Trang chủ Địa lý kinh tế và xã hội Định hướng và nguyên tắc quy hoạch giao thông vận tải

Định hướng và nguyên tắc quy hoạch giao thông vận tải

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 137 views

Các định hướng sẽ cung cấp một sự hướng dẫn với mục đích làm sao để đạt được những mục tiêu mong đợi về kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng và hệ thống giao thông vận tải. Mỗi một định hướng sẽ được hỗ trợ bởi các nguyên tắc mà nó tham gia khi ứng dụng chúng. Các định hướng và nguyên tắc sẽ định dạng việc lựa chọn các giải pháp cho giao thông vận tải.

Các định hướng và nguyên tắc không được xem xét đến một cách riêng lẻ. Tích hợp là cần thiết để quy tụ một loạt các vấn đề và lợi ích nhằm lựa chọn gói biện pháp tốt nhất.

Các lựa chọn cần phải được quan tâm như một gói tổng thể bởi vì không một biện pháp mà bản thân nó cung cấp một giải pháp cho vấn đề giao thông vận tải phức tạp. Một gói các biện pháp thành phần được thiết kế tốt có thể tạo nên những kết quả bao trùm tốt hơn.

Vì vậy, một gói biện pháp đối với một nhiệm vụ của giao thông vận tải có thể giải quyết nhiều yếu tố như: quản lý sử dụng đất, tác động nhu cầu đi lại, quản lý giao thông và vận hành vận tải trên hạ tầng cũ và cung cấp hạ tầng mới.

1. ĐỊNH HƯỚNG 1: Hỗ trợ tốt các kết quả về kinh tế, xã hội và môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai

Phần 2 đã nêu bật lên mối quan hệ giữa giao thông vận tải và các hiệu quả tốt về kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng. Khi sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường là một phần tất yếu của quá trình hoạch định chính sách, thì sự cân bằng không thích hợp có thế mang lại những kết quả thiếu bền vững. Khi thực hiện việc lựa chọn, các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm:

– Làm thế nào để cung cấp tốt nhất những hiệu quả tốt về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian ngắn hạn và dài hạn

– Làm thế nào để tránh, giảm thiểu và loại trừ những tác động tiêu cực

– Làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích, chi phí, nguy cơ và cơ hội giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

– Trách nhiệm tài chính là gì.

Nguyên tắc 1.1: Áp dụng một góc nhìn toàn diện để đáp ứng nhu cầu và giá trị của cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Các biện pháp và công cụ thực hiện

– Tham gia vào các bên liên quan giữa cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để xác định và hiểu được tập hợp các nhu cầu và giá trị.

– Thực hiện việc nghiên cứu để nâng cao kiến thức về tác động của hệ thống giao thông vận tải lên các hệ thống khác và ngược lại

– Thực hiện việc nghiên cứu để nâng cao kiến thức về các giá trị và các kết quả mong đợi của cộng đồng

– Xét đến nhu cầu, giá trị và tác động từ góc nhìn rộng, không chỉ từ góc nhìn về giao thông vận tải

– Tham gia vào các cộng trong một quá trình hai chiều để đảm bảo các quyết định dựa trên nhu cầu sẽ không ảnh hưởng đến các giá trị dài hạn – ví dụ, các sáng kiến không ảnh hưởng tới giá trị môi trường dài hạn.

Nguyên tắc 1.2: Xem xét hiệu suất của hệ thống giao thông vận tải và các hậu quả của các phương án về kinh tế, xã hội và môi trường trong suốt vòng đời.

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Giám sát hiệu suất của hệ thống giao thông vận tải

– Xem xét đến chi phí và lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường trong suốt vòng đời

– Xem xét các hậu quả cộng dồn, không mong đợi của các quyết định về giao thông vận tải

– Xem xét toàn bộ các phương án và các tác động (giao thông vận tải và các vấn đề khác)

– Đánh giá các hậu quả về kinh tế, xã hội và môi trường một cách phù hợp – ví dụ, sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí.

– Giảm nhẹ các tác động tiêu cực của giao thông vận tải khi mà không thể tránh được

– Thiết kế hệ thống giao thông vận tải nhằm giải quyết nhận thức về an toàn và an ninh cá nhân, cả về nguy cơ tai nạn và nguy cơ tội phạm.

