Trang chủ Kinh tế và Kinh doanh Học thuyết kinh tế của Robert Owen

Học thuyết kinh tế của Robert Owen

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,1K views

Robert Owen (1771-1858) là nhà tư tưởng và thực tiễn người Anh, sinh ra trong một gia đình thợ thủ công ở thành phố Newton (Anh). Năm 9 tuổi, ông đã tham gia lao động, vừa lao động, vừa học tập. Năm 20 tuổi đã tỏ ra là người có tài tổ chức, biết lãnh đạo xí nghiệp.

Robert Owen (1771-1858)

Robert Owen (1771-1858)

Năm 1800, ông là giám đốc xí nghiệp với 2000 công nhân và bắt đầu thực hiện các hoạt động cải cách xã hội độc đáo của mình với mục tiêu tìm ra những biện pháp tối ưu, vừa có lợi cho xí nghiệp vừa có lợi cho công nhân. Những biện pháp mà W. Owen thực hiện là: cải thiện điều kiện lao động và sinh sống của công nhân Anh, nâng cao trình độ văn hóa cho họ, rút ngắn thời gian làm việc từ 13-14 giờ xuống còn 10 giờ, nâng cao tiền công, chấm dứt hợp đồng lao động trẻ em dưới 9 tuổi, lập các bếp ăn công cộng, các nhà tập thể, nhà trẻ, vườn trẻ, trường trung học kiểu mẫu, thi hành chế độ hưu bổng cho người già cả, tổ chúc quỹ cứu trợ v..v..

Theo R. Owren, bản tính con người được tạo ra dưới ảnh hưởng của điều kiện sống, do đó nếu cho con người được sống đúng với phẩm cách của họ thì họ sẽ trở nên người tốt. Hoạt động của R. Owen đã đưa đến kết quả là các công nhân trong xí nghiệp ông lúc đầu là những người hư hỏng trở nên tốt hẳn lên, nhiều nơi đến tham quan và ông trở nên nổi tiếng.

Năm 1815, ông đã đề nghị Chính phủ Anh thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, nhưng bị bác bỏ, 4 năm sau đạo luật này mới được thực hiện và bị bớt xén. Để chứng minh cho tư tưởng của mình, ông quyết định thành lập công xã kiểu mẫu nhằm bảo vệ cho những người nghèo nhưng thất bại. Năm 1824, ông sang Mỹ thành lập công xã mới lấy tên là “sự hòa hợp mới”, đến năm 1829 công xã tan rã và ông phá sản. Sau đó, ông về hoạt động trong phong trào công nhân Anh cho đến lúc mất.

Trong cuộc đời hoạt động của mình R. Owen đã thảo ra những tài liệu có giá trị như: “Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp”, “Báo cáo về việc giảm nhẹ tình cảnh giai cấp công nhân công nghiệp và nông nghiệp”, “báo cáo về những kế hoạch làm giảm bớt tai họa xã hội”.v.v…Trong đó ông mô tả hàng lọat sai lầm và tai họa bắt nguồn từ thực trạng xã hội và những biện pháp khắc phục chúng.

Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Anh:

CNXH không tưởng ở Anh ra đời khác CNXH không tưởng ở Pháp: cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, cơ cấu giai cấp và xã hội cũng bộc lộ nhiều mâu thuẫn gay gắt, giai cấp công nhân ở Anh đông đảo và có trình độ tổ chức cao hơn ở Pháp và cuộc đấu tranh cũng có quy mô lớn hơn. Trong điều kiện đó những nhà không tưởng ở Anh thường tham gia phong trào công nhân, thậm chí đứng đầu phong trào công nhân, vì vậy CNXH không tưởng ở Anh gắn với phong trào công nhân Anh hơn. Mặc khác, CNXH không tưởng ở Anh cũng dựa vào lý luận kinh tế cổ điển nhiều hơn ở Pháp. Các nhà XHCN không tưởng ở Anh đã dùng lý luận giá trị của D. Ricardo để chống lại CNTB. Đây được coi là công lao lớn của CNXH không tưởng Anh đối với giai cấp vô sản.

