, không thiên vị, không vì vụ lợi hoặc quan hệ cá nhân, gia đình mà lời nói hoặc việc làm bị thiên lệch.
  • Giàu lòng nhân ái và kiên định, thà chịu thiệt thòi, mất mát, hi sinh nhưng kiên quyết không phản bội lại chính mình hoặc người khác – điều đó cần đến sự mạnh mẽ của lương tâm, sự lựa chọn sáng suốt của trí tuệ.

Tuy nhiên, không phải mọi lời nói dối đều vô đạo đức. Đôi khi sự nói dối vì tế nhị, vô hại, làm cho người khác tin tưởng, lạc quan phấn đấu vươn lên là cần thiết. Chị Võ Thị Sáu khi bị địch bắt, dụ dỗ, đánh đập, tra khảo dã man, nhưng chị đã kiên quyết “không biết”, một mực không khai cơ sở cách mạng. Chị đã dũng cảm hi sinh khi mười bảy tuổi. Chị đã nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù.

Danh ngôn: 

“Người trung thực có thể bị truy nã, nhưng không thể bị mất danh dự” (F.Vôn-te).

Người trung thực biết tự trọng, dám làm dám nhận, biết chấp nhận sự thật, dẫu đó là sự thật nghiệt ngã “bị truy nã”và dũng cảm sửa chữa, làm lại. Như vậy sẽ bảo toàn được danh dự. Nhưng nếu bằng mọi cách che giấu khuyết điểm, tội lỗi, sẽ mất lòng tin trước mọi người, sẽ vĩnh viễn mất danh dự.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]