Nguyên tắc 1.3: Thực hiện các quyết định quy hoạch thuộc về trách nhiệm tài chính.

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Hướng các nguồn vốn tới các khu vực có nhu cầu và lợi ích lớn nhất

– Lựa chọn cách chi phí hiệu quả nhất để đạt được những kết quả mong đợi

– Làm các giải pháp phù hợp với các mức ngân sách có sẵn hoặc dự trù.

– Tái phân bổ ngân sách có sẵn để đáp ứng được đúng hơn những ưu tiên và những vùng có nhu cầu lớn nhất.

– Bảo đảm ngân sách bổ sung hoặc tìm những cách sáng tạo để cung cấp các giải pháp – ví dụ, thông qua quan hệ đối tác công-tư.

– Đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn một cách minh bạch và có trách nhiệm.

– Giải trình được các vấn đề khó khăn, những giả thuyết và cơ hội về vốn tới các bên liên quan.

– Làm cho liên đới sớm nhất trong chu trình những bên liên quan mà có vai trò đối với ngân sách

Nguyên tắc 1.4: Chia sẻ các chi phí và lợi ích của hệ thống giao thông vận tải trong và xuyên suốt các thế hệ hiện tại và tương lai một cách công bằng.

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Cung cấp tính tiếp cận một cách công bằng cho tất cả mọi người theo hướng sử dụng xe đạp, đi bộ và giao thông vận tải công cộng (bao gồm cả những đối tượng khó khăn trong việc tiếp cận và đi lại do vị trí, sức khỏe, thu nhập và tuổi tác)

– Xem xét sự tác động đa thế hệ và các cơ hội lâu dài (30 đến 50 năm) mà chi phí và lợi ích có thể chia sẻ xuyên suốt các thế hệ

– Vay vốn để cho hạ tầng mà nó sẽ mang lại lợi ích cho thế hệ tương lai mà họ cũng phải chia sẻ chi phí cho các hạ tầng mà họ sử dụng

– Xem xét cơ chế người sử dụng-chi trả.

2. ĐỊNH HƯỚNG 2: Tích hợp hệ thống giao thông vận tải

Tích hợp hệ thống giao thông vận tải là việc tích hợp các cấu phần của bản thân hệ thống giao thông vận tải. Nói cách khác, phải nâng cao sức mạnh của mỗi loại hình giao thông (ví dụ như ô tô con, xe buýt, xe điện, xe đạp) và tạo ra một hệ thống làm việc đồng bộ – một mạng lưới tích hợp để kết nối con người, địa điểm, hàng hóa và dịch vụ.

Nhưng bản thân hạ tầng và dịch vụ mình nó không thể cung cấp một hệ thống giao thông vận tải tích hợp. Nó cần được hỗ trợ một cách nỗ lực để:

– tạo ra sự sử dụng tốt nhất đối với hệ thống

– quản lý nhu cầu đi lại và ảnh hưởng của những quyết định tới người sử dụng hệ thống giao thông vận tải

– quy hoạch cho nhu cầu dài hạn

– cung cấp những chính sách về môi trường để hỗ trợ sự vận hành an toàn, hiệu quả và năng suất của hệ thống.

Nguyên tắc 2.1: Hạ tầng và dịch vụ tích hợp xuyên suốt các loại hình để tạo ta một hệ thống giao thông vận tải đa kết nối và phối hợp.

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Xem xét đến tất cả các loại hình giao thông và lựa chọn loại hình phù hợp cho nhiệm vụ vận tải – ví dụ, đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp.

– Cung cấp sự kết nối giữa các loại hình và dịch vụ để vận chuyển hành khách, ví dụ Trạm dừng giao thông công cộng, trạm trung chuyển, bãi đỗ xe, vé tích hợp, soát vé, dịch vụ phối hợp và thông tin, mạng lưới đi bộ và xe đạp kết nối với giao thông công cộng

– Cung cấp kết nối giữa các loại hình và dịch vụ vận tải hàng hóa – ví dụ, trạm trung chuyển hàng hóa đa phương thức, vận tải phối hợp đường sắt đường bộ, hệ thống hậu cần tích hợp

– Tích hợp các hành lang để vận chuyển hành khách và hàng hóa – ví dụ, tích hợp đường sắt vận tải hàng hóa và hành khách, bảo vệ các tuyến vận tải hàng hóa khỏi các hành trình du lịch

