Trang chủ Tâm lý học Liên hệ xã hội là gì? Cơ sở, yếu tố quy định, hình thức, mức độ

Liên hệ xã hội là gì? Cơ sở, yếu tố quy định, hình thức, mức độ

by Ngo Thinh
542 views

1. Khái niệm liên hệ xã hội

Liên hệ xã hội là đặc trưng xã hội, thể hiện khả năng chung sống tạo thành xã hội của mỗi cá nhân.

Liên hệ xã hội là những hình thức tác động khác nhau của con người (cá nhân) trong xã hội, nó ảnh hưởng đến ứng xử của cá nhân.

Liên hệ xã hội là liên hệ cho phép một sự liên lạc với những người khác và với môi trường xung quanh, phương diện thiết lập là các hình thức giao tiếp (ngôn ngữ, cử chỉ)

Liên hệ thuộc trong nhóm nào đó mà cá nhân tồn tại.

Cấu trúc xã hội của các liên hệ xã hội nó phụ thuộc vào chuẩn mực mà cá nhân đang nằm trong đó, nó phụ thuộc vào sự vận động của từng cá nhân, phụ thuộc vào hòan cảnh cụ thể mà cá nhân đang ở trong đó.

Ngoài ra, nó còn có các điều kiện: hệ thần kinh, hình thể.

Khái niệm liên hệ xã hội có liên quan đến khái niệm tham dự. Tham dự là một  yếu tố giúp cá nhân xác lập được các liên hệ xã hội. Bản thân từ tham dự nó chỉ rõ bản chất của mỗi con người. Đó là một thực thể tồn tại với người khác, tồn tại với cái bên ngoài. Tham dự là một nhân tố tạo thành các liên hệ xã hội, thể hiện tính tích cực xã  hội của mỗi cá nhân, thể hiện khả năng hòa nhập xã hội, lòng mong muốn được đánh giá từ xã hội.

*Cơ chế của sự tham dự

– Sự phụ thuộc lẫn nhau trong đó sự có mặt người khác là cần thiết để mỗi người theo đuổi mục đích riêng của mình. Tham dự xã hội nó xuất hiện như là một sự tìm kiếm cần thiết những liên hệ đối với người khác.

*Tham dự xã hội xuất hiện khi nào?

Khi cá nhân rơi vào một hòan cảnh, sự kiện họ không làm sao hiểu được nhưng  họ có nhu cầu muốn hiểu thì cơ chế tham dự được xuất hiện. Tham dự xuất hiện nhằm tìm kiếm một sự lý giải hoặc một sự giải thích. Hoặc tham dự xuất hiện khi cá nhân ở trong tâm trạng lo âu, khi cá nhân bị sợ hãi không làm chủ được bản thân. Trong hòan cảnh lo âu, thì cá nhân có xu hướng tìm các liên hệ đối với những người khác. Đặc điểm này nó thể hiện bản chất của tham dự là tìm kiếm các liên hệ xã hội.

2.   Những cơ sở của việc hình thành liên hệ xã hội

2.1. Những gắn bó thời thơ ấu là cơ sở của các liên hệ xã hội của mỗi con người.

Là một liên hệ tình cảm giữa các cá nhân dựa trên những giá trị, ý nghĩa của người này với người kia. Việc gắn bó thời thơ ấu nó liên quan rất nhiều đến bản năng.

Có hai xu hướng nghiên cứu về sự gắn bó thời thơ ấu;

  • Coi gắn bó như là một liên hệ xã hội có tính bản năng
  • Gắn bó là một liên hệ đáp lại sự quan tâm, chăm sóc của người khác

Lý luận của Bowly (1969) đã tổ hợp 2 quan điểm này lại: theo ông, sự gắn bó một liên hệ xã hội có tính bản năng dựa vào những năng lực bẩm sinh ở trẻ em, những năng lực nó được thực hiện để đáp lại những chăm sóc của người mẹ đối với nó. Như vậy sự gắn bó xuất hiện như một hành vi tương tác nhằm thiết lập liên hệ với những người từng mang lại cho trẻ một số chăm sóc và chú ý nào đó.

