Kẻ cắp thời gian – Attack – là 1 trong năm chữ A quan trọng trong quản lý thời gian hiệu quả. Dưới đây là 10 “kẻ đánh cắp thời gian”, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của bạn.
KẺ CẮP 1: KHÔNG BIẾT NÓI “KHÔNG”
Chúng ta khó mà nói “không” với ai đó vì muốn giúp họ hơn là làm buồn lòng họ. Có khi bạn khó nói “không” vì đã tham gia nhiều dự án hiệu quả làm cho bạn cảm thấy quan trọng và cần thiết. Nói “có” dễ làm bạn cảm thấy bận rộn và được yêu thích. Hãy coi chừng! Nếu bạn cứ nhận đại mọi thứ mọi lúc thì người ta sẽ coi như bạn chắc chắn trả lời “có” bất cứ khi nào.
Đối phó: Sắp xếp ưu tiên cho công việc
Xem xét mọi đề nghị dựa trên mức độ quan trọng đối với bạn và đối với cơ quan. Nếu không thấy quan trọng và không liên quan đến trách nhiệm của bạn, hãy từ chối nhẹ nhàng. Nếu ai đó nhờ bạn làm một phần việc của họ, chẳng có lợi lộc gì khi bạn nói “có”.
“Để ngày mai”, “lúc khác thuận tiện hơn” là một cách để nói “không”.
Để nói “không”
|
KẺ CẮP 2: NÓI LÂU TRÊN ĐIỆN THOẠI
Bạn nói chuyện điện thoại bao lâu? Thời gian cần thiết là bao lâu? Chúng ta thường nói lâu hơn cần thiết.
Có nhiều lý do giải thích như sau:
- Kéo dài câu chuyện
- Kể lể chuyện này chuyện kia
- Không chịu dừng đúng lúc
- Trả lời mọi cuộc điện thoại
- Không sử dụng đúng thư ký / Không có thư ký
Đối phó: Hãy tách riêng chuyện phiếm với công việc.
Lời chào “Thật tốt khi nói chuyện với bạn, các con bạn thế nào?” thì vô hại nếu không kéo dài sang chuyện khác. Hãy viết ra giấy trước những gì bạn cần bàn qua điện thoại. Chú tâm vào đó và đừng lạc đề. Có nhiều lãnh đạo không làm sao biết dừng một cuộc điện.
Có 2 cách thức liên quan tới nhau. Nếu tự trả lời điện thoại hoặc “tự do mở cửa” cho mọi cuộc điện thoại thì bạn đang mất thời gian của mình. Nếu có thư ký, hãy dặn dò họ sàng lọc hoặc giới hạn điện thoại. Chỉ nên nhận những cuộc điện thoại thật sự quan trọng. Hãy sắp xếp những mức độ ưu tiên với thư ký. Nếu không có thư ký, bạn cần nhấc ống nghe ra hoặc chuyển tự động sang máy khác để dễ tập trung làm việc.
Sẽ mà làm việc nếu để điện thoại kiểm soát ngày làm việc của bạn.
Giải quyết nói chuyện điện thoại lâu
|
KẺ CẮP 3: BẬN RỘN VÌ KHÁCH THĂM DAI DẲNG
“Tôi chỉ ghé qua chào bạn. Tôi hơi làm biếng. Liệu tôi có làm phiền khi xin một tách cà phê không?” Chuyện như vậy cứ hay xảy đến với mỗi chúng ta, chắc chắn là vậy.
Nhất là khi bạn đang chú tâm vào một việc quan trọng. Đôi khi chính là lỗi của bạn. Có nhiều lãnh đạo thích “mở cửa tự do”. Họ cho phép nhân viên gặp họ bất cứ khi nào muốn nói chuyện chơi hoặc khi có khó khăn bất kỳ. Dường như họ nói: “Thời gian của tôi không quan trọng lắm, hãy cứ đến mà lấy đi”.
