153
Vị thế xã hội là một vị trí tương đối (chỗ đứng), là địa vị xã hội của mỗi cá nhân trong thang bậc giá trị xã hội nhất định nhìn nhận.
Vị thế xã hội thông qua việc đánh giá, biểu thị của cộng đồng, xã hội, như: kính nể, trọng thị, tin tưởng… hay khinh khi, xem thường…
Mỗi cá nhân có thể có nhiều vị thế xã hội tùy theo cá nhân đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có một vị thế then chốt mà cá nhân gắn bó hoặc chuyên trách.
Có thể chia vị thế xã hội thành hai loại:
- Vị thế tự nhiên (vị thế xuất thân): là vị thế mà con người được gắn bởi các thiên chức, những đặc điểm cơ bản, mà cá nhân không thể tự kiểm soát được.
- Vị thế xã hội (vị thế giành được): là vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm trong một chừng mực cá nhân có khả năng kiểm soát được, nó phụ thuộc vào nghị lực phấn đấu của mỗi cá nhân.
Địa vị xã hội được xác định trong mối liên hệ xã hội và được xã hội thừa nhận.