Quy trình chuẩn bị số liệu khảo sát.
Nhập liệu
Công đoạn này cần thiết đối với phương pháp thu thập qua thư hoặc phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu giấy. Cần lưu ý:
- Mỗi dòng được dành cho một quan sát (thường là một phiếu).
- Mỗi cột là một trường dữ liệu.
- Mỗi phiếu câu hỏi gán một mã.
- Nhập dữ liệu theo trình tự câu hỏi và trung thành với giá trị trong bảng câu hỏi.
Không tiến hành điều chỉnh khi nhập số liệu trừ khi nhận rõ sai sót khi nhập số liệu.
- Nhập phiếu hai lần độc lập.
- File dữ liệu có thể được kiểm tra bằng các lệnh tần suất đơn giản. Nếu có các giá trị nằm ngoài khoảng cho phép hoặc đáng ngờ thì nhóm nghiên cứu có thể đối chiếu lại với phiếu câu hỏi.
Kiểm định các thước đo
Các biến số về thái độ, hành vi, hay cảm nhận thường được đo lường bằng một số câu hỏi hoặc mệnh đề. Kể cả khi những thước đo được kiểm định cẩn thận ở những nghiên cứu trước đó, đối với mỗi cuộc khảo sát, những thước đo này vẫn cần được kiểm tra về độ tin cậy.
- Phân tích nhân tố (factor analysis) : Phân tích nhân tố chính là việc kiểm tra xem các mệnh đề/câu hỏi có thực sự nhóm lại với nhau thành thước đo như trong lý thuyết hay không. Với các khảo sát khác nhau, có thể một số mệnh đề không vào cùng nhóm với các mệnh đề khác. Khi đó nhóm nghiên cứu cần tiếp tục kiểm tra độ tin cậy để ra quyết định.
- Phân tích độ tin cậy (Reliability analysis) : Phân tích độ tin cậy là xem các mệnh đề có thực sự “thống nhất” với nhau để cùng đo lường biến số cần đo hay không. Chỉ số đo lường sự thống nhất này là Cronbach’s alpha. Chỉ số này tốt là từ 0,7 trở lên và tối thiểu cần đạt là 0,63 (D’Vellis, 1990).
Các phần mềm thống kê có thể giúp thực hiện hai phép phân tích này khá nhanh chóng và dễ dàng. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ thuật phân tích nhân tố ở các sách vở viết về thống kê toán.
Xem các bài viết về phương pháp khảo sát: