Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ngày nay, không một quốc gia nào mà Nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế, vấn đề can thiệp ở mức độ nào để phù hợp cụ thể của nền kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau.
Nhà nước cần sử dụng phương thức quản lí tối ưu để vận dụng đầy đủ các quy luật về yêu cầu khách quan của bản thân nền kinh tế thị trường. Đảng ta chủ trương xây dựng ” nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN”.
Nhà nước thực hiện kiểm soát và hổ trợ phát triển nền kinh tế, mặt khác, điều chỉnh cơ cấu và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN ở nước ta đòi hỏi nhà nước phải có chính sách tác động đồng thời cả hai mặt kinh tế và xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững của toàn bộ xã hội.
Cơ chế tác động của Nhà nước vào nền kinh tế với ba tư cách chủ yếu là:
+ Người lập kế hoạch: Coi thị trường là đối tượng của kế hoạch hóa, kế hoạch hóa của nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham khảo kế hoạch vĩ mô nhằm dự đoán xu hướng biến đổi của thị trường. Kế hoạch hóa có tác dụng:
- Đề ra mục tiêu và những trật tự ưu tiên rõ ràng cho các chính sách.
- Phát hiện những vấn đề tồn tại cần khắc phục, những mối tương quan cần giải quyết một cách đồng bộ.
- Định hướng hoạt động cho mọi thành viên trong xã hội.
- Tạo những ràng buộc đối với các cơ quan chính phủ trong việc thực hiện các phương hướng đã được kế hoạch hóa.
+ Điều chỉnh:
- Nhà nước tạo điều kiện, môi trường hướng các mục tiêu của nhà nước, các doanh nghiệp tự chủ hoạt động tính toán được kết quả và những tác động kinh tế – xã hội mà hoạt động của chúng mang lại. Nhà nước thông qua chính sách ưu đãi để phát triển các lĩnh vực mà nhà nước cần ưu tiên phát triển.
- Nhà nước điều chỉnh ở lĩnh vực phân phối bao gồm phân phối và phân phối lại của cải xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng.
+ Đầu tư kinh doanh: nhà nước trực tiếp tham gia và kinh doanh một số lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ công cộng, phát triển kết cấu hạ tầng, nắm các đỉnh cao chỉ huy, khai thác các ngành mới và tạo hiệu quả lan truyền cho khu vực tư nhân.
Sự quản lí nền kinh tế thị trường của nhà nước ta có đặc điểm.
- Về chính trị: có Đảng cộng sản lãnh đạo, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
- Về kinh tế: Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể phát triển dần trở thành nền tảng kinh tế quốc dân.
- Mục tiêu giải phóng người lao động khỏi ách áp bức bóc lột, làm cho người lao động có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.