Trang chủ Khoa học Chính trị Bản chất mối quan hệ chính trị với kinh tế

Bản chất mối quan hệ chính trị với kinh tế

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 385 views

Trình bày bản chất mối quan hệ chính trị với kinh tế. Vì sao Đảng ta lại chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội?

Khái niệm

Chính trị thực chất là quan hệ về lợi ích, trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế. Vấn đề chính trị, thực chất là vấn đề định hướng và tạo động lực cho phát triển kinh tế. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp, nhóm xã hội nào nắm được quyền lực chính trị là nắm được công cụ cơ bản, trọng yếu để giải quyết quan hệ lợi ích với các giai cấp, nhóm xã hội khác theo hướng có lợi cho giai cấp mình, nhóm mình.

Do vậy, tác động của chính trị với kinh tế thể hiện tập trung ở sự tác động quyền lực chính trị( biểu hiên tập trung ở quyền lực nhà nước) đối với kinh tế. Sự tác động đó cơ bản thể hiện trên 3 phương diện: cương lĩnh, đường lối chính trị, chính sách với kinh tế; tổ chức thiết chế chính trị với kinh tế; con người chủ thể chính trị với kinh tế.

Kinh tế là tổng hòa các quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo thành cơ sảo kinh tế của một xã hội nhất định. Suy đến cùng, nó quyết định mọi biến đổi xã hội, mọi đảo lộn chính trị. Kinh tế, trong mỗi chế độ xã hội là nền kinh tế quốc dân.

Thực chất của kinh tế là lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế và sự phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với mỗi thành viên tham gia các quá trình sản xuất và tái sản xuất, cũng như lợi ích kinh tế của mỗi tập đoàn, giai cấp và các nhóm xã hội.

Quan hệ chính trị với kinh tế là mối quan hệ cơ bản nhất của đời sống xã hội, nói một cách khái quát là quan hệ giữa quyền lực chính trị ( tập trung ở quyền lực nhà nước) đối với kinh tế với tư cách là cơ sở nền tảng của quyền lực chính trị và toàn xã hội. Nói cách khác là quan hệ giữa quyền lực nhà nước với kinh tế, hướng tới sự phát triển kinh tế – xã hội , nhằm bảo vệ chế độ chính trị và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Bản chất mối quan hệ chính trị với kinh tế

Trên cơ sở quan niệm duy vạt về lịch sử, C.Mác và Enghen đã xem mỗi quan hệ giữa chính trị với kinh tế là quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng, trong đó, hạ tầng cơ sở – kinh tế giữ vai trò quyết định, đồng thời kiến trúc thượng tầng – chính trị cũng có tính độc lập trương đối, tác động lại tới hạ tầng cơ sở. Khái quát quan điểm trên của Mác và Enghen, Lênin đã khái quát bản chất mối quan hệ chính trị với kinh tế là: chính trị là sự biểu hiện tập trung cao nhất của kin h, chính trị là kinh tế cô đọng lại chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Chính trị bao giờ cũng được ưu tiên hơn so với kinh tế

Chính trị biểu hiện tập trung của kinh tế

Xét trong mối quan hệ giữa nội dung với hình thức, theo Lênin, chính trị là một trong những hình thức biểu hiện của kinh tế, nhưng là hình thức biểu hiện tập trung nhất, cô đọng nhất. Nội dung quyết định hình thức, nên kinh tế quyết định chính trị. Nghĩa là kinh tế làm nảy sinh chính trị cả với tư cách là một chế độ bao gồm: thể chế chính trị, công cụ, phương tiện để thỏa mãn nhu cầu , mục đích chính trị. Tương ứng với một trình độ phát triển nhát định về kinh tế có một trình độ phát triển nhất định về chính trị.. Cơ sở kinh tế thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị thích ứng như thế ấy.

Mục đích của chính trị là hướng vào phát triển kinh tế. Kinh tế là gốc của chính trị, là thước đo tình hợp lý của chính trị. Kinh tế phát triển thì chính trị tiến bộ và ngược lại, chính trị không hợp lý thì cũng khủng hoảng theo. Do đó ở thời nào cũng vậy, chính trị nếu không hướng vào giải quyết thỏa đáng các quan hệ lợi ích nhằm phát triển kinh tế thì chính trị sẽ không có cơ sở tồn tại, sớm hay muộn cũng sẽ bị thay thế bởi một chính trị mới tiến bộ hơn, phù hợp hơn với kinh tế. Chính trị là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế.

Kinh tế, xét đến cùng là là nhân tố quyết định toàn bộ lịch sủ vận động của đời sống chính trị, từ lịch sủ hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp đến lịch sử hình thành các chính đảng và hoạt động của của các chính đảng, lịch sử hình thành các thiết chế nhà nước. Nhân tố kinh tế có tính quyết định nhất, tác động đến đời sống chính trị là hệ thống các quan hệ sở hữu ( cái này bao gồm quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý tổ chức sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm => đây chính là 3 yếu tố của quan hệ sản xuất) . Đến lượt nó, hệ thống các quan hệ sản xuất của một xã hội khi đa thay đổi về căn bản sẽ dẫn đến thay đổi căn bản chế độ chính trị, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. (ví dụ như QHSX TBCN thay cho PK đã thay đổi chế độ chính trị từ phong kiến sang TBCN, tạo điểu kiện cho lực lượng sản xuất TB phát triển mạnh, từ đó mà làm cho kinh tế cũng vọt theo). Các quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp chỉ là sự phản ánh các quan hệ lợi ích kinh tế. giai cấp nào nắm kinh tế thì giai cấp đó nắm quyền lực chính trị, chi phối đời sống xã hội.