Cho dù bạn không “mở cửa tự do”, bạn vẫn cứ gặp khách thăm dai dẳng với nhiều kiểu lý do khác nhau. Nhiều người chẳng làm gì để hạn chế sự việc này.
Người khác lại chẳng biết chấm dứt một câu chuyện vì sợ bị cho là cộc cằn.
Đối phó:
– Cho nhân viên biết khi nào bạn tiếp khách được. Hãy lập một chính sách “mở cửa” giới hạn. Thí dụ: Mỗi trưa thứ tư từ 14.00 – 17.00. Tuy nhiên, nên đề nghị gặp gỡ chỉ khi thật sự cần thiết kể cả việc riêng tư. Hãy dành cho mình các khối thời gian để làm việc quan trọng hơn.
– Cùng soạn với thư ký một mẫu sàng lọc để lựa chọn cho đúng người cần gặp. Không có thư ký thì bạn phải đề nghị hẹn trước để sắp xếp.
– Nếu khách đến bất chợt không hẹn thì bạn đứng dậy hoặc ngồi trên bàn làm việc tiếp họ và nói rằng “Hiện tôi khá bận rộn?”. Hãy giới hạn thời gian và đề nghị họ sớm chấm dứt. Hãy nghiêm túc, nhưng đừng cộc cằn. Nếu được, bạn hãy ở văn phòng người khác để cho bạn chấm dứt câu chuyện và đi ra. Phương pháp trên cũng được dùng được với cấp trên.
– Nghiêm khắc với thời gian biểu của bạn nhưng từ tốn với các bạn đồng nghiệp. Đó là điều tốt vì bạn còn làm việc cùng nhau. Nhờ vậy cũng tránh được xáo trộn ngoài ý muốn có khi lại còn chiếm dụng thời gian nhiều hơn. Nếu có ai xông vào văn phòng bạn, hãy nhớ những cách xử sự sau:
- Không tỏ vẻ bối rối
- Lắng nghe cẩn thận
- Đừng ngắt lời
- Vào thẳng vấn đề và nói “không” khi cần thiết
- Làm tiếp công việc dở dang sau khi gián đoạn
Giải quyết gián đoạn:
|
KẺ CẮP 4: VĂN PHÒNG BỪA BỘN
Văn phòng bừa bộn, bàn làm việc bừa bãi chúng tỏ bạn không có tổ chức.
Đối phó:
- Chỉ để ít đồ trên bàn thôi. Dành chỗ cho đồ dùng cần thiết như điện thoại, khay hồ sơ “ĐI”, “ĐẾN”, bút viết. Như vậy, bạn sẽ có chỗ để làm việc. Chỉ nên để việc đang làm trên bàn. Đừng chồng chất giấy tờ hồ sơ, làm choán chỗ và phân tâm trong công việc.
- Hãy để mọi thứ trong tầm tay: hồ sơ, tủ hồ sơ, vi tính, máy tính… mọi thứ bạn hay thường dùng.
- Đặt mỗi thứ theo một chỗ nhất định. Sẽ tránh được những lúc bực mình chỉ vì không tìm được những thứ mình cần ngay lúc mình cần nó nhất.
- Nên có một cách sắp xếp hồ sơ hợp lý. Có thể dùng nhiều cách: đánh số thứ tự, dùng màu làm dấu, thứ tự a, b, ..Soạn lại thường xuyên để lọc bớt dư thừa. Ngay lúc này, bạn có dọn sạch một nửa tủ hồ sơ của bạn nếu chịu loại bỏ đi những thứ dư thừa.
Giải quyết văn phòng bừa bộn
|
KẺ CẮP 5:: DỜI VIỆC LẠI
Kẻ cắp này quá quen thuộc, nhất là lúc chúng ta cần giải quyết việc quan trọng hoặc phải làm điều không thích hoặc cần quyết định ngay việc chi. Nó ít khi xuất hiện khi chúng ta chỉ có việc lặt vặt tầm thường không quan trọng trước mắt.