– Kết nối mạng lưới giao thông vận tải quốc gia, vùng và địa phương – ví dụ, kết nối các tuyến đường dài với mạng lưới giao thông vận tải công cộng địa phương

– Tích hợp mạng lưới giao thông vận tải mới với mạng lưới hiện tại

– Sử dụng các công nghệ cải tiến để kết nối mạng lưới vận tải hàng hóa và hành khách

– Loại trừ khả năng thiếu hụt các liên kết trong mạng lưới giao thông vận tải – ví dụ, liên kết đi bộ và xe đạp

Nguyên tắc 2.2: Sự dụng tối đa trước tiên hạ tầng giao thông vận tải sẵn có.

Các biện pháp và công cụ thực hiện

– Quản lý việc sử dụng đất để sử dụng tốt hơn hạ tầng và dịch vụ có sẵn.

– Quản lý nhu cầu đi lại và ảnh hưởng của sự lựa chọn hành trình (xem nguyên tắc 2.3)

– Cung cấp mạng lưới thứ cấp địa phương và giới hạn các điểm đăng nhập địa phương để bảo vệ các tuyến vận tải hành hóa chính

– Cung cấp sự ưu tiên cho các loại hình yêu thích – ví dụ, giao thông công cộng, vận tải hàng hóa, phương tiện có mật độ chuyên chở lớn, xe đạp và đi bộ

– Xác định các tuyến đường phù hợp có năng lực thông hành dư thừa và ảnh hưởng của việc lựa chọn hành trình để tận dụng tối đa năng lực của toàn hệ thống.

– Áp dụng công nghệ hiện đại để tối đa hóa hiệu suất của mạng lưới và cung cấp tốt hơn thông tin hành trình – ví dụ, thông tin hành trình theo thời gian thực, tổ chức và quản lý giao thông, tổ chức quản lý vận tải hành hóa và đoàn xe, bán và soát vé điện tử, tích hợp vé và thời gian biểu.

– Xác định các cơ hội cho việc sử dụng đa mục đích hạ tầng và hành lang – ví dụ, đồng nhất vị trí các tuyến đường sắt, đường ống, giao thông công cộng trong hành lang đường sắt

– Bảo tồn các hành lang giao thông tương lai và bảo vệ chúng khỏi việc sử dụng và phát triển không phù hợp

Nguyên tắc 2.3: Quản lý nhu cầu đi lại và ảnh hưởng của sự lựa chọn hành trình.

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Quản lý việc sử dụng đất để giảm nhu cầu đi lại

– Làm phù hợp giữa giải pháp giao thông và nhiệm vụ vận tải – ví dụ, vận tải hàng hóa đường sắt thì phù hợp với đường dài, khối lượng lớn từ điểm này đến điểm khác, vận tải hàng hóa đường bộ phù hợp với khối lượng nhỏ, đến các điểm phân tán

– Giới thiệu các biện pháp đề nâng cao tính hấp dẫn của giao thông công cộng, đi bộ và đi xe đạp – ví dụ, gia tăng lựa chọn hành trình và cải tạo tính thuận tiện, an toàn và giá cả của chúng

– Giới thiệu các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông thay thế xe con cá nhân và giảm hành trình tổng thể

– Giới thiệu các biện pháp để quản lý nhu cầu đi lại – ví dụ, nơi làm việc/điểm đến/kế hoạch đi lại của hộ gia đình, làm việc qua thiết bị viễn thông, giờ làm việc linh hoạt, đi chung xe, chương trình trường học, chiến lược đỗ xe

– Phát triển sự hiểu biết về cách ứng xử của các chuyến đi và nguyên nhân của các ứng xử đó

– Tác động đến việc chọn loại hình và chọn đường đi đối với vận tải khối lượng lớn và hàng hóa nguy hiểm để tối đa hóa tính an toàn và hiệu suất

Nguyên tắc 2.4: Làm việc với các doanh nghiệp để phát triển các giải pháp hậu cầu cho dây chuyền vận chuyển trọn vẹn

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Tập trung các hoạt động sản suất và vận tải hàng hóa (ví dụ, sản suất, lưu kho, phân phối) gần các phương tiện giao thông và đường xá

