Trang chủ Địa lý kinh tế và xã hội Phân bố dân số là gì?

Phân bố dân số là gì?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 432 views

1. Khái niệm

Phân bố dân số là nói đến các kiểu định cư và sự phần tán dân số trong một nước hoặc địa bàn khác. Phân bố dân cư là sự phân chia dân số theo các đơn vị hành chính, vùng vùng lãnh thổ, vùng kinh tế kinh tế. Trong nghiên cứu cũng không có sự quá khác biệt, mà thường là sử dụng cụm từ theo thói quen trong tiếng Việt.

2. Phân bố dân số thế giới

Để nghiên cứu phân bố dân số người ta thường dùng chỉ tiêu mật độ dân số. Người ta có thể nhận biết vùng này đông dân, vùng kia thưa dân trên cơ sở mật độ dân số. Chỉ báo này, như đã biết, biểu thị số dân trên một đơn vị diện tích (thông thường là số người trên 1km2).

Công thức tính mật độ dân số như sau:

PD = P/S

Trong đó:

  • PD: Mật độ dân số
  • P: Dân số trung bình của địa phương
  • S: Tổng diện tích lãnh thổ của địa phương

Để đáp ứng nhu cầu thực tế, số liệu dân số cần phải được thu thập, tính toán, phân chia theo các vùng địa lý, vùng kinh tế hoặc các đơn vị hành chính… trong mỗi quốc gia. Số dân sinh sống trong những vùng lãnh thổ nhất định được hình thành mang tính lịch sử và chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội.

Phân bố dân số theo vùng địa lý

Tuy dân số thế giới có quy mô lớn, nhưng dân số phân bố không đều giữa các nước và giữa các vùng. Nhìn trên bản đồ dân số thế giới, ta thấy dân số thế giới tập trung đông vào các nước đang phát triển, đặc biệt là dân số thế giới tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi.

Bảng 1. Tỷ trọng dân số thế giới phân theo châu lục (%)

Dân số tập trung chủ yếu ở châu Á là khu vực có hầu hết các nước đang phát triển và là nơi tập trung nhiều quốc gia có quy mô dân số lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Sau châu Á, thì châu Phi là châu lục đông dân thứ hai trên thế giới. Nếu xét theo mật độ dân số, thì Mỹ La Tinh là khu vực có mật độ dân số đứng thứ hàng thứ 3 trên thế giới sau Châu Á và Châu Phi.

Bảng 2. Quy mô dân số và mật độ dân số của các châu lục

 

3. Phân bố dân số ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tổng dân số trước hết được chia theo các đơn vị hành chính, như tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường… Nước ta hiện nay được chia thành 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Theo số liệu thống kê ngày 1/4/2009, đơn vị hành chính có số dân lớn nhất nước ta là thành phố Hồ Chí Minh với 7.123 nghìn người, tiếp đến là thành phố Hà Nội với 6.449 nghìn người, Thanh Hoá với 3.400 nghìn người, Nghệ An với 2.913 nghìn người… Các tỉnh có số dân thấp nhất là Bắc Cạn với số người là 293.826 người và Lai Châu với 370.520 người.

Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, dân số Việt Nam phân bố không cân đối theo các vùng địa lý-kinh tế (xét về phương diện tiềm năng đất đai và tài nguyên thiên nhiên với nguồn nhân lực). Do đó, việc xác định số dân theo các vùng địa lý-kinh tế có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho việc phân bố và tái phân bố lực lượng sản xuất, lao động và dân cư. Dưới tác động của tăng tự nhiên dân số và di dân việc phân bố lại dân cư theo vùng địa lý-kinh tế trong thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể (xem Bảng 2.17).

Bảng 3. Thay đổi phân bố dân số theo các vùng chủ yếu 1979-2009

Từ số liệu có thể thấy khái quát rằng tỷ lệ phân bố dân cư theo vùng đã có sự thay đổi:

  • Tăng lên ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc;
  • Giảm đi: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long;
  • Ít thay đổi: Bắc Trung bộ và Duyên hải miền

Sự thay đổi dân cư theo vùng là do cả hai yếu tố biến động dân số: Tự nhiên và cơ học. Tuy nhiên, có vùng số người nhập cư chiếm tỷ trọng lớn, có vùng số xuất cư và tăng tự nhiên dân số gần tương đương nhau.

Một trong những tiêu thức phân bố dân số theo vùng lãnh thổ là tổng dân số chia theo thành thị và nông thôn. Đó là đặc trưng biểu thị trình độ phát triển kinh tế-xã hội quan trọng. Trên phạm vi cả nước, trong những năm gần đây sự thay đổi tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn chưa thực sự rõ nét.

Bảng 4: Tỷ trọng (%) dân số thành thị và nông thôn qua các TĐTDS

Bảng 4. cho thấy từ sau ngày thống nhất đất nước đến năm 1994, khoảng 20 năm, tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn thay đổi không đáng kể, mặc dù số lượng tuyệt đối dân số trong mỗi khu vực đều tăng lên. Như vậy, quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị vẫn diễn ra do tăng tự nhiên ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị. Tuy nhiên, từ 1994 đến 1999, và sau đó là 2000-2009, tình hình đã thay đổi đáng kể, sự tập trung dân cư vào vùng đô thị diễn ra với cường độ lớn hơn do các nguyên nhân tăng trưởng kinh tế, các chính sách quản lý đô thị…

(Nguồn tài liệu: Tài liệu môn Dân số học cơ bản, Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, 2015)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]