Có thể thấy kẻ cắp này trong những chuyện phiếm, đọc thư lại 2-3 lần, xếp tài liệu hoặc dọn bàn làm việc. Thời gian của bạn bị gặm nhấm dần dần.
Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ: “Tôi sẽ làm ngày mai, hôm nay không có thì giờ”.
Đối phó:
- Nếu phải làm một việc tẻ nhạt, không thích thú, bạn hãy làm chút ít thôi. Hãy chia nhỏ nó ra và làm từng chút một. Dù chỉ có 10 phút, cứ làm cho
- Đừng đặt ưu tiên thấp lên trên ưu tiên Thường chúng ta thích làm việc dễ trước. Có lẽ nó làm cho bạn có vẻ như bận rộn để từ chối những việc cần thiết hơn.
- Tự dạy cho mình “Cần làm ngay”. Khi không muốn, hãy nhắc nhở chính mình. Làm ngay và quên đi. Chuyển thái độ “Cần làm ngay” thay vào thói quen dời việc.
- Ghi nhớ và lập lại những mục đích đề ra để tránh sự dời việc. Chú tâm vào mục đích để thấy các mức độ quan trọng của từng việc.
- Hãy chuẩn bị thì giờ bắt đầu công việc, đừng chờ đến cuối mới lo. Hãy ghi nhớ giờ “bắt đầu” cùng với giờ “kết thúc”.
Giải quyết thói quen dời việc
|
KẺ CẮP 6: TÍNH CẦU TOÀN
Ai cũng thích một việc làm hoàn hảo. Nhưng có lãnh đạo quá lo lắng hoàn thiện công tác nên mất thời gian vô ích. Khi hướng tới sự quá hoàn mỹ, bạn sẽ quên đi sự giao việc ủy quyền vì sẽ nghĩ rằng không có việc làm tốt nếu không giám sát chặt chẽ. Bạn cũng không biết nhờ giúp đỡ vì sợ phạm sai lầm. Có lẽ bạn sẽ có ý nghĩ lùi thời hạn lại để bảo đảm mọi việc được hoàn hảo hơn.
Nếu cứ lục soát hồ sơ xem xét cái hoàn mỹ, thì liệu bạn còn thời gian cho việc quan trọng khác không? Có nhà lãnh đạo kia tự hào về khả năng soi mói được cả những lỗi nhỏ nhất trong các giấy tờ: lỗi văn phạm, từ vựng, đánh máy.
Đối phó:
Hãy sắp đặt ưu tiên cho từng việc. Đừng phí thời gian làm quá tốt những việc thứ yếu. Bạn hãy tự hỏi: “Liệu thời gian bỏ ra có xứng đáng cho chất lượng đạt được không?”
Để ý chi tiết cũng tốt nhưng sẽ không tốt nếu điều đó làm cho chúng ta không nhìn toàn cảnh: bạn làm gì trong công việc này. Hãy ghi nhớ đến các ưu tiên. Tốc độ cũng hiệu lực như sự chuẩn xác. Hãy sắp xếp ưu tiên cho công việc.
Giải quyết sự cầu toàn
|
KẺ CẮP 7: GIẤY TỜ NHIỀU QUÁ
Trong thời đại vi tính ngày nay, chúng ta vẫn gặp vấn đề với hàng đống giấy tờ hồ sơ, báo cáo, ghi chú, thư từ, quảng cáo, đơn xin…không kể hết. Bạn làm gì với hàng đống giấy tờ trên mỗi ngày?
Bạn xếp chúng thành đống rồi chờ chúng tự biến mất? Hay bạn cất hết chờ khi có lúc dùng đến?
