Giữa các nước luôn luôn nảy sinh các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, du lịch, bắt buộc phải có sự thanh toán, chi trả bằng tiền để kết thúc các quan hệ trên, cho nên phát sinh quan hệ thanh toán quốc tế.
Trong giao dịch quốc tế nói chung, các chủ thể tham gia thanh toán có thể dùng vàng để tính toán và chi trả trực tiếp cho nhau, cũng có thể dùng các phương tiện thanh toán như: séc, hối phiếu, lệnh phiếu.. Các phương tiện thanh toán này không phải là tiền tệ thế giới nhưng lại có thể thay thế hàng và ngoại tệ mạnh để chi trả cho nhau.
Phương tiện thanh toán dùng trong giao dịch quốc tế là ngoại hối, ngoại hối bao gồm: ngoại tệ, vàng, các phương tiện thanh toán có giá trị ghi bằng ngoại tệ.
Mỗi quốc gia hoặc mỗi Châu lục có tiền tệ riêng, nên khi tiến hành thanh toán quốc tế đòi hỏi phải có sự chuyển đổi giữa các đồng tiền. Việc chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia, giữa các khu vực gọi là hối đoái. Khi thực hiện hối đoái người ta phải tính được một đơn vị tiền tệ nước này có giá trị tương đương bao nhiêu đơn vị tiền tệ nước khác. Bởi vậy trong chương này cần nghiên cứu tỷ giá hối đoái.
Đồng tiền của một nước là công cụ chi trả bắt buộc và chỉ có giá trị lưu thông trên lãnh thổ nước đó. Vì thế, để có thể mua bán hàng hóa, trao đổi dịch vụ trang trải nợ nần. giữa các nước, đòi hỏi phải chuyển đổi tiền tệ nước này ra tiền tệ nước khác.
Hối đoái là việc đổi tiền nước này ra tiền nước khác và ngược lại. Muốn đổi tiền phải căn cứ vào quan hệ tỷ lệ nhất định để chuyển đổi gọi là tỷ giá hối đoái.
1. Khái niệm tỉ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (Foreign exchange rate) là quan hệ so sánh về giá trị (sức mua) giữa các ngoại tệ.
Nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ (giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng tiền tệ nước khác).
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh vấn đề tỷ giá hối đoái: Cách 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền khác ở một thời điểm nhất định và tại một thị trường nhất định. Đây là cách hiểu phổ biến về tỷ giá tại các thị trường ngoại hối thực hiện việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Cách 2: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền. Giả sử có 2 đồng tiền A và B, tỷ giá giữa chúng được thiết lập là 1A = xB hoặc 1B = yA chẳng hạn, lúc này tỷ lệ 1:x hay 1:y đều là các tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền. Cách hiểu này được áp dụng phổ biến trong thống kê, tình toán, đặc biệt là tình toán GDP, GNP hoặc thu nhập bính quân đầu người của các quốc gia. Cách 3: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua giữa các đồng tiền. Với cách hiểu này, người ta có thể thiết lập các tỷ lệ giữa các đồng tiền chủ yếu căn cứ vào tương quan sức mua của chúng trên thị trường. |
Có hai phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái:
– Phương pháp thứ nhất: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền tệ trong nước (ngoại tệ/nội tệ).
Rất nhiều nước yết giá theo phương pháp này, nên người ta gọi phương pháp yết giá này là phương pháp yết đa số.
Nội dung yết như sau:
1 ngoại tệ = x bản tệ
Ví dụ:
- Tại Nhật Bản ngân hàng công bố: USD/JPY = 112,34
- Tại Singapore ngân hàng công bố: USD/SGD = 1,8345
– Phương pháp thứ hai: lấy tiền tệ trong nước làm đơn vị so sánh với tiền tệ nước ngoài (nội tệ/ngoại tệ).
Ít nước yết giá theo phương pháp này, nên người ta gọi phương pháp yết giá này là phương pháp yết thiểu số.