Thí nghiệm của Harlow (1958), Hai con khỉ mẹ (trong đó một con có thể cho bú nhưng có gai ở xung  quanh mình, một con có thể không cho bú nhưng mặc áo mềm).

Con khỉ con chỉ đáp lại tình cảm của con khỉ thứ hai mà chỉ đói nó mới tìm đến khỉ mẹ thứ nhất.

Như vậy, từ thí nghiệm này đi đến kết luận:

+ Gắn bó là một liên hệ xã hội mang tính bản năng dựa vào năng lực có tính bẩm sinh của trẻ nhỏ và năng lực này được thực hiện để đáp ứng lại những chăm sóc chú ý của người khác đối với trẻ.

+ Gắn bó là một cấu trúc tâm lý đầu tiên của liên hệ x• hội được thiết lập từ 2 yếu tố: chăm sóc về mặt thể chất và yên ổn về mặt tình cảm.

Từ những kết luận này về sự phát triển liên hệ ở trẻ nhỏ ta thấy có một sự tương quan giữa chất lượng của những gắn bó (đã trải qua từ thời thơ ấu của mỗi con người) và khả năng thiết lập những liên hệ gắn bó (ở tuổi trưởng thành).

Những đứa trẻ mồ côi bị tách biệt với bố mẹ thì nó có những biểu hiện hoặc là dửng dưng với người xung quanh (tức là nó không có sự khác nhau giữa người thân và người lạ); hoặc nó bộc lộ khát khao với người khác một cách không bình thường (lãnh cảm – trầm ngâm). Cả hai đều dẫn đến thích nghi xã hội kém.

2.2.   Khía cạnh xã hội hóa

Xã hội hóa có nghĩa là sự bước vào các liên hệ xã hội. Xã hội hóa trong tâm lý học được xem là một quá trình luyện tập và hòa nhập vào xã hội thông qua những liên hệ.

Xã hội hóa phụ thuộc vào các nhu cầu:

  • Nhu cầu về sự gia nhập: Đó là một xu hướng cơ bản để tìm kiếm những liên hệ, những tiếp xúc. Mỗi cá nhân gia nhập vào xã hội là do anh ta có nhu cầu được sống trong xã hội đó (có thể là do lịch sử lôi kéo). Đó là nhu cầu muốn tồn tại, muốn khẳng định, muốn thừa nhận ở người khác.
  • Nhu cầu kiểm soát: nó xuất hiện muộn hơn khi mỗi cá nhân nhập tâm, làm chủ được các chuẩn mực xã hội, để đạt được sự độc lập trong tư duy và hành động. Nhu cầu này xuất phát từ việc cá nhân luôn muốn tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng để có thể làm chủ được cái thế giới hiện thực để kiểm soát.
  • Nhu cầu tình cảm: chủ yếu là được thiết lập mang tính tay đôi đó là nhu cầu mong muốn được quan tâm, chú ý đến người khác và được đáp ứng lại.

Kết luận: Nói tóm lại, xã hội hóa được thực hiện ở những đứa trẻ thông qua  những liên hệ mà nó thiết lập từ thời tấm bé, những người xung quanh để dần dần nó tự phát hiện ra chính mình, khẳng định cái chí của mình trong nhóm. Nó hòa nhập vào cuộc sống.

Một cá nhân trở thành một con người mang bản chất xã hội nó được diễn ra thông qua các quá trình liên hệ xã hội. Xã hội hóa vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.

3. Những yếu tố quy định liên hệ xã hội

3.1.Sự gần gũi

Là một yếu tố kích thích cho việc thiết lập các môi liên hệ xã hội với những  người xung quanh. Các nghiên cứu về xã hội thực nghiệm chỉ ra rằng liên hệ xã hội có xu hướng được tăng lên khi khoảng cách địa lý được giảm đi. Như vậy, gần gũi là một trong những yếu tố kích thích cho việc thiết lập liên hệ xã hội.