Ngoài việc nhận hàng đống giấy tờ, các nhà lãnh đạo cũng sản sinh ra chúng nữa. Có một vị giám đốc kia thích liên hệ với đồng sự và các trưởng phòng bằng tờ ghi chú có khi 2 tờ mỗi ngày. Vậy mà phòng phó giám đốc chỉ ngay sát bên! Có nhiều lý do khiến chúng ta hay viết như sau:
- Tự bảo vệ nếu có điều bất trắc
- Để cho người ta chú ý
- Để giám đốc chú ý
- Để cho biết mình hiện hữu
- Để cho vui
Bạn có thích một trong các lý do kể trên không? Nếu có thì bạn đã gây ra hàng đống giấy tờ vô ích mà không có lý do chính đáng. Quá nhiều giấy tờ có 2 ý nghĩa: mình nhận quá nhiều và cũng sản sinh ra thừa thải.
Đối phó:
Khi nhận hồ sơ, thư từ hãy dành thời gian xử lý trong ngày. Nhớ để giỏ rác gần bạn. Và bắt đầu xem xét. Lướt qua những gì đã nhận và thực hiện ngay một trong các động tác sau đây:
- Vứt bỏ
- Chuyển giao
- Làm theo
- Lưu: a) dài hạn b) chờ
Cần biết rằng 80% thư từ có thể xử lý tức thời. Khi sàng lọc xong, giỏ rác của bạn chắc phải đầy ắp. Hãy cố gắng xử lý một lần đủ cả. Sau khi xử lý xong thứ nào thì vứt bỏ đi. Có hồ sơ cần lưu lâu hơn hoặc tạm thời. Nhớ xác định thời hạn lưu giữ. Ghi chú hạn định trên hồ sơ đó để đến lúc cần loại bỏ thì có thể làm ngay.
Hồ sơ lưu phải dễ lấy và ghi chép đầy đủ. Xem lại mỗi chu kỳ 6 tháng để loại bớt những hồ sơ không cần thiết nữa.
Bạn đừng sản sinh ra số lượng giấy tờ quá mức cần thiết. Truyền miệng tiết kiệm thời gian và có lợi khi làm công việc thứ yếu. Nếu phải viết, hãy viết đơn giản. Dùng mẫu có sẵn và vào đề ngay. Để sắp xếp lại giấy tờ, hãy phân loại theo đề tài đã có trước.
Giải quyết ĐỐNG GIẤY TỜ
|
KẺ CẮP 8: GIAO TIẾP KÉM
Thời gian lãng phí cũng có thể do thông tin giao tiếp nội bộ còn kém. Nếu nhân viên không hiểu rõ công việc, họ sẽ liên tục làm phiền bạn để làm rõ hoặc tệ hơn, họ chẳng
chịu làm công việc cần làm. Nhiều khi chúng ta giao tiếp với nhân viên bằng những cách không thích hợp.
Nếu viết ghi chú cho đồng nghiệp ở ngay phòng bên thì thật là vô bổ trừ khi việc cần hồ sơ lưu lại. Trách nhiệm lãnh đạo yêu cầu bạn phải tổ chức thông tin giao tiếp nội bộ xuyên suốt để khỏi phải lặp đi lặp lại mãi chỉ một chỉ thị.
Đối phó:
Hãy nghĩ về điều cần thông báo và chọn phương tiện thích hợp nhất:: họp, điện thoại, bảng biểu, ghi chú… Nhớ đưa thông tin sao cho thích nghi với từng cá nhân chịu trách nhiệm. Coi chừng thông tin dư thừa. Nếu muốn ai làm việc gì cụ thể, chỉ cần đưa yêu cầu cần thiết cho họ mà thôi.
Hãy đảm bảo mọi thông tin đều được hiểu rõ ràng. Bạn phải biết truyền đạt qua hệ thống thông tin nội bộ nhanh gọn dễ dàng để người nhận có được thông tin rõ ràng nhất. Chỉ nên viết hoặc gặp mặt khi trao đổi các nhóm. Ngôn ngữ phải dễ hiểu và được mọi tiếp nhận dễ dàng.
Giải quyết Giao tiếp kém
|
Những kẻ “đánh cắp” khác:
- Không biết giao việc (không chịu ủy quyền cho người khác)
- Không biết tổ chức buổi họp