Trang chủ Tâm lý học Hiện tượng xu thời, theo đuôi, a dua là gì?

Hiện tượng xu thời, theo đuôi, a dua là gì?

by Ngo Thinh
403 views

Hiện tượng xu thời là gì? theo đuôi, a dua là gì? và mối quan hệ với áp lực nhóm

Một trong các phương pháp giải quyết xung đột giữa cá nhân và nhóm là xu hướng xu thời. Xu thời là sự nương theo áp lực nhóm, là sự đồng nhất bắt buộc theo hành vi nhóm.

Những nghiên cứu nổi bật trong vấn đề này thuộc về: L.Festinger. Theo tác giả này có khoảng 1/3 (33%) người Mỹ không có tính tự lập khi giải quyết các vấn đề mà phải theo ý kiến của nhóm (tập thể) có cách xử sự theo đuôi số đông (có 2/3 giữ được ý kiến riêng). Tức là trong nhận thức của số này có mâu thuẫn – mâu thuẫn giữa ý kiến riêng và ý kiến của nhóm nhưng phải theo ý kiến của nhóm.

Các thí nghiệm khác cũng cho thấy: trong các thành viên thí nghiệm, nhiều người thấy trong nhận thức của mình có mâu thuẫn nhưng vẫn theo quyết định như vậy là do nhóm. Như vậy nhóm đã tạo ra áp lực – áp lực này buộc các cá nhân tuân theo. Bên cạnh đó, áp lực của nhóm phụ thuộc vào số lượng các cá nhân có sự tương đồng ý kiến. Các nghiên cứu cho thấy: nếu nhóm gồm 1 – 2 người thì không có hiệu quả, nhưng 3 – 4 người thì hiệu quả. Tuy nhiên tăng số lượng cá nhân liên kết với ý kiến do thì kết quả cũng vẫn dừng lại. Chứng tỏ có một số người rất kiên định. Thông thường người ta chỉ sắp xếp từ 6 đến 8 người trong nhóm là vừa. Nghiên cứu của các tác giả Xô viết cho thấy: Dạng a dua chung nhất có thể thấy đó là hành vi phù hợp những tiêu chuẩn nhất định của nhóm hoặc phù hợp với sự mong đợi của nhóm.

Theo các nhà Tâm lý học xã hội Mỹ, mức độ phù hợp hành vi của cá nhân với sự mong đợi của nhóm là tiêu chuẩn cho tính a dua.

Nhưng cần lưu ý rằng a dua có những tính chất khác nhau. Sự bắt buộc thực hiện hành vi của cá nhân theo ý kiến và áp lực nhóm có thể do bên trong và bên ngoài. Nếu do bên ngoài thì cá nhân lại vẫn giữ lại ý kiến của mình sau khi rời khỏi nhóm – áp lực nhóm mất hiệu lực.

Nếu do bên trong thì cá nhân vẫn bảo vệ ý kiến của nhóm khi nhóm thôi không gây áp lực nữa.

Như vậy sự “theo đuôi, a dua” trong nhóm mà không có sự mâu thuẫn giữa quan điểm của cá nhân với áp lực bên ngoài (áp lực nhóm) thì có thể gọi là sự ám thị nhóm (tin chắc nhóm đúng). Trong khi hành vi theo đuôi có bản chất tâm lý là sự sợ hãi bị tách khỏi tập thể, theo đuôi một cách có ý thức hẳn hoi (biết là mình nghĩ khác) và do vậy, theo đuôi vì ý kiến của tập thể để xu thời, từ bỏ lợi ích cá nhân. Nói cách khác, cơ chế tâm lý của sự ám thị nhóm khác với cơ chế hành vi “theo đuôi” ở bản chất tâm lý bên trong của nó. Mặc dù bên ngoài là có sự giống nhau: đều tuân theo hành vi của nhóm.

Trường hợp “ám thị nhóm” thì diễn ra sự tự điều chỉnh hoạt động của cá nhân dưới ảnh hưởng của quan điểm và ý kiến nhóm một cách vô ý thức, không cần phê phán (vì luôn luôn tâm niệm nó đứng rồi, không nghĩ đến nó nữa).

Vấn đề áp lực nhóm trong những công trình về “theo đuôi” đã cho ta hiểu thêm một số đặc điểm về sự tác động qua lại giữa cá nhân và nhóm. Sự tác động đó làm nảy sinh trong hiện tượng xu thời.

Ngược lại với tính a dua, theo đuôi, là “tính kiên định” của nhân cách (trong tình huống nào cũng giữ vững ý kiến, không theo đuôi). Tính kiên định thể hiện sự độc lập, chắc chắn của cá nhân trong việc phải đưa ra quyết định cho một sự lựa chọn, bị sự tự xác định của cá nhân trong tập thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]