Trang chủ Quản trị hành chính Văn bản thông báo là gì?

Văn bản thông báo là gì?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 666 views

1. Khái niệm

Thông báo là một văn bản hành chính thông thường dùng để truyền đạt nội dung một quyết định, tin tức, một sự việc, thông tin về hoạt động của các cơ quan, tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan để biết để thực hiện. Thông báo còn được dùng để giới thiệu một chủ trương một chính sách được thể chế hóa bằng văn bản thích hợp. Trong trường hợp này thông báo mang tính chất phổ biến chính sách, chủ trương, được các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để định hướng công việc của các đơn vị trực thuộc hoặc để phân phối công tác với các cơ quan có liên quan.

2. Yêu cầu thông báo

Tùy theo mục đích sử dụng thông báo mà người soạn thảo bố cục nội dung cho phù hợp. Nôi dung thông báo có thể không cần phần trình bày lý do hoặc nhận định một số loại văn bản khác, mà giới thiệu thẳng nội dung cần thông báo. Do yêu cầu của thông báo là thông tin nhanh, kịp thời đến đối tượng nên phải viết ngắn, cụ thể, dễ hiểu, dùng thể loại văn mô tả, tường thuật, không yêu cầu phải lập luận hay nhận định dài dòng. Người soạn thảo thông báo cần xác định rõ mục đích của thông báo, nôi dung thông báo và thẩm quyền ra thông báo.

3. Cấu trúc của thông báo

Cấu trúc của một thông báo thường gồm ba phần :

– Phần mở đầu: Nêu mục đích, chủ thể và thẩm quyền thông báo, đối tượng tiếp nhận thông báo. Nếu chủ thể thông báo sử dụng thẩm quyền cao hơn (thừa lệnh cấp trên) để thông báo phải ghi rõ trong phần mở đầu.

– Phần nội dung: Nêu rõ nội dung cần thông báo đến đối tượng tiếp nhận.

Tùy theo nội dung cần thông báo, người soạn thảo có thể viết phần này thành một đoạn văn, nhiều đoạn văn hoặc trình bày theo hệ thống đề mục (bằng số Ả rập).

– Phần kết thúc: Nhấn mạnh nội dung cần thông báo, xác định thời gian có hiệu lực và các quy tắc xử sự được áp dụng nếu có phạm vi.

4. Các loại thông báo thường sử dụng

a. Thông báo truyền đạt một văn bản mới ban hành, một chủ trương, một chính sách mới…

Nội dung cần thể hiện:

  • Nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt;
  • Tóm tắt nội dung cơ bản của văn bản cần truyền đạt;
  • Yêu cầu quán triệt triển khai thực hiện.

b. Thông báo một sự việc, một tin tức

Nội dung thể hiện:

  • Nêu ngày, giờ họp, thành phần tham dự người chủ trì cuộc họp;
  • Tóm tắt các quyết định của hội nghị cuộc họp;
  • Nêu các nghị quyết của hội nghị (nếu có).

c. Thông báo về nhiệm vụ được giao

Nội dung cần thể hiện:

  • Ghi gắn gọn đầy đủ nhiệm vụ được giao;
  • Nêu nhưng yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ;
  • Nêu các biện pháp cần được áp dụng để triển khai thực hiện.

d. Thông báo về các quan hệ mới trong hoạt động của bộ máy quản lý và lãnh đạo

Nội dung cần thể hiện:

  • Ghi rõ, đầy đủ tên cơ quan chủ quản, tên trụ sở, số điện thoại, fax;
  • Ngày, tháng, năm thay đổi.

e. Thông báo về thông tin trong hoạt động quản lý

Nội dung cần thể hiện:

  • Ghi rõ nội dung hoạt động quản lý;
  • Lý do phải tiến hành các hoạt động quản lý;
  • Thời gian tiến hành (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc).

5. Mẫu trình bày thông báo

a. Mẫu chung

b. Mẫu minh hoạ

Nguồn: dtbd.moha.gov.vn/

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net