– Tận dụng những xu hướng mới trong hậu cần – ví dụ, quản lý tích hợp dây chuyền cung cấp, vùng đất bắc cầu, trung tâm phân phối đa phương thức, hệ thống viễn thông để xử lý các luồng thông tin

– Làm việc với các doanh nghiệp để xác định nhu cầu vận tải cho các ngành công nghiệp đặc thù (ví dụ, than và du lịch) và xác định hiệu suất chi phí đối với những nhu cầu đó

– tiên liệu và xác định ảnh hưởng của nhu cầu vận tải và những tác động của sự phát triển trong tương lai (xem nguyên tắc 3.3)

– Làm việc với các doanh nghiệp để giới thiệu các loại phương tiện tối ưu hóa vận tải hàng hóa và giảm thiểu tác động đến hạ tầng – ví dụ, sự hư hỏng đường bộ

– Xác định các tuyến đường phù hợp cho việc phân phối hàng hóa để giảm thiểu các tác động của vận tải hàng hóa đến cộng đồng địa phương

Nguyên tắc 2.5: Cam kết đối với các sự lựa chọn chiến lược quan trọng, nhưng tránh đóng kín các phương án một cách vội vàng

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Xác định các khu vực nơi các quyết định chiến lược là cần thiết thông qua đánh giá các cơ hội và nguy cơ – ví dụ, nếu có một cơ hội bị mất đi bởi vì không có một quyết định được đưa ra

– Sử dụng các kịch bản quy hoạch để kiểm tra các phương án để mà đáp ứng sự thay đổi và có thể thực hiện được tốt cho tương lai có thể xảy ra (điều này có thể cũng được dùng để đánh giá các nguy cơ và bất trắc)

– Tiến hành quy hoạch sớm và chi tiết ở những khu vực mà có tăng trưởng cao và chỉ có vài giải pháp giao thông tiềm ẩn

– Tiến hành quy hoạch sơ bộ tổng quan ở những khu vực tăng trưởng thấp và có hàng loạt các giải pháp giao thông tiềm ẩn

– Duy trì các phương án mở để đối phó với những sự kiện không lường trước được

– Bảo tồn các hành lang giao thông tương lai và bảo vệ chúng khỏi những mục đích sử dụng và phát triểu thiếu phù hợp (xem nguyên tắc 3.4)

Nguyên tắc 2.6: Cung cấp một chính sách về môi trường hiệu quả đối với việc định hướng và sự chỉ đạo đối với giao thông

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Phát triển và thực hiện các vị trí chính sách mạnh mẽ tích hợp, pháp luật, tiêu chuẩn và hệ thống.

– Chủ động tham gia vào toàn bộ các chính sách của chính phủ và quá trình quy hoạch

– Cung cấp một cơ chế mở để nâng cao, rà soát và phát triển các phương án chính sách.

– Thu hút các bên liên quan và đảm bảo họ có được các thông trong quá trình phát triển các chính sách, bao gồm cả trách nhiệm của các bên liên quan khi triển khai thực hiện các chính sách

Tuyển chọn và sử dụng những thông tin sẵn có tốt nhất đối với phát triển chính sách về vị trí và trong việc đánh giá các kết quả của nó

3. ĐỊNH HƯỚNG 3: Tích hợp giao thông vận tải và sử dụng đất

Mô hình của các thành phố, thị xã và các mối quan hệ giữa sử dụng đất và mạng lưới giao thông có sự ảnh hưởng cơ bản về:

– Nhu cầu đi lại tổng thể

– Tạo ra khoảng cách giữa con người và hàng hóa cần phải đi lại

– Khả năng tiếp cận của các điểm đến chính

– Tỷ lệ hành trình sử dụng giao thông công cộng , đi bộ và xe đạp

– Chi phí thường xuyên của việc cung cấp hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu

– Chi phí đối ngoại của giao thông vận tải

Các quyết định đối với giao thông vận tải và sử dụng đất cần được quan tâm cùng nhau để mà có thể đạt được các kết quả một cách toàn diện. Khi có thế, thời điểm cho quy hoạch hệ thống giao thông vận tải và sử dụng đất có liên quan nên được phối hợp.

