Trang chủ Sinh học Khớp xương là gì? Phân loại và cấu tạo khớp

Khớp xương là gì? Phân loại và cấu tạo khớp

by Ngo Thinh
214 views

Khớp xương là gì? Các loại khớp xương, cấu tạo khớp.

Khái niệm

Khớp xương là chỗ hai đầu xương nối tiếp nhau.

Phân loại khớp

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và hoạt động, người ta chia khớp xương ra thành 3 loại.

+ Khớp bất động: Là khớp không cử động được. Khi con vật còn non, các mặt khớp nối với nhau bằng mô sợi hay mô sụn. Khi con vật trưởng thành, các mô sụn bị cốt hóa và trở thành khớp hàn (bất động). Khớp bất động có ở vùng mặt, vùng sọ.

+ Khớp bán động: Là khớp có cử động giới hạn. Ví dụ: Khớp giữa các đốt sống, khớp háng.

+ Khớp toàn động: Có cử động khá rộng rãi về mọi hướng . Ví dụ: Khớp đùi chày, khớp ổ cối, khớp bả vai cánh tay.

Cách gọi tên khớp

Tùy theo hình dạng, cấu tạo và theo sự hoạt động của khớp xương để người ta gọi tên khớp xương như khớp lưỡi cày, khớp răng cưa, khớp đùi chày. Trong đó khớp toàn động được gọi tên cả hai 2 xương, xương ít cử động được đọc trước, xương cử động nhiều đọc sau. (Ví dụ khớp chậu đùi là khớp nối giữa xương chậu và xương đùi, trong đó xương chậu cử động ít hơn)

Cấu tạo khớp

  • Khớp bất động, 2 xương liên kết với nhau theo kiểu răng cưa hay kiểu lưỡi cày.
Khớp bất động dạng răng cửa, lưỡi cày, cái nêm

Khớp bất động dạng răng cửa, lưỡi cày, cái nêm

  • Khớp bán động: Mặt khớp phẳng và nối với nhau qua trung gian đĩa sụn. Khớp được giữ bởi dây chằng quanh khớp.
  • Khớp toàn động: Được cấu tạo đảm bảo cho khớp cử động dễ dàng gồm
Cấu tạo khớp toàn động

Cấu tạo khớp toàn động

Cấu tạo, chức năng và một số vấn đề thường gặp về đầu gối - ISMQ

+ Sụn khớp: Bao bọc hai đầu xương gặp nhau, thuộc loại sụn trong, mặt ngoài sụn khớp trơn láng để dễ dàng trượt lên nhau. Hình dạng sụn khớp ở hai đầu xương thường tương ứng phù hợp với nhau. Đôi khi sụn tương ứng không hoàn toàn, khi ấy ở khớp sẽ có đĩa sụn chêm chen giữa sụn khớp. Nhiệm vụ của sụn chêm là làm giảm ma sát ở đầu khớp.

+ Bao khớp: Gồm hai lớp

  • Lớp ngoài: Cấu tạo bởi mô sụn.
  • Lớp trong: Mỏng, chứa nhiều mạch máu còn gọi là bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch tiết chất dịch nhờn để làm trơn giúp khớp cử động dễ dàng.

+ Dây chằng: Gồm những dây bằng mô sợi rất chắc chắn nối hai đầu xương lại với nhau, nhằm giữ cho hai đầu xương khỏi trật ra ngoài. Khi bị trật khớp tức là sụn hai đầu khớp xương lệch nhau. Khi bị bong gân là bị giãn dây chằng khớp xương.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net