Lòng Tự Trọng

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 192 views

Hãy dừng đánh lừa bản thân mình! Người có lòng tự trọng cao là người đứng trong tâm thế của “kẻ mạnh”. Không ngừng rèn luyện, nâng cao lòng tự trọng của bản thân.

Đừng chỉ làm nhiều hơn mà hãy làm cho mình ý nghĩa hơn. Lòng tự trọng đóng vai trò quyết định trong suy nghĩ và đưa ra quyết định của mỗi người.

Lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng – mức độ một người thích bản thân anh ta và mức độ giá trị hạnh phúc mà anh ta cảm nhận được.

“Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.” – SGK Giáo dục công dân Lớp 7.

Người tự trọng biết làm chủ các nhu cầu của bản thân, kiềm chế các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo nghĩa đen, lòng tự trọng có thể được hiểu là mức độ một người thích bản thân mình. Lòng tự trọng là thước đo cho biết bao nhiêu là phần thực tế và có bao nhiêu phần bị “cái tôi” của chúng ta bóp méo.

Khi vượt qua được những cám dỗ và kháng cự lại chúng, tức là chúng ta chúng ta đã trải qua quá trình tự kiềm chế bản thân. Chỉ khi có thể hành động vì trách nhiệm, chúng ta mới có được sự tự tôn trọng bản thân, tức là lòng tự trọng. Lòng tự trọngkhả năng tự kiềm chế có mỗi quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau. Nếu chúng ta không thể kiềm chế mà chỉ làm một điều chỉ để thỏa mãn sự hài lòng nhất thời hay chỉ làm sao cốt để bảo vệ và đánh bóng hình ảnh của bản thân thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ.

Khi chúng ta vượt qua được ý muốn làm những điều dễ dàng, thay vào đó là làm những điều đúng đắn, tự chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân. Theo cách đó, chúng ta làm tăng lòng tự trọng của mình.

Lòng tự trọng được thể hiện thông qua cách đối xử với bản thân và với những người khác. Nó thể hiện khi ta làm điều đúng đắn và tìm được ý nghĩa của hành động đó.

Lòng tự trọng và “cái tôi”

Lòng tự trọng và “cái tôi” có mỗi quan hệ tỉ lệ nghịch. Lòng tự trọng càng lớn thì cái tôi càng nhỏ. Phần cái tôi càng ít thì ta càng nhìn nhận thực tế rõ ràng hơn, vì cái tôi làm méo mó cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta, điều này ảnh hướng đến quá trình ra quyết định. Vậy nên, nếu biết cái tôi của một người lớn đến đâu, chúng ta sẽ biết chính xác người đó nhìn nhận vấn đề thế nào.

Lòng tự trọng và Sức mạnh của cách nhìn nhận vấn đề

Cái tôi là thứ keo kết dính suy nghĩ của chúng ta về bản thân với lòng tin, nguyên tắc và hành vi.

Biểu hiện của lòng tự trọng thấp:

  • Những việc làm thỏa mãn nhu cầu nhất thời của bản thân mà quên đi tính đúng đắn, mục tiêu tương lai.
  • Thường dễ cáu gắt, tức giận khi mọi chuyện không được như ý muốn. Không bao giờ thỏa mãn với cuộc sống của mình, luôn nghĩ mình thiếu sót so với người khác. Luôn tìm kiếm điều mình còn thiếu vì không bao giờ thỏa mãn với bản thân.
  • Thay vì việc làm sao để mình tốt hơn, lại tự hành hạ mình bằng những thứ tưởng chừng giúp mình vui lên, tự đánh lừa mình bằng những ảo tưởng không đáng có. Điều làm có thể làm con người dễ dàng đánh mất bản thân.
  • Một người không quan tâm tới bản thân, anh ta sẽ không thể yêu thương chính bản thân mình. Thường quay ra bên ngoài để tìm cách lấp đầy những khiếm khuyết của bản thân, tìm đến sự đồng tình và công nhận của người khác như cách để tôn trọng bản thân anh ta. Tâm trạng lên xuống thất thường, dễ trở nên bị tổn thương bởi nhận xét hay ánh mắt của người khác. Ảo tưởng về bản thân, hành động cảm tính, luôn tìm kiếm sự ủng hộ và chú ý của người khác.
  • Tự đặt mình vào vị trí phải phụ thuộc người khác và dần dần trở nên quá chú ý vào bản thân, dễ bị tổn thương, buồn bực, phân tâm, chán nản.

Ảnh hưởng của lòng tự trọng: 6 nhân tố lớn

1. Các loại nhu cầu

Những người tự trọng thấp thường là những người bồng bột, chưa chín chắn và dễ dàng bị hấp dẫn bởi những nhu cầu nhất thời mà bỏ quên nhu cầu lâu dài có lợi cho bản thân.

Với người có lòng tự trọng cao, nhu cầu là thứ nhằm đáp ứng nhu cầu lâu dài, họ tìm thấy niềm vui trong những điều có ý nghĩa lớn lao và chấp nhận đánh đổi những nhu cầu trước mắt, mang tính ngắn hạn.

Nhu cầu của con người được thể hiện qua mô hình Tháp nhu cầu Maslow.

thap nhu cầu maslow anh huong boi long tu trong

Khi đã có những như cầu thuộc phần đỉnh tháp, con người thường ở trạng thái linh hoạt, thành thật và cởi mở nhất. Khi hạ nhu cầu xuống các mức thấp hơn, cảm xúc là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định. Càng đi xuống, con người càng có xu hướng tập trung suy nghĩ về nhu cầu bản thân, cái nội tại bên trong chứ không phải yếu tố bên ngoài. Nhận thức bị thu hẹp trong cái tôi, khiến anh ta chỉ biết thỏa mãn những cái lợi trước mắt mà bỏ qua những gì đúng đắn, nên làm.

