Trang chủ Tài chính Tiền tệ Các biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm pháp

Các biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm pháp

by Ngo Thinh
150 views

Lạm phát có nhiều mức độ và có các tác hại khác nhau. Do đó, nó cũng có nhiều cách khắc phục khác nhau. Vấn đề của một nền kinh tế là làm thế nào vừa tạo ra được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động, lại vừa có thể giảm được sự tác hại của lạm phát. Chính phủ các nước thường sử dụng các biện pháp sau để kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Phân loại, nguyên nhân và tác động của lạm phát

1. Chính sách thất chặt (hạn chế) lượng cung tiền tệ

Biện pháp này thực hiện khi lạm phát diễn ra ở tốc độ siêu tốc hoặc phi mã.

Thực hiện chính sách thắt chặt lượng cung tiền tệ, ngân hàng trung ương của các nước thường thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt nhằm hạn chế khối lượng tiền lưu thông, còn Chính phủ thường thực hiện chính sách hạn chế chi tiêu hoặc các biện pháp khác, đây là biện pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát.

– Chính sách tiền tệ

Để thực hiện chính sách tiền tệ, hạn chế bằng hai cách “đóng băng” tiền tệ hoặc “hút” bớt tiền từ lưu thông về, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng:

+ Gia tăng lãi suất để hạn chế nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đồng thời kích thích tăng lượng tiền gửi của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư vào ngân hàng.

+ Chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước.

+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.

+ Thực hiện các biện pháp khác nhằm rút bớt khối lượng tiền thừa trong lưu thông như bán: chứng khoán, vàng, ngoại tệ nhằm thu hút tiền lưu thông vào hệ thống ngân hàng.

– Đối với chính sách tài chính.

+ Tiết kiệm chi Ngân sách Nhà nước, cắt giảm chi tiêu của Chính phủ mà không tác động xấu đến sự phát triển nền kinh tế, giảm biên chế nhằm giảm bớt chi tiêu quỹ tiền lương, giảm bớt các khoản chi tiêu phúc lợi xã hội, chi quốc phòng an ninh và các khoản chỉ khác.

+ Nỗ lực khơi tăng các nguồn thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phi và các khoản khác, tăng thu nhập cũng phải chú ý đến đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, đặc biệt chính sách thuế phải có tác động hưởng tới thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

+ Hạn chế bội chi ngân sách Nhà nước, đặc biệt là bội chi thường xuyên cho chi lương, không sử dụng biện pháp phát hành tiến để bù đắp bội chi ngân sách.

– Chính sách thu nhập.

Trong thời kỳ lạm phát Chính phủ thường phải thi hành biện pháp hạn chế việc tăng lương để hạn chế tăng thu nhập làm giảm áp lực gia tăng cung ứng tiền tệ vì nếu tăng cung ứng tiền tệ có thể sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên.

– Chính sách về lao động.

Lao động là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của nền kinh tế, nghĩa là lao động là yếu tố trực tiếp quyết định đến sản lượng, đến tổng thu nhập xã hội; đến lạm phát.

Mặt khác, từ mô hình đường cong Phillips đơn giản, người ta thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp.

Do vậy trong điều kiện để hạn chế, kiểm soát lạm phát, người ta phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp nhất định để “mua” lấy một tỷ lệ lạm phát mong muốn.

2. Biện pháp mở rộng cầu

Biện pháp này thực hiện khi lạm phát diễn ra ở tốc độ vừa phải (lạm phát thấp).

– Thi hành các biện pháp nhằm gia tăng khối lượng hàng hóa cung ứng cho nền kinh tế, bằng cách thực hiện:

Kế hoạch sản xuất và lưu thông hàng hóa phù hợp. Việc gia tăng sản xuất hàng hóa trong nước, là biện pháp cơ bản nhất mang tính chiến lược, nhằm tạo cơ sở phát triển lưu thông hàng hóa và ổn định lưu thông tiền tệ.