Nội dung tư tưởng kinh tế của R. Owen:

1/ Sự phê phán xã hội tư sản:

R. Owen đặc biệt thù ghét XHTB một cách quyết liệt. Theo ông chế độ này đã biến người ta thành con quỹ, là nguyên nhân tất cả tai họa giáng xuống người lao động. Ông cho rằng điều kiện chủ yếu để xây dựng xã hội tương lai là thủ tiêu chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất và biến tư liệu sản xuất thành sở hữu công cộng.

Theo ông, xã hội hiện tại (tức XHTB) là sự thống trị của lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh và tình trạng vô chính phủ của sản xuất và phân phối đã làm cho quan hệ con người bị xuyên tạc đi, không phù hợp với bản chất tích cực của con người, vì mục đích của nhân loại là hạnh phúc, con người sinh ra là để sung sướng v.v..Ông kịch liệt phê phán hệ thống công nghiệp vì nó giáng hàng lọat tai họa xuống đầu nhân loại. Các chủ xưởng thì chạy theo lợi nhuận, còn công nhân như là công cụ giản đơn để làm giàu. Của cải được tích lũy vào tay một số người, còn đông đảo quần chúng thì nghèo khổ. Theo R. Owen, nguyên nhân của sự giảm sút đời sống chính là do sự áp dụng máy móc làm cho con người trở thành dư thừa và bị giảm giá.

Ông cũng đả kích tiền tệ, xem tiền tệ là phương tiện bóc lột và là nguồn gốc mọi tai họa. Sự phân phối thông qua tiền tệ đã dẫn đến sự nghèo khổ, tội lỗi và biến người lao động thành giai cấp nô lệ cho người giàu.

2/ Dự án về “tiền lao động”,“sự trao đổi công bằng”và kế hoạch hợp tác hóa:

R. Owen là người đầu tiên nêu lên tư tưởng về hợp tác hóa trong sản xuất và tiêu dùng. Ông cho rằng thực hiện chế độ “tiền lao động” và trao đổi công bằng là biện pháp chủ yếu để chuyển sang CNXH. Theo R. Owen, lao động nếu được sử dụng đúng đắn sẽ là nguồn gốc của toàn bộ của cải và phúc lợi nhân dân, do đó nó sẽ là thước đo giá trị nội tại. Nếu lao động được sử dụng đúng đắn sẽ tạo ra lượng giá trị nhiều hơn chi phí và sinh hoạt của người dân sẽ tốt hơn. Thế nhưng người lao động hiện trạng vẫn thiếu thốn là do phương thức phân phối không đúng những sản phẩmlàm ra. Để thủ tiêu tình trạng này phải thay đổi thước đo giá trị không phải bằng tiền tệ mà bằng thước đo lao động.

R. Owen cho rằng, cần phải xác định trực tiếp giá trị tài sản bằng lượng lao động trung bình hao phí để sản xuất ra sản phẩm, đó là cơ sở giá trị trao đổi của sản phẩm. Trong CNTB, giá trị của sản phẩm được xác định bằng tiền chứ không phải bằng lao động do đó quy luật giá trị bị phá họai. Từ đó R. Owen hy vọng gạt bỏ thương nhân trung gian, bảo đảm cho người lao động có việc làm, tiêu thụ sản phẩm, thủ tiêu được bóc lột và khủng hoảng. Ông còn đưa ra kế hoạch cải tạo nền sản xuất tư bản bằng cách thành lập cộng đồng hợp tác xã. Mỗi cộng đồng là một đơn vị kinh tế, tổ chức tế bào của xã hội tương lai. Cộng đồng được xây dựng trên cơ sở sở hữu công cộng và chế độ lao động tập thể vì lợi ích chung.v.v.

Tóm lại, CNXH không tưởng của R. Owen mang tính chất thực tiễn. Những dự kiến thiên tài của ông dù còn mang tính chất không tưởng nhưng có thể xemlà những nét đặc trung của xã hội cộng sản, có ý nghĩa vô cùng quý giá.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]