528
Khái niệm: Hiện tượng Karst (hay Các-xtơ hoặc Kacstơ) là hiện tượng phân giải và hòa tan đất đá do nước dưới đất tạo thành các hang hốc kéo theo sự sụp đổ hình thành các phễu, hố và các dạng khác trong đất.
Các điều kiện cơ bản tạo thành và phát triển Karst .
- Thành phần thạch học và hóa học của đá.
- Tính thấm nước, chiều dày, tính nứt nẻ trong đá, diều kiện thế nằm và sự tuần hoàn nước.
- Thành phần hóa học của nước, mức độ khoáng hoá, nhiệt độ nước
- Đặc tính về địa hình của vùng Karst , vị trí sông suối
- Đặc tính thực vật
- Tình hình thuỷ văn của vùng Karst .
Địa mạo vùng Karst
Có các dạng sau:
- Luống răng lược: Gồm hệ thống rãnh có chiều rỗng và chiều sâu khác nhau trên mặt đá có khe nứt.
- Động hút nước: là các giếng, hầm có đường kính từ 1 – 10m, sâu 10-20m có thể thu hút rất nhiều nước.
- Hang động là các hang hốc lơn ngầm dưới đất trong các lớp đá Karst . Trong thường thấy các khoáng vật kết tủa như thạch nhũ ở phía trên hoặc ở phía dưới.
- Sông ngầm và hồ ngầm
- Các phễu Karst
Để hạn chế sự phát triển và ảnh hưởng của hiện tượng Karst có thể dùng các biện pháp kỹ thuật như sau:
- Đề phòng hoà tan của đất đá dưới tác dụng của nước mặt và nước ngầm chú ý tính thấm nước của đất đá dưới hố móng công trình.
- Tăng độ bền của vùng có hiện tượng Karst bằng cách bơm vào khe nứt và các lỗ hổng chất thuỷ tính lỏng, xi măng, dung dịch sét hoặc bi tum nóng.