Nguyên tắc 3.1: Xác định trình tự ưu tiên và địa điểm phát triển để đảm bảo kết nối và hiệu quả cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Đảm bảo mô hình phát triển liên quan đến việc mở rộng hợp lý mạng lưới giao thông vận tải hiện có, bao gồm cả giao thông công cộng, đi bộ và đi xe đạp

– Quản lý các mô hình tăng trưởng đô thị để hạn chế sự mở rộng đô thị và tạo ra các cộng đồng nhỏ gọn hơn và dễ tiếp cận

– Định vị các vị trí phát sinh hành trình chính ở trung tâm đô thị gần với các trạm trung chuyển giao thông công cộng chính

– Định vị các vùng đã được xác định có mật độ cao hoặc các vùng cải tạo đô thị với khả năng tiếp cận tốt bằng phương tiện công cộng, xe đạp và đi bộ

– Cung cấp các sự ưu đãi để khuyến khích phát triển, như là việc cho phép tăng mật độ trở lại tại các vùng gần với trạm dừng giao thông công cộng

– Áp dụng phí hạ tầng phản ánh chi phí thực của việc phát triển các dịch vụ.

– Định vị các vị trí sử dụng đất để sản suất hàng hóa và phát triển kinh tế gần các đường giao thông, đường sắt, cảng biển và các hạ tầng giao thông khác

– Làm việc cùng với các doanh nghiệp để nâng cao tối đa hiệu quả của hệ thống giao thông nơi mà các ngành sản suất công nghiệp được đặt phù hợp với các yêu cầu về tài nguyên – ví dụ, mỏ, sản phẩm sơ cấp, công nghiệp năng lượng.

Ở các vùng ngoại vi, định vị việc phát triển các dịch vụ, việc làm, mua sắm và nhà ở tại các trung tâm huyện lị và định vị các dịch vụ chủ chốt tại các trung tâm vùng.

Nguyên tắc 3.2: Gắn kết các hoạt động, vị trí, mật độ và thiết kế của việc sử dụng đất với các tuyến giao thông nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính kết nối và thuận tiện.

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các trung tâm được lựa chọn thành trung tâm vùng và các trung tâm trung chuyển với mức độ cao về tính thuận tiện và khả năng tiếp cận bằng các loại hình giao thông không sử dụng xe cá nhân

– Định vị các khu vực yêu cầu cao về khả năng tiếp cận gần với các trạm trung chuyển chính sẵn có – ví dụ, khu mua sắm, các trung tâm y tế, trung tâm thương mại và trường học

– Định vị các cơ sở hoạt động hàng ngày ở các trung tâm địa phương mà có thể tiếp cận bằng xe đạp hoặc đi bộ

– Khuyến khích phát triển các loại hình phục vụ đa mục đích xung quanh các trạm trung chuyển chính để khuyến khích tính đa tiếp cận tới các dịch vụ trong cùng một vùng và giảm bớt nhu cầu đi lại

– Gắn kết nơi giao nhận hàng hóa và các tuyến vận chuyển hàng hóa

– Khuyến khích việc sử dụng các quy trình quy hoạch ở các vùng địa phương để xác định việc sử dụng đất và các kết quả về giao thông ở cấp địa phương

– Xác định và khuyến khích việc định vị các vùng gia tăng mật độ dựa vào các trung tâm giao thông công cộng sẵn có

– Hỗ trợ những vùng phát sinh hành trình chính phù hợp với hạ tầng giao thông và dịch vụ – ví dụ, cung cấp tính ưu tiên với giao thông công cộng, phương tiện có mật độ chuyên chở cao tới các điểm đến thích hợp

 Nguyên tắc 3.3: Tiên liệu và xác định ảnh hưởng của nhu cầu vận tải và những tác động của sự phát triển trong tương lai thông qua các đối tác với doanh nghiệp

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Phát triển các quan hệ đối tác một cách hiệu quả với các doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu vận tải của sự phát triển trong tương lai một cách sớm nhất và làm việc thông qua sự phối hợp chặt chẽ

– Tiên lượng về thời điểm thích hợp và nhu cầu vận tải của những phát triển xây dựng tương lai đê cung cấp đủ một cách chắc chắn thông tin cho các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư

– Xác định ảnh hưởng của việc định vị vị trí xây dựng phù hợp để gắn kết được tốt hơn với hạ tầng giao thông và dịch vụ sẵn có và cho phép việc mở rộng hợp lý đối với mạng lưới giao thông vận tải