Các cá nhân càng có cơ hội gặp nhau thì càng có khả năng muốn liên hệ với nhau.

Bởi vì bản chất của sự gần gũi của sự liên hệ thường xuyên sẽ tạo nên sự thân thuộc.

Tần suất gặp gỡ nhau thường xuyên sẽ tạo nên sự thân thuộc từ đó sẽ hình thành nên các liên hệ xã hội.

3.2.    Sự giống nhau – bổ sung

Là hai yếu tố tạo nên các liên hệ xã hội.

Giống nhau: Được xem như là yếu tố tương đồng (sở thích, ý kiến, lợi ích,..). Sự giống nhau này là điều kiện để hình thành lên các liên hệ xã hội. Xét từ góc độ bản chất tâm lý xã hội thì con người luôn có xu hướng tìm kiếm những người giống mình trong xã hội. Chính sự tìm kiếm đã tạo nên các liên hệ xã hội.

Những nghiên cứu của tâm lý học xã hội đã chỉ ra các cá nhân chỉ thường tìm  xem với những người có cùng ý kiến với mình, liên hệ xã hội phát triển tốt khi mà lĩnh vực đồng ý kiến càng cao. Sự giống nhau về ý kiến dẫn đến sự yêu thích nhau.

Người được ưa thích hơn cả trong tập thể là những người có ý kiến gần gũi với nhiều người. Xét ở góc độ tâm lý, những đặc điểm nào trong sự giống nhau về các ý kiến đã dẫn đến sự liên hệ, thân thiết gặp gỡ.

+ Sự giống nhau ấy sẽ làm tăng thêm sự tôn trọng ở bản thân với ý nghĩ rằng ý kiến của mình được người khác thừa nhận trong xã hội.

+ Sự giống nhau kích thích những hưng phấn tích cực trong việc tìm kiếm cái liên hệ tương đồng, vì họ cho rằng người nào giống ý kiến mình họ sẽ tán thành ủng hộ cho mình. Vì vậy cá nhân chủ động đi tìm kiếm các liên hệ tương đồng.

+ Sự giống nhau giữa các cá nhân (hình thể, ý kiến) làm nảy sinh một ý nghĩ ngấm ngầm vô thức. Từ đó, người nào có nét giống mình, gần gũi với mình sẽ làm cho liên hệ xã hội phát triển.

Ngoài sự giống nhau, các nhà tâm lý học xã hội cũng nghiên cứu về sự khác  nhau, trái ngược nhau (bổ sung) cũng tạo nên các liên hệ xã hội. Các nghiên cứu đã đi đến kết luận: bổ sung là duy trì các liên hệ xã hội. Nếu như “giống nhau” đóng vai trò tạo nên liên hệ xã hội thì bổ sung là một nhân tố của quan hệ xã hội nó tạo sự ưa thích, hấp dẫn vì nó đem lại những yếu tố, đặc điểm mà cá nhân không có, họ cần. Bổ sung xuất hiện như là một cơ chế bù đắp những gì thiếu hụt của các cá nhân tạo nên một sự liên hệ phát triển.

3.3.    Sự hấp dẫn thể chất (yếu tố phi lý)

  • Là một giá trị tạo nên các liên hệ xã hội
  • Sự hấp dẫn hình thể đã quy định các liên hệ xã hội giữa các cá nhân và có ảnh hưởng đến sự đánh giá.
  • Hấp dẫn hình thể nó có tính chất phi lý trong các phán xét của chúng ta đối với người khác. Các thực nghiệm cho thấy: Trung bình những người có hình thể hấp dẫn ở Mỹ có thu nhập gấp 3 lần so với những người ít hấp dẫn.

Ở Mỹ, thu nhập của người hình thể hấp dẫn cao hơn những người có hình thể ít hấp dẫn và những người khác. Vì thế, vẻ đẹp của con người tự nó trở thành yếu tố để đánh giá xã hội hoặc tạo nên các liên hệ xã hội.

