Trang chủ Khoa học Công nghệ Các nền sản xuất nông nghiệp

Các nền sản xuất nông nghiệp

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 420 views

Sản xuất nông nghiệp trước hết và chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm của con người. Quá trình sản xuất nông nghiệp có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên.

Các nền sản xuất nông nghiệp

Có thể chia ra 4 thời kỳ tương ứng với 4 nền nông nghiệp:

Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá

– Kéo dài từ khi có loài người cho đến cách đây khoảng 10.000 năm.

– Các đặc điểm cơ bản:

+ Lao động đơn giản với các công cu ̣ thô sơ(đá, cành cây,…)

+ Lương Thực dự trữ không có, nên nạn đói thường xuyên đe doạ, tỷ lệ tử vong cao.

+ Tác động đến môi trường thiên nhiên hầu như không đáng kể.

Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống

– Cách đây khoảng 10.000 năm, thay thế các hoạt động hái lượm và săn bắt tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi với các giống mà con người đã thuần hóa được.

– Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh và định canh.

Nền nông nghiêp̣ du canh

+ Nương rẫy được phát đốt và gieo trồng một đến hai năm; khi năng suất cây trồng giảm, nương rây sẽ bi ̣bỏ hoang cho thảm, Thực vật tự nhiên phát triển; cùng với thời gian độ

phì nhiêu của đất dần dần được khôi phục.

+ Nông nghiêp du canh không đaṕ ứ ng được nhu cầu khi dân số tăng : bình quân cần 15 ha đất tự nhiên để nuôi sống1 người (canh tác trên 1 ha hàng năm và quay vòng 15 năm).

+ Canh tác du canh ảnh hưởng xấu đến môi trường : rừng và tài nguyên rừ ng bi ̣phá hủy, xói mòn đất nghiêm trọng, mất cân bằng nước, gây ra han hán và lụt lội…

Nền nông nghiêp̣ định canh

+ Trồng troṭ và chăn nuôi trên Diện tích đất cố định, các kỹ thuật nông nghiệp được áp dụng: chọn giống cây, con cho năng suấ t cao; tưới nước chống han; chăm sóc cây trồng và vật nuôi; bón phân hữu cơ và cung cấp thức ăn cho vật nuôi…

+ Nông nghiêp

định canh cho năng suất cao hơn và duy trì được

một số dân động hơn.

Nền nông nghiệp công nghiệp hóa

Nền nông nghiệp công nghiệp hóa đặc trưng bởi việc sử dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật của giai đoạn công nghiệp. Điển hình của nền nông nghiệp này là cách mạng xanh. Nhờ cách mạng xanh nông nghiệp đã thoả mãn nhu cầu lương thực-thực phẩm cho dân số thế giới gia tăng mạnh.

Cách mạng xanh

Cách mạng xanh diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ XX, bắt đầu ở Mehico với việc hình thành Trung tâm Quốc tế cải thiện giống ngô và lúa mì (CIMMYT); tiếp theo là việc hình thành Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI) ở Philippines và Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Ấn Độ (IARI). Cây mở đầu cho cách mạng xanh là cây ngô sau đến lúa mì và lúa.

Cách mạng xanh có hai nội dung quan trọng là:

  • Tạo ra những giống mới có năng suất cao mà đối tượng chính là cây lương thực.
  • Dùng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết khả năng của giống mới: thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,…

Thành tựu nổi bật của cách mạng xanh là đã đưa Ấn Độ từ một nước có nạn đói kinh niên với mức sản xuất không vượt quá 20 triệu tấn lương thực thành quốc gia không chỉ đủ ăn mà còn xuất khấu lương thực, với tổng sản lượng 60 triệu tấn/năm.

Tuy cách mạng xanh có kết quả to lớn nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế, đặc biệt về khía cạnh bảo vệ môi trường

– Những hạn chế và tác động môi trường của nền nông nghiệp công nghiệp hóa:

+ Không quan tâm đến bản tính sinh học của thế giới sinh vật.

+ Không quan tâm đến các hoạt động sinh học của đất.

+ Tạo ra các sản phẩm kém chất lượng : nhiều nước, ăn không ngon; chứ a dư lượng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, các chất kích thích sinh trưởng…

+ Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phương do sự chuyên canh, tập trung đầu tư vào một số giống mới.

+ Làm xuống cấp chất lượng môi trường:

  • suy thoái chất lươn g đất do đưa nhiêù hóa chất vaò đất, dùng dụng cụ cơ giới nặng làm phá vỡ kết cấu đất,…
  • ô nhiêm môi trường (đất, nước) do phân bón và hóa chất bảo vê ̣Thực vật
  • gây mặn hóa thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý

+ Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng mạnh, tính chất ổn định của xã hội ngày càng mong manh.

Nền nông nghiệp công nghiệp hóa mang lại nhiều thành tựu to lớn nhưng không bền vững.

Nền nông nghiệp sinh thái học – nền nông nghiệp bền vững

– Trước khi định hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững, các nhà khoa học nông nghiệp ở các nước công nghiệp hóa, có chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp sinh học. Quan điểm xuất phát của nó là:

  • Sinh vật kể cả cây, con nuôi trồng, con người đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học.
  • Không được biến cây trồng và vật nuôi thành cổ máy sống dựa vào các điều kiện nhân tạo, làm sao để các sản phẩm sản xuất ra giống như chúng được sản xuất từ các hệ sinh thái tự nhiên.

– Qua nhiều năm phát triển nông nghiệp theo hướng này, chất lượng sản phẩm được chứng minh tốt hơn so với nông nghiệp công nghiệp hóa; nhưng năng suất, sản lượng và giá thành không đáp ứng được với điều kiện kinh tế xã hội ở nhiều nước.

– Hiện nay, được nói đến nhiều là nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chọn lọc giống nhân tạo,… mà là sử dụng một cách hợp lý nhất; tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp kỹ thuật đem đến sự hủy hoại môi trường. Sản xuất nông nghiệp phải bền vững, đáp ứng nhu cầu lương thực-thực phẩm không những cho hôm nay mà còn cả các thế hệ mai

– Các kết quả nghiên cứu về nền nông nghiệp sinh thái học rất đáng khích lệ. Ví dụ như chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), chương trình nông-lâm-ngư kết hợp hay nông-lâm kết hợp; chương trình tuyển chọn cây, con nuôi trồng mới từ các loài hoang dại. Có thể nói nông nghiệp sinh thái kết hợp cái tích cực, cái đúng đắn của hai nền nông nghiệp công nghiệp hóa và sinh học. Mục tiêu của nền nông nghiệp sinh thái là không ngừng nâng cao năng suất sinh học của các hệ sinh thái nông nghiệp mà các hệ sinh thái này vẫn bền vững để tiếp tục sản xuất.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net