1. Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính quốc tế
1.1. Sự hình thành thị trường tài chính quốc tế
Do sự phát triển không đều về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế và những lợi thế so sánh riêng có của các quốc gia nên trính độ phát triển, mức sống, thu nhập và tích lũy của các quốc gia trên thế giới hoàn toàn khác nhau. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, để có thể vừa cạnh tranh, vừa hợp tác trong phát triển, các quốc gia, các công ty và các tập đoàn của các quốc gia khác nhau có nhu cầu trao đổi về vốn và các yếu tố sản xuất. Từ đó làm xuất hiện Thị trường trao đổi, mua bán vốn giữa các quốc gia thông qua các công cụ tài chính nhất định, được gọi là Thị trường tài chính quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với trào lưu “chứng khoán hóa”, việc huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế vừa đơn giản hơn, vừa nhanh chóng hơn, lại được thực hiện với chi phì thấp hơn so với việc vay qua hệ thống ngân hàng (sự vận động tài chính gián tiếp). Lịch sử kinh tế thế giới đã cho thấy sự phát triển ngành công nghiệp của Anh, Mỹ chủ yếu dựa vào nguồn tài chính trực tiếp từ thị trường tài chính qua việc bán chứng khoán. Khi các doanh nghiệp cần vốn thí họ có thể đi vay ngân hàng hoặc phát hành chứng khoán và bán nó trên thị trường…Trong lãi suất phải trả khi các doanh nghiệp cần vốn vay ngân hàng đã bao gồm cả lãi suất huy động vốn của ngân hàng, các chi phì cho hoạt động huy động, quản lý của ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng. Với sự xuất hiện của các công cụ tài chính trên thị trường tài chính quốc tế, các doanh nghiệp thiếu vốn có thể phát hành các chứng khoán và bán trên thị trường tài chính quốc tế. Bằng hình thức vận động tài chính trực tiếp này, giữa người có vốn và người cần vốn có sự gần gũi, hiểu biết nhau, thời gian huy động được rút ngắn, chi phì sử dụng vốn được hạ thấp. Thị trường tài chính quốc tế ra đời và phát triển ở khắp mọi nơi và nó có vai trò như những trung gian tài chính giữa nhà cung cấp và người sử dụng vốn. Từ đó hình thành các trung tâm tài chính quốc tế lớn, nơi chuyển giao, vay mượn các nguồn vốn của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia.
Cùng với những tiến bộ khoa học – công nghệ, đặc biệt là trong công nghệ thông tin và quá trính toàn cầu hóa tài chính đã làm cho ranh giới giữa thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính quốc tế trở thành mờ nhạt. Các chi phì giao dịch trên thị trường giảm, thế giới rộng lớn trở nên nhỏ bé và được nối liền trở thành một thị trường. Thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường ngoại hối… hoạt động liên tục 24 giờ trên phạm vi toàn cầu làm cho cung – cầu vốn trở nên dễ dàng, càng góp phần hạ thấp chi phì sử dụng vốn, tạo sức cạnh tranh giữa các trung tâm tài chính và các định chế tài chính trên thị trường quốc tế; đồng thời, thúc đẩy sự ra đời các chứng khoán mới, các công cụ tài chính mới làm cho hoạt động của thị trường tài chính ngày càng phát triển.
1.2. Quá trình phát triển của thị trường tài chính quốc tế
Thị trường tài chính quốc tế đã ra đời và phát triển khá sớm trong lịch sử kinh tế thế giới sau khi xuất hiện quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, thị trường còn nhỏ bé, chủ yếu kinh doanh tiền tệ và một số loại chứng khoán có tính truyền thống.
Thị trường tài chính quốc tế có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tính đa dạng của hàng hóa từ những năm 70 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân về kinh tế và công nghệ.
Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods ra đời năm 1944 và sụp đổ vào năm 1971. Khi chế độ tỷ giá linh hoạt ra đời, giá trị các loại tiền tệ luôn biến động linh hoạt và phức tạp, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới rủi ro tỷ giá hối đoái. Nghiệp vụ kinh doanh hối đoái phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các nghiệp vụ và hàng hóa khác xuất hiện trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó có Swap tiền tệ và Swap lãi suất. Các doanh nghiệp nhờ vào các nghiệp vụ này có thể đổi một khoản nợ theo loại tiền tệ có lãi suất cố định với một khoản nợ khác có lãi suất thả nổi theo loại tiền tệ được ưa chuộng hơn. Nghiệp vụ này đã trở thành một công cụ quản trị tài chính quốc tế.
Từ giữa những năm 60, do kinh tế suy thoái và chi phì quân sự lớn, thâm hụt ngân sách ngày càng cao khiến Chính phủ Mỹ phải đi vay nợ nước ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu kho bạc Mỹ. Giới đầu tư nước ngoài ra sức nắm giữ một lượng khổng lồ trái phiếu bằng đôla Mỹ, nhờ đó mà họ có thể đầu tư vào các loại tài sản tài chính khác hoặc chuyển vốn vào nước Mỹ như môt dạng đầu tư nước ngoài. Từ đó đã làm xuất hiện một thị trường trái phiếu toàn cầu (chứng khoán kho bạc Mỹ) thật sự rộng lớn và có tính thanh khoản cao.
Thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ trong các thập niên 60, 70 của thế kỷ XX ngày càng tăng. Dự trữ ngoại tệ lớn, mức tiết kiệm quốc gia cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định đã tạo ra nguồn vốn to lớn cho các ngân hàng và công ty chứng khoán Nhật Bản. Do lãi suất ở Nhật Bản thấp xa so với các nước công nghiệp phát triển, nên giới tài chính Nhật Bản rất cần đầu tư ra nước ngoài và có khả năng giành giật việc tài trợ cho các doanh nghiệp quốc tế. Với việc tự do chuyển đổi đồng Yên năm 1967 và quốc tế hóa thị trường chứng khoán năm 1973, Nhật Bản nhanh chóng chiếm vị trì thống trị ở hầu hết các thị trường tài chính quốc tế.
