Khái niệm
Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị của xã hội với tư cách là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những qui luật và tính qui luật chung nhất của chính trị; nghiên cứu cơ chế tác động và những phương thức, thủ thuật chính trị để hiện thực hoá tính qui luật và những qui luật đó trong xã hội được tổ chức thành nhà nướ
Theo Lênin: cái quan trọng nhất trong chính trị là “tổ chức cơ quan nhà nước”. Chính trị là:
+ Sự tham gia của nhân dân vào các việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nhân dân hoạt động của nhà nước.
+Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp hoặc gián tiếp đều gắn với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực.
Vậy quan điểm trên đòi hỏi ta phải tiếp cận chính trị với tư cách:
- Là một hình thức hoạt đông xã hội đặc biệt.
- Là một loạt quan hệ xã hội đặc thù.
Đối tượng:
– Chính trị có đối tượng nghiên cứu là những tính quy luật, quy luật chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hộ
– Ngoài ra chính trị học cũng nghiên cứu cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những quy luật đó trong đời sống chính trị.
– Mọi hình thức hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến vấn đề nhà nước như:
+ Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng dưới dạng khả năng và hiện thực, cũng như những con đường giải quyết các mục tiêu đó có tính đến tương quan lực lượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứng của nó.
+ Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra.
+ Việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hóa có hiệu quả mục tiêu.
Ngoài ra chính trị học nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị:
+ Quan hệ giữa các giai cấp, thực chất là quan hệ giữa các lợi ích chính trị và các giai cấp theo đuổi để hình thành lý luận về liên minh giai cấp, đấu tranh và hợp tác các giai cấp vì yêu cầu chính trị.
+ Quan hệ giữa chủ thể trong hệ thống tổ chức quyền lực: Đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội để hình thành lý luận về đảng chính trị , nhà nước pháp quyền và về hệ thống chính trị và chế thế thực thi quyền lực chính trị.
+ Quan hệ giữa các dân tộc để hình thành lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong sự vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.
+ Quan hệ giữa các quốc gia để hình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong thời đại quốc tế hóa hiện nay.
Chức năng và nhiệm vụ của Chính trị học
Với tư cách là một môn khoa học, Chính trị học có chức năng tổng quát là:
+ Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế.
+ Hình thành hệ thống tri thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực tiễn: lý luận về tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Chính trị học
Từ những chức năng tổng quát trên, Chính trị học có những chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Trang bị cho những nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm như: giáo điều, chủ quan, duy ý chí…
+ Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể.
+ Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng với các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị đã đề ra.
+ Phân tích các thể chế chính trị và mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ.