Trang chủ Khoa học Chính trị Chính trị là gì? Cái căn bản nhất của chính trị

Chính trị là gì? Cái căn bản nhất của chính trị

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 602 views

Khi xã hội cộng sản nguyên thủy phát triển, từ thị tộc hình thành bộ lạc nhưng vẫn giữ mối quan hệ cộng đồng, hôn nhân huyết thống. Cuối thời kỳ này xuất hiện đồ đồng làm năng suất lao động tăng, của cải dư thừa, xuất hiên gia đình. Những người đứng đầu thị tộc bộ lạc đã chiếm hữu của cải dư thừa làm của riêng và họ có tư liệu sản xuất. Bộ phận còn lại không có tư liệu sản xuất và tù binh chiến tranh mâu thuẫn với bộ phận có tư liệu sản xuất. Từ đó nhà nước ra đời để duy trì mâu thuẫn và đời sống chính trị cũng theo đó mà hình thành.

Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính trị đã từng là lĩnh vực hoạt động, là công cụ đặc quyền của những nhóm xã hội thống trị để buộc những người bị trị phải phục tùng và thực hiện lợi ích của họ. Nhưng cùng với sự phát triển của tư tưởng dân chủ, chính trị dần trở thành công việc của đông đảo quần chúng.

Chính trị là gì?

Chính trị là lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm nhất, có vai trò ngày càng tăng, từ lâu chính trị đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu:

Thời cổ đại:

  • Theo Platon, một nhà triết học cổ đại Hy lạp, chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị.
  • Aristos: chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc của mọi công dân
  • Theo Khổng Tử, nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chính trị là làm cho chính đạo chính danh
  • Hàn Phi Tử: Chính trị là quản lý xã hội bằng pháp luật

Các tư tưởng thời cổ đại cho chính trị là cai trị, vận động, thuyết phục

Thời trung đại:

Chính trị là sự cai trị của nhà nước phong kiến dưới sự điều hành của giáo hội. Giáo hội thay mặt thượng đế, chúa trời. Bao trùm cả thời kỳ này là giáo lý của đạo Kito (ra đời vào thế kỷ I). Giáo lý này được nói đến trong 2 tập kinh cơ bản: Cựu ước và Tân ước

Thời phục hưng:

Chính trị là sự điều tiết hoạt động của các cá nhân. Chính trị có nhiệm vụ xây dựng “khế ước” xã hội. Chính trị xây dựng nên xã hội dân sự để mọi người cùng chung sống.

Thời cận đại:

Chính trị nhằm điều tiết hoạt động của các cá nhân, chính trị là hoạt động “khế ước” để mọi người sống trong xã hội nề nếp ổn định

Thời hiện đại:

  • Theo Mac Wayber, nhà xã hội học người Đức, chính trị là khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia
  • Các nhà chính trị học Mỹ: chính trị là tìm kiếm các giải pháp để thực hiện phân phối các lợi ích
  • Các nhà chính trị học Trung Quốc (Tôn Trung Sơn): chính trị là “chính” và “trị”. “Chính” là việc của dân chúng còn “trị” là quản lý . chính trị là quản lý việc của dân chúng.
  • Các nhà chính trị học Nhật Bản: chính trị là khát vọng, là hoạt động tìm kiếm khả năng áp đặt quyền lực chính trị

Có rất nhiều quan niệm như vậy nhưng chưa có quan niệm nào đưa ra được nội dung cơ bản nhất của phạm trù chính trị: chính trị là một thực thể tồn tại trong đời sống với những cấp độ khác nhau (cá nhân, cộng đồng, giai cấp, nhân loại) liên quan đến công việc của nhà nước. Lê Nin đã đưa ra những quan điểm có giá trị cho việc xác định đúng đắn về chính trị:

  • Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp
  • Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền, quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước
  • Chính trị là biểu hiện tập chung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước về kinh tế. Đồng thời chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế
  • Chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất liên quan đến vận mệnh hàng triệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.

Từ tất cả các quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chính trị sau: “ Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như giữa các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.”‘

Cái căn bản nhất của chính trị

Cái căn bản nhất của chính trị là tổ chức quyền lực nhà nước, vì:

Chính trị là hoạt động giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Muốn giữ và thực thi được quyền lực nhà nước thì phải thiết lập được tổ chức chính quyền nhà nước. Tổ chức chính quyền nhà nước bao gồm : đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà nước. Đảng luôn mang lợi ích giai cấp, lãnh đạo toàn diện nhà nước bằng đường lối, chủ trương. Nhà nước hoạt động nhằm duy trì sự lãnh đạo của nhà nước mang bản chất giai cấp mình, hoạt động để duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội, trấn áp sự phản kháng của lực lượng thù địch. Các tổ chức xã hội ngoài nhà nước thì tập hợp các thành viên tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với nhà nước. Việc tổ chức chính quyền nhà nước còn hình thành các thiết chế vật chất để bảo vệ chính quyền đó là: công an, quân đội, nhà tù.

Như vậy, tổ chức quyền lực nhà nước là khâu căn bản nhất để thực hiện tất cả các khâu còn lại trong hoạt động chính trị. Thực hiện tốt việc tổ chức chính quyền nhà nước là làm cho nhà nước hình thành và tồn tại, `sau đó giúp việc giữ và thực thi quyền lực nhà nước được thực hiện tốt.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]