Trang chủ Đạo đức học Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị

Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 519 views

Chính trị là sự phản ánh tồn tại giai cấp và các quan hệ giai cấp. Chính trị thể hiện tập trung nhất lợi ích kinh tế của con người trong xã hội có giai cấp. Nó là hệ thống những mục đích, phương tiện của giai cấp, của nhũng tập đoàn người khác nhau trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp thường tồn tại một hệ thống chính trị gồm Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng.

Xem thêm: Đạo đức là gì? Nguồn gốc, bản chất, chức năng

Quan hệ giữa đạo đức và chính trị :

a. Đạo đức và chính trị thống nhất nhau vì chúng cùng chịu sự chi phối của một cơ sở kinh tế nhất định, mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.

b. Đạo đức và chính trị đan xen nhau. Đạo đức phục vụ cho chính trị. Nhiệm vụ chính trị chi phối những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức :

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức phục vụ cho lợi ích giai cấp. Bất kỳ xã hội có giai cấp nào cũng hình thành hai loại đạo đức: đạo đức của giai cấp thống trị và của giai cấp bị thống trị. Nếu hệ thống chính trị của xã hội là hệ thống tiến bộ thì những yếu tố đạo đức lành mạnh của quần chúng lao động sáng tạo ra được phổ biến và phát triển. Ngược lại nếu hệ thống chính trị lỗi thời, phản động thì nó sẽ cản trở và xung đột gay gắt với những yếu tố đạo đức tiến bộ của quần chúng. Trong trường hợp đó thường diễn ra sự đấu tranh của quần chúng chống lại đạo đức và chính trị của giai cấp phản động.

Từ xưa Aristote đã nói rằng: nhiệm vụ của đạo đức là tác động thuận lợi tới hạnh phúc của xã hội, còn chính trị và khoa học là nghệ thuật mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Theo ông mọi tri thức và nghệ thuật, trong đó có đạo đức học phải phục tùng chính trị. chính trị là khoa học có tính chất giềng mối, quyết định tính chất và nội dung của đạo đức.

Helvetius viết: “Đạo đức học sẽ không có nội dung nếu nó không hòa lẫn với chính trị và pháp chế”.

Đối với giai cấp vô sản thì cái gì phục vụ cho sự nghiệp giải phóng giai cấp khỏi áp bức thì cái ấy là đạo đức.

c. Đạo đức và chính trị bổ sung nhau : sự đánh giá hành động ở khía cạnh chính trị trước hết là làm sáng tỏ lợi ích của hành động đó đối với xã hội, đối với giai cấp. Sự đánh giá của đạo đức căn cứ vào sự xác định dụng ý và động cơ của hành động. Hành vi mang tính chất đạo đức thì xét đến cùng bao giờ cũng bị chi phối bởi động cơ làm lợi cho xã hội và động cơ này trong thực tiễn được thực hiện bằng sự sáng tạo một giá trị nào đó. Kết quả và động cơ của hành động xét về lĩnh vực chính trị thực tiễn cũng quan trọng như nhau. Do vậy đạo đức và chính trị bổ sung cho

d. Trong mỗi con người, học thuyết chính trị tác động tới những quan niệm về ý nghĩa cuộc sống và lý tưởng cao nhất của người đó. Con người là một sinh thể có ý thức và trước tiên con người phải hiểu được ý nghĩa cuộc sống của họ. Chỉ có con vật mới không biết đến ý nghĩa cuộc sống của nó. Con người có ý thức đấy nhưng nó sẽ không giác ngộ, không tự giác nếu họ thiếu ý thức chính trị, không rõ vị trí và nhiệm vụ của họ trong toàn bộ các quan hệ của họ. Sự giác ngộ ý thức hệ của giai cấp cách mạng góp phần to lớn vào tính tự nguyện, tự giác của con người.

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net