Trang chủ Xã hội học Ngữ ngôn & Ngôn ngữ là gì? (Tâm lý học)

Ngữ ngôn & Ngôn ngữ là gì? (Tâm lý học)

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,2K views

Ngữ ngôn – Ngôn ngữ là gì?

Ngữ ngôn là gì?

Ngữ ngôn là một hệ thống các dấu hiệu có chức năng như là một phương tiện của sự tiếp xúc, một công cụ của tư duy. Nó là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của xã hội, là một hiện tượng của nền văn hóa tinh thần.

Ngữ ngôn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Ngôn ngữ học, khoa học nghiên cứu về một thứ tiếng nói. Ngữ ngôn gồm 2 bộ phận:

  • Từ ngữ và các ý nghĩa của từ ngữ.
  • Cú pháp là 1 hệ thống những qui tắc qui định sự ghép các từ thành câu.

Trong Ngữ ngôn có 2 phạm trù: Ngữ pháp – là 1 hệ thống các qui tắc qui định việc thành lập từ và câu. Phạm trù này đặc trưng riêng cho từng thứ tiếng. Lôgíc – là qui luật, phương pháp tư duy đúng đắn của con người. Hai phạm trù đó (ngữ pháp và lôgíc) kết hợp chặt chẽ trong ngữ ngôn.

Ngữ ngôn có 2 loại: tiếng nói và chữ viết – Đơn vị tạo nên tiếng nói là âm vị.

Đơn vị tạo nên chữ viết là tự vị. Âm vị và tự vị tạo thành từ.

Từ trở thành vật mang kinh nghiệm của loài người.

Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn giao lưu tư tưởng, tình cảm, trao đổi kinh nghiệm. Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói (ngữ ngôn). Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý, nó là đối tượng của tâm lý học.

Trong đời sống của con người, ngôn ngữ có 3 chức năng cơ bản sau đây:

  • Chức năng ngữ nghĩa (chức năng tín hiệu), chức năng này làm cho ngôn ngữ của con người khác với sự thông tin ở con vật. Con người dùng quá trình ngôn ngữ để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng (bởi vì từ mà ta dùng trong quá trình ngôn ngữ được gắn chặt với biểu tượng về sự vật, hiện tượng mà từ đó chỉ).
  • Chức năng khái quát hóa: biểu hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư Ngôn ngữ là hình thức tồn tại của tư tưởng và nó phù hợp nhất đối với sự tư duy trừu tượng – lôgic.
  • Chức năng giao tế: nếu hai chức năng trên nói lên mặt bên trong của ngôn ngữ, thì chức năng này nói lên mặt bên ngoài của ngôn ngữ. Trong chức năng giao tế lại gồm 3 chức năng nhỏ: thông tin, biểu cảm và thúc đẩy hành động.

* Tóm lại, ngữ ngôn và ngôn ngữ khác nhau như sau: ngữ ngôn là hiện tượng chung, khách quan trong đời sống xã hội, được hình thành trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, là công cụ để tiếp xúc và tư duy; ngôn ngữ là quá trình cá nhân sử dụng ngữ ngôn để giao tiếp. Ngôn ngữ được hình thành trong đời sống của cá nhân.

  • Ngữ ngôn là chung cho cả 1 dân tộc, một cộng đồng. Còn ngôn ngữ mang tính chất chủ thể rõ ràng.
  • Ngữ ngôn không bị mất đi bởi những thương tổn bệnh lý. Còn ngôn ngữ bị rối loạn hay bị mất do những tổn thương.

Tuy khác nhau, nhưng ngôn ngữ và ngữ ngôn có tác động qua lại và liên hệ mật thiết với nhau: không có một thứ tiếng nói nào (ngữ ngôn) lại tồn tại bên ngoài ngôn ngữ cả. Ngược lại, ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào ngữ ngôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net