Chính trị là sự phản ánh, sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế, đòi hỏi chính trị và hệ thống chính trị phải mang trong mình nó những quy định kinh tế khách quan. Nghĩa là trong cấu trúc, các quan hệ và phương thức hoạt động chính trị phải phù hợp với nhưng quy định khách quan của các quan hệ kinh tế. Chính trị trong khi phản ánh tính tất yếu của các quy luật kinh tế không phải là bản sao thụ động của kinh tế mà thông qua lăng kính tư duy của hệ thống chính trị. Chính trị phải mang trong nó tính quy luật kinh tế khách quan, nghĩa là chính trị phải phản ánh trong cấu trúc của bản thân nó.

Trong các đường lối chính sách của đảng cầm quyền tác động vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội thì tính đúng đắn của đường lối, chính sách kinh tế giữ vai trò quyết đinh. Cũng trên cơ sỏ đó, ĐCSVN bắt đầu sự nghiệp đổi mới từ đổi mới tư duy lý luận về kinh tế, lấy đổi mới dinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.

Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế

Trong khi khẳng định vị trí của kinh tế đối với chính trị chủ nghĩa Mác – Lenin không bao giờ phủ nhận vai trò to lớn, vai trò lãnh đạo của chính trị đối với kinh tế. “Hoàn toàn không phải mọi điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động”. Trong tất cả các sự tác động trở lại của các nhân tố xã hội khác thì sự tác động của chính trị giữ vị trí hàng đầu, điều đó thể hiện ở những điểm sau:

Thắng lợi của cách mạng chính trị là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho những biến đổi về chất và phát triển kinh tế diễn ra tiếp theo. Điều này hoàn toàn rõ ràng đối vs cách mạng XHCN. Giai cấp công nhân và nhân dân lao đọng muốn giải phóng mình ra khỏi sự bóc lột và tha hóa bởi quan hệ tư sản và tiền tư sản , trước hết họ phải giành được quyền lực chính trj, quyền lực nhà nước. Chỉ sau đó họ mới có tiềm đê để cải tạo quan hệ kinh tế, biến mình trở thành người chủ sở hữu các tư liệu sản xuất cơ bản. Sẽ không có sự biến đổi và phát triển nào của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nếu như giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền nhà nước, điều kiện tiên quyết để thiết lập nền tảng dinh tế mới dựa trên cơ sở của chế độ công hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Với tính độc lập tương đối, chính trị có tác động trở lại đối với kinh tế theo những hướng khác nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm. “ Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước dối với sự phát triển của kinh tế có thể có 3 loại: nó có thể tác động cùng hướng – khi ấy, sự phát triển diễn ra nhanh hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế – khi ấy thì hiện nay ở mỗi quốc gia dân tộc lớn, nó sẽ vỡ tan sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở những phương diện nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác.”

Bởi vậy muốn để kinh tế phát triển đồng thuận với sự tác động của chính trị vào kinh tế, đòi hỏi phải quan tâm tới cả 3 phương diện: đường lối chính sách kinh tế, thể chế kinh tế và chủ thể kinh tế. Đường lối chính trị đúng đắn, khoa học sẽ mang lại khả năng can thiệp một cách tự giác vào quá trình kinh tế khách quan. Bằng sự nhận thức khoa học những xu hướng và quy luật kinh tế khách quan chính trị có thể vận dụng tổng hợp một số quy luật, một số điều kiện để tăng cường tác động của quy luật này, hạn chế hậu quả của quy luật khác, nhằm đưa nền kinh tế phát triển đúng quy luật khách quan, đồng thời phù hợp với lợi ích của chủ thể chính trị. Trên thực tế, không có đường lối chính trị

đúng đắn thì không giai cấp nào có thể giữ vững được sự thống nhất chính trị của mình và do đó cũng không có khả năng lãnh đạo kinh tế. Hơn nữa, nếu thiếu quan điểm chính trị đúng đắn trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế rất có thể sản xuất vẫn phát triển, kinh tế vẫn tăng trưởng, thậm chí với tốc độ cao, nhưng khi đó, trung tâm quyền lực chính trị không còn nằm trong tay giai cấp thống trị đương thời. Có đường lối chính trị phù hợp bảo đảm hiện thực hóa một cách có kết quả đường lối phát triển kinh tế.

