Trang chủ Địa lý kinh tế và xã hội Hệ thống xe buýt: các loại hình dịch vụ và phương án lồng ghép

Hệ thống xe buýt: các loại hình dịch vụ và phương án lồng ghép

by Ngo Thinh
159 views

Xe buýt là hình thức vận tải hành khách công cộng được sử dụng rộng rãi nhất trong hệ thống vận tải công cộng trong đô thị. Xe buýt có thể có các hình thức phục vụ khác nhau.

1. Các loại hình dịch vụ của xe buýt

Tuyến cố định (fixed-route)

Các dịch vụ theo tuyến cố định được cung cấp dọc theo một hành trình định sẵn và được vận hành theo thời gian hoặc tần suất cố định (headway). Tuyến địa phương (local services) cung cấp dịch vụ tại tất cả các điểm dừng dọc theo hành trình, tốc độ dịch vụ chậm, thích hợp với các hành trình ngắn. Tuyến dừng giới hạn (limited-stop services) bao phủ lên hành trình địa phương và cung cấp một tốc độ dịch vụ nhanh hơn bằng cách chỉ dừng ở những trạm dừng chính, như các điểu trung chuyển chính hoặc các trung tâm hoạt động chính. Dich vụ tốc độ cao (Express services) được sử dụng cho các hành trình dài và cung cấp dịch vụ tại các điểm đầu cuối của các vùng địa phương, cùng với các khoảng cách dịch vụ không có điểm dừng hành khách. Các hành khách địa phương sẽ không được dùng các tuyến tốc độ cao nếu ở đó có sẵn các tuyến địa phương.

Tuyến Nhu cầu-đáp ứng (demand-responsive)

Vận tải nhu cầu-đáp ứng (Demand-Responsive Transportation – DRT) là một trong nhiều loại hình dịch vụ thuộc loại dịch vụ trung chuyển dù (paratransit) khi mà dịch vụ vận tải dù được định nghĩa là một dạng giao thông công cộng mà nằm ở giữa xe tư nhân và trung chuyển bằng tuyến cố định. DRT, hay còn gọi là dịch vụ quay số chuyến đi (dial-a-ride), nằm loại hình trung gian của dịch vụ trung chuyển dù.

DRT có thể vận hành từ nhiều điểm đi đến nhiều điểm đến, từ nhiều điểm đi đến vài điểm đến, từ vài điểm đến đến vài điểm đến, từ nhiều điểm đi đến một điểm đến (xem hình dưới đây).

Các hình thức vận hành của DRT

Tuyến cố định có chuyển hướng (deviated fixed-route)

Tuyến cố định có chuyển hướng – hay còn gọi là tuyến chạy vòng (route deviation) hoặc tuyến linh hoạt (flex route) – là một tuyến cố định với sự linh hoạt để rời khỏi tuyến nhằm cung cấp các dịch vụ đón trả khách không thường xuyên. Nếu không có các yêu cầu cho việc chạy vòng thì nó lại là các tuyến cố định truyền thống, với lịch trình cố định. Việc đề nghị đi vòng có thể thực hiện bằng các cuộc gọi tới trung tâm điều hành để yêu cầu. Các thủ tục đặc biệt cho việc yêu cầu các dịch vụ chạy vòng sẽ được quy định bởi nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển dựa trên chính sách, mức độ và dạng yêu cầu, và các nhân tố khác.

Tuyến nông thôn và liên đô thị (rural and Intercity)

Các dịch vụ vùng nông thông và liên đô thị có thể dùng bất cứ các dạng dịch vụ trong số các dich vụ nói trên. Các dịch vụ này thường nằm ngoài vùng phục vụ và thường được thiết kế để cung cấp tới những người đi lại do chăm sóc y tế, mua sắm, kinh doanh. Các dịch vụ này sẽ cung cấp chuyến xe đi về trong ngày và thường là ít hơn năm ngày trong tuần.

2. Phương án lồng ghép

Các tuyến xe buýt có thể vận hành theo nhiều kiểu đường khác nhau, từ đường phố chạy chung với phương tiện khác đến các hành lang riêng. Mức độ phân chia với các phương tiện khác sẽ cung cấp cho các phương tiện công cộng và hành khách các hành trình đi lại định rõ hơn và nhanh hơn vì sự tác động của các phương tiện khác sẽ giảm hoặc loại trừ. Việc cung cấp các làn xe chạy riêng cho xe buýt đồng thời cũng sẽ làm cho xe buýt được ưa thích hơn các phương tiện cá nhân.

Hành lang biệt lập (Segregated Right-of-Way)

Đường xe buýt (busways) cung cấp hai chiều xe chạy trong một hành lang biệt lập rành riêng cho xe buýt sử dụng. Tốc độ vận hành tối đa có thể đạt được là 70 đến 80 km/h.