Vào những năm 1974 và 1979 đã xảy ra một cuộc khủng hoảng dầu lửa. Kết quả của cuộc khủng hoảng đó là sự trí trệ, suy thoái của các nước công nghiệp sử dụng nhiều dầu lửa và sự tập trung của cải vào các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Các ngân hàng quốc tế đã đóng góp vai trò nòng cốt trong việc lưu chuyển nguồn vốn thặng dư này bằng việc bán các khoản tiền gửi của OPEC trên thị trường tài chính quốc tế, hướng các dòng vốn này vào các quốc gia đang phát triển dưới hình thức khoản tín dụng hợp vốn trung hạn.
Cuối thế kỷ XX, sự hồi phục và phát triển kinh tế của các nước công nghiệp trong thập niên 80 đã tạo nên áp lực thúc đẩy quá trính quốc tế hóa thị trường tài chính. Hơn nữa, đầu thập niên 90 cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh toàn cầu nên cần lượng vốn bổ sung rất lớn từ các thị trường tài chính quốc tế. Thị trường tài chính quốc tế đã phát triển mạnh mẽ cả về giá trị và doanh số giao dịch, thu hút cả các nhà đầu tư quốc tế theo đuổi mục tiêu phân tán rủi ro, cả giới doanh nhân tím nguồn vốn có chi phì thấp.
Sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia (MNC), của cách mạng thông tin và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế trong thập niên 90 của thế kỷ XX đã thúc đẩy thị trường tài chính quốc tế phát triển mạnh mẽ và có xu hướng liên kết cao xoay quanh các trung tâm tài chính chủ yếu như New York, London. Tokyo…
2. Phân loại thị trường tài chính quốc tế
2.1. Căn cứ vào phạm vi giao dịch
a. Thị trường tài chính quốc gia
Thị trường tài chính quốc gia được coi như các trung tâm tài chính quốc tế, ví các thị trường của các quốc gia này có khả năng thu hút cả những nhà đầu tư và tài trợ từ nước ngoài, hay trên thị trường này người nước ngoài có thể vay và cho vay bằng các loại tiền tệ khác nhau (Thị trường nội địa được quốc tế hóa). Hoạt động của các thị trường này được coi như một thị trường tài chính quốc tế.
b. Thị trường tài chính quốc tế mang tính toàn cầu
Thị trường này hoạt động không chịu sự chi phối, kiểm soát bởi luật lệ của một quốc gia nào. Như thị trường tiền tệ Châu Âu, thị trường trái phiếu Châu Âu…
2.2. Căn cứ vào thời gian luân chuyển của vốn
a. Thị trường tiền tệ quốc tế
Thị trường tiền tệ quốc tế là nơi giao dịch, mua bán, chuyển giao các phương tiện thanh toán, các nguồn vốn ngắn hạn vận động không tập trung (chủ yếu có thời hạn dưới 1 năm).
b. Thị trường vốn quốc tế
Thị trường vốn quốc tế là nơi giao dịch, mua bán, chuyển giao các khoản vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn trung và dài hạn thường vận động tập trung thành các kênh với khối lượng lớn, tại các điểm giao dịch vốn lớn nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2.3. Căn cứ vào địa điểm giao dịch
Thị trường tài chính quốc tế có ba dịa điểm giao dịch lớn sau:
a. Thị trường London
Thị trường tài chính London là thị trường rất phát triển với sự tham gia đông đảo của các tổ chức tài chính nước Anh và các nước khác. Các công ty chứng khoán liên tục xuất hiện và mở rộng hoạt động, cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho quá trình phát triển kinh tế thế giới. Thị trường này vừa thực hiện các khoản liên quan tới thanh toán mậu dịch, vừa thực hiện tín dụng, cung cấp các dịch vụ tài chính và điều tiết vốn giữa các ngân hàng.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, thị trường này cung cấp vốn chủ yếu dựa vào việc phát hành Euro note; Các công cụ Euro note này được các ngân hàng đảm bảo; đây được coi là hoạt động trọng tâm của thị trường và ví vậy từ những năm này thị trường tài chính London đã trở thành hạt nhân của thị trường tài chính Châu Âu.
b. Thị trường New York
Thị trường tài chính New York rất phát triển với quy mô tương đối lớn, sự phát triển của các nghiệp vụ ở mức độ cao, sự tham gia của rất nhiều chủ thể và với sự xuất hiện của nhiều loại công cụ tài chính đa dạng. Đây là thị trường tài chính quốc tế mở cho những người không cư trú trong vùng.
Tại thị trường New York có rất nhiều loại thị trường con dành cho Quỹ liên bang, các thỏa thuận mua lại, các công cụ ngắn hạn của các tổ chức tài chính có liên quan tới liên bang, các thương phiếu, giấy chấp nhận thanh toán của các ngân hàng.
c. Thị trường Tokyo
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, thị trường tài chính Tokyo được quốc tế hóa và nhanh chóng trở thành thị trường tài chính quốc tế mạnh, bởi lượng vốn luân chuyển rất lớn của thị trường. Trên thị trường này có các công ty chứng khoán lớn, các ngân hàng Nhật Bản lớn nhất thế giới hoạt động. Tuy nhiên, thị trường này không có các ngân hàng thực hiện chức năng tài chính tổng hợp, nên tính hấp dẫn quốc tế thấp hơn thị trường London và New York.
(Nguồn tài liệu: Bùi Thị Lệ, Giáo trình Tài chính quốc tế. 2014)