Hệ thống các quan hệ kinh tế cũng như những quan hệ kinh tế cơ bản do chính trị thiết lập ra là cơ sở cho sự tồn tại, ổn định, bền vững của chính trị. Do đó, chính trị trước hết phải bảo vệ những thành quả kinh tế mà chính trị đã đạt được nhằm duy trì địa vị của giai cấp thống trị. Thông qua tổ chức, chức năng và những năng lực vật chất, tinh thần, chính trị nói chung và đặc biệt là nhà nước nói riêng, có thể nhận thức vượt qua so với kinh tế, có thể tiên đoán được tương lai vận động của đời sống kinh tế. Đồng thời chính trị có thể tạo ra những nhân tố, những hình thức, những điều kiện tác động vào kinh tế theo những mục tiêu nhất đinh. Ưu tiên chính trị là vấn đề đặc biệt quan trọng trong những thời kỳ lịch sử đặc biệt, giai đoạn chiến tranh và cách mạng, những giai đoạn mà vấn đề giành, giữ chính quyền trở thành vấn đề cơ bản, hàng đầu.

Chính trị đóng vai trò định hướng và tạo môi trường chính trị – xã hội ổn định cho phát triển kinh tế. Sự định hướng chính trị thể hiện trên tất cả các khâu của quá trình phát triển kinh tế: xây dựng đường lối phát triển kinh tế, định hướng quá trình tổ chức thể chế hóa đường lối, quản lý quá trình phát triển kinh tế và định hướng xã hội cho phát triển kinh tế để không có hi sinh cái này cho cái kia và để lợi ích của giai cấp thống trị không bị vi phạm. Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa đời sống kinh tế, sự ổn định chính trị là điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển kinh tế.

Chính trị không chỉ là lãnh đạo kinh tế mà còn tham gia kiểm soát chặt chẽ những vấn đề cơ bản, then chốt của kinh tế: ngân sách, vốn hoạt động tài chính tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại…Sự lãnh đạo của chính trị đối với kinh tế không chỉ định hướng, tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế, mà hơn nữa chính trị còn tham gia quản lý nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc kiểm soát chặt chẽ nội dung hoạt động của kinh tế góp phần nâng cao tính năng động của kinh tế, đồng thời qua đó thực hiện sự thẩm định tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế.

Quan hệ giữa chính trị với kinh tế là mối quan hệ cơ bản, nhạy cảm và phức tạp trong các quan hệ xã hội. Để giải quyết tốt quan hệ này, cần phải tránh cả 2 khuynh hướng sai lầm: tuyệt đối hóa kinh tế và tuyệt đối hóa chính trị. Đi theo khuynh hướng thứ nhất nền kinh tế sẽ phát triển tự phát, vô chính phủ. Đi theo khuynh hướng thứ 2, nền kinh tế sẽ phát triển theo hướng áp đặt, không theo quy luật khách quan. Nhưng nếu đồng nhất chính trị với kinh tế thì sẽ làm chính trị trở nên cứng nhắc giáo điều.

Thực chất của sự tác động của chính trị với kinh tế là tạo môi trường xã hội ổn định, giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải có sự ưu tiên của chính trị đối với kinh tế, phải có giải pháp chính trị để phát triển kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì chính trị phải càng mở rộng, đổi mới, tạo tiền đề tiên quyết cho kinh tế phát triển.

Tại sao Đảng ta chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội

Như đã nói, trong xã hội mối quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế và mục đích của việc giải quyết mối quan hệ này là nhằm hướng tới sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong quá trình đổi mới đất nước ta từ sau đại hội VI (12-1986) Đảng ta chủ trương đổi mới trước hết ở tư duy về quan hệ chính trị với kinh tế, từ đó tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

Kinh tế không thể tự một mình nó phát triển một cách tự phát và vô chính phủ, nếu không gắn với tiến bộ và công bằng xã hội thì sự phát triển đó sẽ gây nên mất cân đối và ổn định trong đời sống xã hội. Sự mất ổn định đó sẽ làm mất lòng tin của nhân dân, dẫn đến chính trị cũng không được ổn định theo và tất nhiên, lợi ích, vị trí của giai cấp cầm quyền cũng không được đảm bảo. Giai cấp cầm quyền chăm lo đến đời sống của toàn xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội chính là để bảo vệ và duy trì quyền lực thống trị của mình.

Mặt khác, chế độ xã hôi của nước ta lựa chọn đi lên là chế độ XHCN mà trong đó, phát triển kinh tế là mục đích chứ không phải là mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của CNXH chính là giải phóng con người, đem đến một cuộc sống thực sự tiến bộ, có chất lượng cao, công bằng, và bình đẳng cho nhân dân. Và sự phát triển kinh tế chỉ là phương tiện, là cơ sỏ vật chất để thực hiện mục tiêu đó. Trong cương lĩnh của Đảng ta ngay từ lúc ra đời 1930 đến nay luôn quán triệt tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hiện nay, hoàn cảnh đất nước đang trong thời kỳ quá độ đầy khó khăn, chúng ta không phải chờ đến lúc có CNXH rồi mới tính đến thực hiện mục tiêu xã hội, mà ngay trong từng bước đi, từng giai đoạn và trong suốt quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đấy chính là sự thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]