4. Các hình thức liên hệ và các mức độ liên hệ

4.1.Các hình thức liên hệ

– Hình thức liên hệ cá nhân: phụ thuộc vào cá tính của mỗi người, phụ thuộc vào tâm trạng. Ở hình thức này cá nhân chỉ đại diện cho mình, các hành vi, cử chỉ, thái độ cá nhân tham dự vào các liên hệ và quy định các yếu tố này.

– Hình thức liên hệ theo chuẩn mực (tổ chức).

Cá nhân đóng vai trò đại diện cho một nhóm, tổ chức nào đó vì vậy các hành vi ứng xử của anh ta là theo các vai mà họ đóng. Trong hình thức liên hệ này các cá nhân phải ứng xử, thực hiện các liên hệ theo quy định của xã hội. Tự liên hệ nó phân hóa đẳng cấp xếp đặt theo thứ bậc. Nó không phụ thuộc vào đặc điểm của cá nhân, nó phụ thuộc vào thứ bậc.

– Liên hệ mang tính toàn xã hội

Các giá trị của cá nhân ở mỗi giai đoạn lịch sử có quy định bởi các đặc điểm chung điển hình của thời đại như : chúng ta thuộc dân tộc, thời đại, giai cấp nào, đặc trưng về giới tính,… Tất cả các yếu tố này tạo khoảng cách về văn hóa khác nhau, nó mang dấu ấn trong liên hệ thể hiện trong ngôn ngữ, phong cách sống, ăn mặc v.v..

Nó tạo nên hình mẫu về các hành vi tương ứng chung được mọi người theo. Nó đưa vào trong liên hệ xã hội tạo nên đặc trưng xã hội.

Tóm lại, các liên hệ đều mang đặc điểm cá nhân, nhóm, xã hội. Trong các liên hệ của con người thì cấu trúc thứ bậc có ảnh hưởng rất lớn trong kết quả giao tiếp, liên hệ. Nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của chúng ta. Vị trí càng cao nó quy định giá trị càng lớn.

Thực chất liên hệ trong xã hội đó là việc thực hiện một hệ thống quyền lực. Các liên hệ xã hội đều bị quyền lực tham gia vào, nó ảnh hưởng đến các kết quả liên hệ.

Quyền lực là một ảnh hưởng của cá nhân hay nhóm xã hội khi áp đặt quan điểm của mình lên người khác, quyền lực cũng được hiểu như là một sức mạnh tinh  thần, sức mạnh gây ra sự cưỡng bức khác nhau đối với người khác. Xét về mặt xã hội ai  cũng có thể gây ra quyền lực.

4.2. Các mức độ liên hệ trong xã hội

– Tiếp xúc số không (zêro): là mức thống nhất của liên hệ xã hội. Nó được thực hiện bằng việc bắt đầu, các cá nhân lần đầu gặp gỡ nhau. Các cá nhân đối diện nhưng không biết về nhau, chỉ ý thức đơn phương. Người này chú ý đến người kia và phản ứng lại, phụ thuộc vào khả năng tri giác đầu tiên.

– Liên hệ xã giao hời hợt giữa các cá nhân giúp cho nhau tồn tại. Phần lớn chúng ta đều có liên hệ này: trao đổi đồng nghiệp, chuyện trò với những người sống cùng nhau. Nó không giúp chúng ta nhận thức xúc cảm, tình cảm mà chủ yếu giúp duy trì cuộc sống của con người.

– Liên hệ tương hỗ: Nó thể hiện các mức độ khác nhau. Thân thiết chia sẻ cho nhau từng vấn đề có liên quan đến cuộc sống chung trên cơ sở đó trở thành mối liên hệ gắn bó lẫn

Ở mức cao hơn, là nó ràng buộc gắn bó lẫn nhau thể hiện ở việc làm, ý nghĩ của người này trở thành trách nhiệm, tình cảm của người khác. ở các cá nhân thì đều có các liên hệ này. Ở mức độ cao hơn thì các liên hệ nó càng hẹp lại.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net