Trước mắt, cần phải nhập khẩu hàng hóa thiết yếu cung ứng cho nền kinh tế, giảm bớt căng thẳng mất cân bằng cung – cầu hàng hóa nhằm thiết lập thế cân bằng mới.

– Thi hành các biện pháp nhằm ổn định giá cả.

Nhằm để hạn chế sự gia tăng của giá cả hàng hóa, Nhà nước thực hiện chính sách kiểm soát giá cả đối với một số mặt hàng thuộc lĩnh vực: nông sản, công nghệ, nhập khẩu dịch vụ bằng các biện pháp:

Thực hiện việc kiểm soát giá cả, nhất là kiểm soát đối với các mặt hàng đầu mối, nguyên vật liệu…

Thực hiện chính sách tự do mậu dịch để hàng hóa tự do dịch chuyển, điều hòa giữa nơi thừa và nơi thiếu.

Nới lỏng hàng rào thuế quan, khuyến khích nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ cung ứng cho nền kinh tế.

3. Các biện pháp khác

Cùng với việc thi hành các biện pháp mang tính kinh tế kể trên, Chính phủ các nước còn thực hiện các biện pháp:

– Xây dựng và thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế đúng đắn, dưa nền kinh tế phát triển đúng hướng với tốc độ phù hợp, ổn định lâu dài tránh được khủng hoảng, lạm phát cao.

– Có kế hoạch tập trung sản xuất hàng hóa xuất khẩu có tinh chất mũi nhọn của đất nước nhằm tăng cường dự trữ vàng, ngoại tệ mạnh.

– Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp thực tiễn, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của đất nước dưa nền kinh tế luôn phát triển và ổn định, tạo điều kiện để có một nền tiền tệ ổn định lâu dài.

– Thường xuyên chú trọng nâng cao trình quản lý Nhà nước, tỉnh giản biên chế bộ máy Nhà nước để giảm thiểu quỹ tiền lương.

Lưu ý: Khi lạm phát diễn ra ở mức độ siêu tốc, để hỗ trợ các biện pháp kể trên, nhằm làm cho tiền tệ ổn định, ở một số ít quốc gia Chinh phủ còn thi hành các biện pháp hỗ trợ mang tính kỹ thuật khác, như:

– Hủy tiền

Nhà nước công bố hủy bỏ toàn bộ tiền cũ đang lưu thông và phát hành tiền mới, mà không thông qua đổi tiến. Biện pháp này chỉ phi rất lớn và rất nguy hiểm, vì hủy tiền là hành vi tước đoạt tài sản của nhân dân đang sở hữu dưới hình thái tiền tệ, nên có thể ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, sẽ giảm thấp lòng tin của dân cư đối với Đảng và Chính phủ cầm quyền.

– Đổi tiền

Nhà nước phát hành tiền mới thông qua việc chuyển đổi tiền cũ ra tiền mới theo một tỷ lệ nhất định, đồng thời thi hành các biện pháp để kiểm soát lạm phát ở mức mới. Biện pháp này khá tốn kém và có ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Do vậy thường chỉ áp dụng trong điều kiện lạm phát tương đối cao hoặc khi thực hiện các chính sách cải cách tiền tệ.

Nhà nước chỉ có thể sử dụng biện pháp can thiệp như: đổi tiến, đặc biệt là hủy tiền khi tình trạng lạm phát quá trầm trọng và khi đã sử dụng các biện pháp khác mà không có hiệu quả.

– Phá giá tiền tệ

Nhà nước chủ động tuyên bố hạ thấp giá trị nội tệ so với giá trị ngoại tệ, đồng thời công bố tăng giá cả hàng hóa và thực hiện các biện pháp kiểm giữ lạm phát ở mặt bằng mới.

Tuy nhiên, thực hiện biện pháp này nhằm mục đích kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân ngoại thương để cải thiện cán cần thanh toán quốc tế. Đây là biện pháp hỗ trợ, do vậy phải áp dụng sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng quốc gia nhằm khắc phục tận gốc các nguyên nhân gây ra tình trạng tiền tệ bất ổn định.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net