Các hành lang buýt này có thể cùng mức hoặc khác mức với đường bộ (at-grade or gradeseparated), ngoài ra còn có các hành lang buýt chạy theo thanh dẫn hướng (Guided busway). Với loại này, yêu cầu về quỹ đất là rất lớn, chỉ có thể xây dựng khi mà có quy hoạch hệ thống đường bộ đồng bộ từ ban đầu. Thường các hành lang này được bố trí dọc theo đường ôtô, có thể ở giữa đường, bố trí trên cao ở dải phân cách, hoặc hành lang hai bên đường. Với trường hợp bố trí ở giữa đường ôtô thì các nhà ga hoặc trạm dừng phải có giải pháp đảm bảo sự tiếp cận an toàn và tiện lợi cho hành khách.

Hình ảnh ví dụ đường xe buýt riêng 

Hình ảnh ví dụ đường xe buýt riêng

Dùng làn dành cho xe có mật độ chuyên chở cao (High-Occupancy Vehicle (HOV) lanes)

Khi mà năng lực thông hành cho phép, xe buýt có thể được vận hành ở những làn xe có mật độ chuyên chở cao (HOV lanes). Làn xe có mật độ chuyên chở cao là làn xe mà ở đó các xe phải chuyên chở số người trên xe lớn hơn một ngưỡng quy định. Quy định này phụ thuộc vào chính sách giao thông của từng vùng, có thể từ 2 người trở lên. Một số vùng cho phép các xe môtô và xe taxi chạy trong các làn xe HOV này. Làn xe này có thể cùng chiều hoặc không cùng chiều với các làn xe khác. Loại này chỉ được dùng ở các trục chính của đô thị hoặc đường cao tốc trong đô thị. Với trường hợp này, các trạm dừng của xe buýt sẽ bố trí khó hơn do việc ra vào của xe từ làn HOV sẽ xung đột với các phương tiện khác ở các làn xe lân cận.

Hình ảnh ví dụ về làn HOV

Làn xe buýt trên phố chính (Arterial Street Bus Lanes)

Làn xe phục vụ xe buýt, có thể là bán thời gian hoặc toàn thời gian, được sử dụng rộng rãi ở nhiều thành phố lớn với tỷ lệ xe buýt cao. Những làn xe này giảm hoặc loại trừ các xung đột giao thông và xung đột tại điểm dừng, vì vậy cung cấp sự vận hành nhanh hơn và tin cậy hơn trên đường phố. Tuy nhiên nó cũng yêu cầu cơ sở hạ tầng của đường phố phải đáp ứng được và như vậy quỹ đường dành cho giao thông cá nhân sẽ giảm nhiều và người tham gia giao thông sử dụng phương tiện cá nhân sẽ phải chấp nhận sự ùn tắc gia tăng trên làn xe của mình.Theo cách tổ chức này thì làn xe buýt phải được bố trí vào làn xe trong cùng và phân cách với các làn xe khác bằng vạch vẽ và các kí hiệu chỉ định làn dành riêng cho xe buýt.

Hình ảnh ví dụ về làn xe buýt trên phố chính

Hình ảnh ví dụ về làn xe buýt trên phố chính

Làn xe buýt chạy chung (Mixed)

Làn xe buýt chạy chung chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong các đô thị. Nó được vận hành chung với các phương tiện giao thông khác nên chịu sự ảnh hưởng của ùn tắc và sự xung đột tại các điểm dừng. Tốc độ vận hành thấp hơn nhiều so với các loại khác, nhưng nó lại sử dụng chung các làn đường nên không yêu cầu các tuyến phố có nhiều làn xe. Loại này có thể phục vụ tại tất cả các trục đường phố trong đô thị nên tính cơ động rất cao.

Hình ảnh ví dụ về làn xe buýt chạy chung

3. Các loại xe buýt

Xe buýt có thể được phân loại tuỳ theo sức chuyên trở, loại sàn, và năng lượng sử dụng. Theo sức chuyên trở thì có thể xếp từ xe mini buýt cho đến xe buýt hai tầng hoặc xe buýt nhiều khoang. Theo loại sàn thì có thể phân thành xe buýt sàn cao và sàn thấp. Theo năng lượng sử dụng thì có thể phân thành xe buýt chạy xăng dầu, chạy gas và chạy điện.

Dưới đây là một vài hình ảnh về các loại xe buýt.

  • Xe mini buýt, thích hợp với các tuyến gom có hạn chế về bề rộng đường
  • Xe buýt nhiều khoang sàn thấp, có năng lực vận tải cao.
  • Xe buýt tiêu chuẩn, sàn cao, chỗ đứng hạn chế hơn xe sàn thấp
  • Xe buýt sàn thấp, thời gian lên xuống nhanh
  • Xe buýt điện lấy điện trên cao, không gây ô nhiễm, yêu cầu hệ thống cáp điện gây mất mỹ quan
  • Xe buýt chạy điện, chỉ phục vụ những tuyến ngắn do năng lượng điện tích trữ có giới hạn
  • Xe buýt hai tầng

4. BRT (Bus Rapid Transit) – Xe buýt nhanh

Xem chi tiết Tại đây

(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Bùi Xuân Cậy – Quy hoạch, kỹ thuật và tổ chức giao thông, NXB Giao thông Vận tải)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net