Trang chủ Khoa học Chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 815 views

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị là một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, tử tưởng chính trị Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng bời vì :

Bản thân Hồ Chí Minh là “ một nhà chính trị chuyên nghiệp”

Chính trị là một lĩnh vực mà Hồ Chí Minh có nhiều sang tạo độc đáo, nhất là sự sang tạo ấy có ảnh hưởng tích cực tới cách mạng thế giới, được quốc tế thừa nhận.

Từ phương diện chính trị học, có thể hiểu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là lí luận về cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhằm giải phóng dân tộc, nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào cách mạng thế giới

Nội dung chủ yếu của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh : bao gồm 5 nội dung

1. ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, tư tưởng bao trùm là tư tưởng “ không có gì quy’ hơn độc lập tư do” và “ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

Độc lập dân tộc, theo chủ tích Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung sau :

  • Dân tộc đó thoát khỏi nô lệ( dưới mọi hình thức) bằng con đường cách mạng do chính dân tộc đó tiến hành “ đem sức đó mà giải phóng cho ta”
  • Dân tộc đó phải có chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ, phải có quyền tự quyết định sự phát triển của dân tộc mình.
  • Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự chứ không phải là giả hiệu, phải thực hiện các giá trị tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng đối với nhân dân chứ không phải là những lời hoa mĩ.
  • Độc lập về chính trị phải gắn liền với sự phồn thịnh về mọi mặt : kinh tế, văn hóa, xã hội..
  • Phải tự giành lấy bằng con đường cách mạng, tự lực tự cường và tự trọng. người cho rằng, một dân tộc không có khả năng y’ thức độc lập, tự lực, tự cường thì dân tộc đó không xứng đáng được hưởng độc lập

Hồ Chí Minh rút ra kết luận “ độc lập dân tộc phải thực sự gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong đó độc lập là tiền đề, điều kiện để đi đến chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội đảm bảo chắc chắn nhất, thực chất nhất cho độc lập dân tộc.

2. TƯ TƯỞNG VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT

Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trở thành chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta và một nhân tố cực kì quan trọng thường xuyên góp phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta qua mọi thời kì.

Hồ Chí Minh quan niệm sức mạnh là đại đoàn kết toàn dân, ở sự đồng lòng của toàn xã hội “ toàn dân đoàn kết và chặt chẽ và rộng rãi..” “ đồng bào ta từ già đến trẻ đều đoàn kết thành một khối cho nên cách mạng đã thành công”

Đoàn kết phải dựa trên có cơ sở có lí, có tình, có nghĩa. Đoàn kết là để phát triển, để làm nhiệm vụ cách mạng, để làm tốt nhiệm vụ cách mạng, cách mạng muốn thắng lợi thì phải đoàn kết, đoàn kết lấy liên minh công – nông – trí thức làm nền tảng, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm điểm quy tụ để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích.

Chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vừa là sự đúc kết và phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, vừa thể hiện tinh thần bất hủ của chủ nghĩa Mác – Lênin là “ vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới đoàn kết lại”.

Trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, Đảng và nhân dân ta hơn bao giờ hết, đã và đang giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới…

3. TƯ TƯỞNG VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

Trong xây dựng thể chế chính trị quan trọng nhất là xây dựng thể chế nhà nước. đây là một nội dung giữ vị trí đặc biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm là tính chất nhà nước. nhà nước đó có phải là nhà nước của dân hay không ? chế độ dân chủ có phù hợp với chế độ nhà nước không ?

Người đã quyết định lựa chọn kiểu nhà nước theo học thuyết Mác – Lênin và cũng không “bê nguyên xi” kiểu nhà nước xô viết vào hoàn cảnh nước ta. Người chủ trương lập nhà nước cộng hòa dân chủ ( tức là nhà nước dân chủ nhân dân)

Dân chủ có nghĩa là dân được làm chủ. Giá trị thực chất của dân chủ là phải có cơm ăn, áo mặc, học hành.. xem dân chủ là chìa khóa tiến bộ xã hội.

Hồ Chí Minh khẳng đinh “ nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền lực đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân…

Hồ Chí Minh cho rằng chế độ dân chủ phù hợp với nhà nước ta, đó là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước của dân có nghĩa là dân có quyền được kiểm soát nhà nước, có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội. “việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kì được, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể chế chính trị, thể chế nhà nước đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt, thuộc về bản chất của nhà nước ta.

4. LÍ LUẬN VỀ ĐẢNG CẨM QUYỀN

Hồ Chí Minh luôn coi xây dựng Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam là một nhiệm vụ cực kì quan trọng, nhất là nhân tố quyết định trước hết đối với mọi thắng lợi của cách mạng.

Hồ Chí Minh khẳng định “ trước hết phải có Đảng cách mệnh..” có nghĩa là “ đảng của giai cấp vô sản, đội tiên phong của vô sản giai cấp”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự hình thành một Đảng cộng sản ở Việt Nam vừa quán triệt đầy đủ học thuyết Mác- Lênin về Đảng cộng sản, vừa phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa lạc hậu, chậm phát triển, nơi có truyền thống đấu tranh yêu nước lâu đời của nhân dân…

ở Việt Nam, quan điểm trên của Hồ Chí Minh có y nghĩa cực kì quan trọng đối với chính sách đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử.

5. VỀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG

là lãnh tự chính trị của cách mạng Việt Nam, chủ tích Hồ Chí Minh chẳng những đã xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng nước ta mà còn xác định và vận dụng những phương pháp cách mạng đầy sáng tạo.

cũng như các nhà kinh điển, bản thân Hồ Chí Minh chưa đưa ra một định nghĩa về phương pháp cách mạng, song Người là bậc thầy về phương pháp cách mạng trong mọi thời kì, mọi giai đoạn cách mạng, trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.

Có thể hiểu phương pháp cách mạng Việt Nam theo hai nghĩa sau :

Theo nghĩa rộng : đó là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà theo đó tư tưởng chính trị của Người được hiện thực hóa.

Theo nghĩa hẹp : đó là cách thức tiến hành cách mạng với tính cách là hệ thống các nguyên tắc được thể hiện bằng hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng thành hiện thực.

Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách mạng vô sản được vận dụng và phát triển một cách sang tạo vào một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Có thể khái quát một hệ thống các phương pháp cách mạng chung cơ bản của Hồ Chí Minh như sau :

  • Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam là mục tiêu cho hoạt động cách mạng
  • Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tập hợp, huy động lực lượng toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
  • Dĩ bất biến, ức vạn biện
  • Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế, lực Biết thắng từng bước, biết phát động và biết kết thúc chiến tranh
  • Kết hợp các phương pháp đấu tranh cách mạng một cách sang tạo

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh mà nội dung cốt lõi là “ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản tinh thần quy’ báu của toàn Đảng, toàn dân. Nó đã và đang biến thành lực lượng vật chất hung hậu và là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam.

Trải qua bao khúc quanh của lịch sử và những biến cố khắc nghiệt của thời đại, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tử tưởng chính trị Hồ Chí Minh nói riêng vẫn có trong hành trang dân tộc ta đi tới mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Ngày nay chúng ta có thể khẳng định rằng việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là học tập tinh thần cách mạng, khoa học và nhân văn cao cả Hồ Chí Minh, là nắm vững lập trường, quan điểm và phương pháp của Hồ Chí Minh để xử trí mọi việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net