– Xác định các yêu cầu chung về vận tải của các ngành công nghiệp chủ chốt để hỗ trợ quá trình quy hoạch giao thông vận tải

Hỗ trợ sự phát triển một cách mạnh mẽ và có tính kinh tế của ngành kinh doanh vận tải – ví dụ, doanh nghiệp vận tải hàng hóa và vận tải công cộng

Nguyên tắc 3.4: Đảm bảo hạ tầng giao thông vận tải hiện có duy trì chức năng và công suất dự kiến, và bảo tồn hành lang cho các hạ tầng giao thông vận tải trong tương lai

Các biện pháp và công cụ thực hiện:

– Bảo vệ các hành lang vận tải hàng hóa chính khỏi những sự phát triển ở lân cận không phù hợp

– Quy hoạch mạng lưới đường phố địa phương để đảm bảo người dân địa phương thực hiện các hành trình không phải sử dụng các tuyến vận tải hàng hóa chính và các đường trục chính.

– Thiết kế những công trình để giảm bớt những tác động như tiếng ồn ở những nơi mà công trình không thể tránh được điều đó hoặc được khuyến khích dọc theo các hành lang giao thông chính – ví dụ, đường sắt, đường trục chính

– Xây dựng tích hợp việc sử dụng đất và quy hoạch giao thông vận tải đối với các hành lang/hạ tầng giao thông vận tải quan trọng để duy trì chức năng và khả năng phát triển lâu dài của chúng – ví dụ, sân bay, hải cảng

– Nâng cấp hạ tầng ở những nơi cần thiết dể duy trì chức năng đã dự kiến – ví dụ, nâng cấp phương tiện đường sắt để thích ứng với sự tăng trưởng của hành khách và hàng hóa

– Xác định nhu cầu dài hạn cho các hạ tầng và hành lang giao thông chính.

– Xác định các hành lang giao thông vận tải tương lai trong các đồ án quy hoạch để bảo vệ chúng khỏi những sự phát triển và sử dụng không phù hợp mà có thể tác động đến khả năng phát triển dài hạn của các hành lang giao thông vận tải

4. ĐỊNH HƯỚNG 4: Tích hợp giao thông vận tải và các quy hoạch khác

Quy hoạch giao thông vận tải không chỉ được xem xét một riêng rẽ mà không xét đến các vấn đề quy hoạch ưu tiên khác. Giao thông vận tải có thể cung cấp những kết quả bao trùm cho cộng đồng như cải tạo khả năng tiếp cận, tạo công ăn việc làm và bảo vệ môi trường.

Các quy hoạch khác có thể tác động đến tính hiệu quả và hiệu suất của hệ thống giao thông vận tải. Ví dụ, nếu một bên liên quan nào đó xem xét đến các tác động của giao thông vận tải, họ có thể đưa ra các quyết định hỗ trợ tốt hơn cho những kết quả của giao thông vận tải.

Nguyên tắc 4.1: Phối hợp xuyên suốt giữa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp để xem xét đến các ưu tiên và quy hoạch khác khi đưa ra các quyết định về giao thông vận tải

Các biện pháp và công cụ thực hiện

– Phối hợp giữa các cơ quan chính quyền để kết hợp việc sử dụng đất, hạ tầng, giao thông vận tải và các quy hoạch khác để đạt được những kết quả tốt đối với toàn bộ chính quyền

– Tính đến các ưu tiên và quy hoạch khác xuyên suốt các cấp chính quyền và doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định về giao thông vận tải

Thu hút và phát triển các đối tác tiềm năng để xác định các ưu tiên và các quy hoạch khác

Nguyên tắc 4.2: Kết hợp xuyên suốt các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp để đảm bảo việc các quy hoạch khác đã tính đến quy hoạch giao thông vận tải và các tác động khi đưa ra các quyết định

Các biện pháp và công cụ thực hiện

– Tác động tới các quy hoạch khác xuyên suốt tất cả các cấp chính quyền và doanh nghiệp để tính đến các tác động của giao thông vận tải khi đưa ra các quyết định

– Tác động tới vị trí và quy hoạch địa điểm dịch vụ, chẳng hạn như bệnh viện và trường học, để cải thiện khả năng tiếp cận và giảm thiểu tác động vào giao thông

– Thu hút và phát triển các đối tác tiềm năng để tác động tới các ưu tiên và quy hoạch khác .

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]