Trang chủ Triết học Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì?

by Ngo Thinh
247 views

Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism – triết học hành lang theo nghĩa đen): có lịch sử trải dài trên 500 năm thời cổ đại, ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng cận và hiện đại. Người sáng lập là Zeno (từng theo học với Plato ở Viện hàn lâm). Năm 40 tuổi, ông mở trường tại Athens, dạy học nơi hành lang của tòa nhà Stoa). Học phái khắc kỷ trải qua 3 thời kì: Sơ kì thế kỉ III TCN, trung kì ở thế kỷ II TCN và hậu kỳ là 2 thế kỷ đầu Công nguyên. Nội dung của chủ nghĩa khắc kỉ:

* Vật Lý học: Thế giới quan của phái khắc kỷ: toàn thể vũ trụ là vật chất vận hành bởi nguyên lý Logos (hay thần minh hay trí tuệ siêu việt). Trong khi chủ nghĩa Khoái Lạc (Hedonism), Epicurus cho tất cả là nguyên tử cấu thành, không gì tồn tại vĩnh viễn, cái gì cũng sẽ tan rã. Chủ nghĩa Khắc Kỷ cho toàn thể vũ trụ tạo bởi vật chất vận hành theo nguyên lý Logos hay thần minh hay trí tuệ siêu việt (nghĩa là nguyên lý chủ động, nội tại trong vạn vật quyết định sự vận hành của chúng). Nguyên tố thiêng liêng của Logos là lửa, biến hóa thành mọi vật thể. Phái khắc kỷ cũng không tin có thần linh, tạo hóa hữu ngã. Do quan niệm thần minh (ở đây là trí trí tuệ siêu việt) có mặt khắp nơi, triết lý khắc kỷ được xem là thuyết Phiếm Thần Nhất Nguyên (phiếm=không). Do quan niệm toàn bộ vũ trụ là vật chất, CN Khắc Kỷ lại được xem là CN duy vật. Tuy quan niệm như vậy, nhưng phái này tin rằng toàn bộ vật chất đều có sự sống và linh hồn, vũ trụ cũng có “hồn vũ trụ”.

* Đạo Đức Học: chủ nghĩa Khắc Kỷ lấy quan niệm Phiếm Thần Nhất Nguyên (không tin có thần linh), Duy Vật Duy Lý (vũ trụ cấu thành bởi vật chất) làm nền tảng cho đạo đức. Có thể hình dung Đạo Đức học Khắc Kỷ theo logic như sau:

– Định đề: (vũ trụ chỉ là một, vật chất thì có hồn, hài hòa điều khiển bởi trí tuệ thần minh). Họ không tin có thần tạo hóa và lửa là 1 nguyên tố quan trọng và thiêng liêng nhất.

– Phương châm sống của phái Khắc Kỷ: đầu tiên là sống hòa hợp với tự nhiên (tương tự Lão Tử) (tức hòa hợp với Logos hay trí tuệ). Thứ hai là sống theo lý trí: lý trí con người không phải là cái ngã cá biệt mà nó đồng nhất với lý tính vũ trụ (đồng nhất với tư tường phương đông). Thứ ba là sống hòa hợp với chính mình: nghĩa là sống theo bản chất đích thực của con người là trí tuệ. Những đam mê, ham muốn, khoái lạc vật chất làm lu mờ lý trí và đánh mất hạnh phúc.

* Phương châm nổi tiếng của chủ nghĩa Khắc Kỷ: hãy nhẫn nhục và cấm dục.

* Ứng dụng vào đời sống của chủ nghĩa Khắc Kỷ:

– Đừng đòi hỏi sự việc xảy ra như ý muốn mà hãy muốn sự việc xảy ra như nó đang xảy ra và như vậy ngươi sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc”.

– Không sợ hãi bất kỳ điều gì, dù đó là khổ hình hay cái chết.

– Hành vi không quan trọng bằng tinh thần thực hiện nó. (đối chiếu với PG: tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ ý tạo)

– Chỉ có hiền nhân là hạnh phúc vì biết sống phù hợp với lý tính Logos (tức trí tuệ siêu việt).

– Hiền nhân Khắc Kỷ coi trọng sự yên tĩnh của tâm hồn, nghiêm mật giữ gìn giới luật bản thân, tận tâm thực hành bổn phận (tinh thần trách nhiệm), dửng dưng trước mọi biến cố và nghịch cảnh, coi sống chết là việc bình thường. Ngoài ra, phái Khắc Kỷ rất trọng danh dự, danh dự là lòng tự trọng chứ không phải tiếng thơm.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net