Ở đáy tháp, chính những nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ, nhu cầu được an toàn, ổn định kinh tế là những thứ làm cản trở chúng ta nhiều nhất, ngăn cản quá trình “vượt ngưỡng” của chính chúng ta, làm chúng ta ngại thay đổi, phát triển hơn nữa. Nếu chỉ nghĩ, cuộc sống chúng ta đã ổn rồi, không cần cố gắng hơn nữa, thì tôi nghĩ đó là một người có lòng tự trọng thấp. Hay như việc đã có công việc ổn định thì ngại thay đổi, không dám tiến xa hơn.

Sự lười biếng – Tôi cho rằng nó xuất phát từ nhu cầu sinh lý của mỗi người, là quá trình con người muốn thỏa mãn cái tôi của chính mình, nó tạo ra cảm giác dễ chịu nhất thời. Nâng cao lòng tự trọng là hướng đến những điều đúng đắn, những mục tiêu lâu dài, giúp ta nhận thức được đâu là việc cần làm lúc này. Điều này làm giảm bớt sự lười biếng ngự trị trong con người mỗi chúng ta.

Chúng ta có xu hướng thích làm những gì thoải mái, mang lại cảm giác dễ chịu và tránh xa khỏi những gì khiến chúng ta có cảm giác mệt mỏi, đau đớn.

Tôi cho rằng, người có thể vượt qua được các nhu cầu ở tháp Maslow sẽ là người có lòng tự trọng cực cao, là kẻ mạnh đích thực. Miễn là chúng ta có cái nhìn và hành động đúng đắn, chúng ta sẽ dần trở lên tốt hơn, trở thành 1 nhân cách lớn.

2. Sự tự tin

Một người có lòng tự trọng cao sẽ tự tin hơn về khả năng suy nghĩ cũng như hành động của mình và đặc biệt là thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ có thể dễ dàng nhận thức được vấn đề khi phải đối mặt với khó khăn, cùng với đó là không bị chi phối bởi suy nghĩ mình có thể thất bại.

Một người có lòng tự trọng thấp có thể được nhìn nhận như một người tự tin nhưng điều này không thể ngược lại.

Lòng tự trọng dựa trên những gì bạn nghĩ về bản thân. Hãy để chúng tôi nói rằng, bạn nhìn vào gương và bạn nói vài lời khẳng định tích cực với bản thân để tăng cường sự tự tin cho bản thân nhưng bạn không thể cải thiện lòng tự trọng của mình theo cách này. Điều này cũng giải thích tại sao việc xây dựng lòng tự trọng cần nhiều thời gian hơn và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Chỉ nhờ lòng tự trọng mà sự tự tin thực sự mới phát triển. Vì vậy, cách thực tế để phát triển sự tự tin là xây dựng lòng tự trọng mạnh mẽ.

XEM THÊM:

3. Sự nỗ lực

Nỗ lực, động lực thay đổi cách chúng ta nghĩ và cảm nhận về 1 vấn đề. Việc cân đong đo đếm mức nỗ lực hay công sức tỷ lệ nghịch với mức tự trọng của một người. Một người có lòng tự trọng cao, anh ta càng ít để tâm đến những công sức cần bỏ ra.

Ví dụ, khi chúng ta nỗ lực làm bất kỳ việc gì cho người chúng ta yêu thì đó là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng khi đó là người chúng ta không quý mến hoặc họ khiến chúng ta bực tức, cáu giận thì làm gì cho họ, cho dù tốn rất ít thời gian, công sức thì đó cũng là cả một vấn đề. Với người có tự trọng cao, họ không nề hà bỏ công sức để làm việc đúng đắn, trái ngược với những người có lòng tự trọng thấp.

Khi tự tôn trọng bản thân, chúng ta dành tâm sức cho những mục tiêu lâu dài, làm việc đúng đắn, từ đó mang lại cho chúng ta ý nghĩa và sự hài lòng cho chính mình. Nhờ đó, tăng được tối đa sự nỗ lực, giảm thiểu sự thất vọng, khó chịu. Lòng tự trọng giúp chúng ta có được nguồn sức mạnh và cảm hứng vô tận.

4. Các giá trị và lòng tin

Niềm tin mù quáng đến từ sự thiếu hiểu biết.

Lòng tự trọng giúp ta có sức mạnh tinh thân và khả năng để rũ bỏ niềm tin mù quáng.

Khi mà tầm suy nghĩ nhỏ hơn lòng ham muốn, con người dễ dẫn đến giảm giá trị bản thân.

5. Tự bào chữa và hợp lý hóa

Khi chúng ta không được trả công cho 1 công việc chúng ta sẽ thích thú hơn khi làm công việc được trả công. Do chúng ta không thích cảm giác phải có trách nhiệm khi sai sót trong công việc dẫn đến việc chúng ta tự biện minh cho bản thân, làm chiếm trọn cái tôi, ngăn chúng ta nhìn nhận rõ ràng.

Cái tôi khiến 1 người khó dứt bỏ 1 việc đã đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc, dẫn đến bao biện lý do.

Tự trọng là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá vấn đề. Người tự trọng là người biết chấp nhận vấn đề.

6. Ảnh hưởng của tâm trạng

Tâm trạng là cái bóng của lòng tự trọng.

Vai trò của tự trọng: động viên tinh thần, làm giảm ý chí và ảnh hưởng đến cách nhìn của mỗi người

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net