Nội dung yết như sau:
1 nội tệ = x ngoại tệ
Ví dụ:
- Tại Anh quốc ngân hàng công bố: GBP/USD = 1,7654
- Tại Australia ngân hàng công bố: AUD/USD = 0,7482
2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái
2.1. Trong thời kỳ thực hiện chế độ bản vị vàng
Trong chế độ bản vị vàng, cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái là đồng giá vàng, hay còn gọi là ngang giá hàm lượng vàng (gold parity), là tỷ lệ so sánh của một đồng tiền nước này với x đơn vị tiền tệ nước khác trên cơ sở hàm lượng vàng ngang nhau.
Hàm lượng vàng là trọng lượng vàng do luật pháp quy định trong một đơn vị tiền tệ của một nước.
Ví dụ: 1 bảng Anh (GBP) = 1/4 ounce vàng
1 đô la Mỹ (USD) = 1/20 ounce vàng
Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD được xác định là:
GBP/USD = 20/4 = 5
Trong chế độ lưu thông tiền giấy, sự so sánh này chỉ có tính chất tượng trưng mà thôi. Đồng giá vàng là cơ sở để tính tỷ giá hối đoái. Nhưng trong thực tế tỷ giá hối đoái trên thị trường thường không cố định mà có thể tăng hoặc giảm xoay quanh gold parity. Sự tăng, giảm tỷ giá hối đoái do quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường quyết định.
2.2. Thời kỳ thực hiện chế độ tỷ giá Brelton Woods
Để thiết lập một hệ thống tiền tệ và thanh toán chung cho toàn cầu, nhằm tạo đà ổn định cho sự phát triển của thương mại quốc tế, sau đại chiến thế giới lần thứ II, vào tháng 7 năm 1944, dưới sự chỉ đạo của John Maynard Keynes và Harry D. White đã nhóm họp Hiệp định tiền tệ Bretton Woods và đã đi đến các thỏa thuận chủ yếu là:
– Các nước thành viên của Hiệp định Bretton Woods phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ tỷ giả cố định (fixed exchange rate), nghĩa là bắt buộc phải giữ cố định tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ của nước thành viên đó với USD. Các nước sẽ có những biện pháp can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá chỉ được dao động trong biên độ ± 1% cho phép.
Các nước thành viên đồng ý góp vốn để thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). IMF hoạt động nhằm mục đích cho các nước thành viên vay vốn khi cần thiết, để can thiệp giữ cho đồng tiền nước mình không biến động quá với tiêu chuẩn giá cả đã quy định.
– Tỷ giá hối đoái cố định được hình thành trên cơ sở so sánh tiêu chuẩn giá cả của tiền tệ các nước là thành viên của IMF với hàm lượng vàng chính thức của USD (0.888671g). Vàng được mua di bán lại hoặc vay nợ lẫn nhau giữa ngân hàng trung ương các nước để có thể bán ra hoặc mua vào trong thị trường nội địa kịp thời nhằm ổn định tỷ giá hối đoái.
Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods hoạt động tương đối tốt trong thời gian đầu từ 1950 cho đến đầu những năm 1960. Nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản được phục hồi và có khả năng cạnh tranh với kinh tế Mỹ. Nhu cầu về USD giảm xuống, sức mua của USD cũng giảm theo, cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ thường xuyên bị thiếu hụt, cán cân thanh toán quốc tế của Nhật Bản, Tây Đức thường xuyên dư thừa. Đây chính là nhược điểm của hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods. Hệ thống tỷ giá này không phản ánh được quan hệ cung cầu thực tế của thị trường, do vậy tỷ giá hối đoái không thể tự động điều chỉnh để lập lại thế cân bằng. Để duy trì hệ thống tỷ giá cố định, Mỹ liên tục phải bán ngoại tệ và vàng để mua USD.
Ngày 15 tháng 8 năm 1971, tổng thống Nixon buộc phải công bố ngừng chuyển đổi USD ra vùng và phá giá USD lần thứ nhất, đến năm 1973 công bố phá giá USD lần thứ hai và cuối cùng là công bố thả nổi tỷ giá hối đoái (floating rate), đến đây hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods bị sụp đổ hoàn toàn.
2.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý
Khi ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để tác động đến tỷ giá hối đoái, hệ thống tỷ giá này được gọi là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý.
Sau khi hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods bị sụp đổ, năm 1973 hầu hết các đồng tiền đều thả nổi, nhưng thả nổi không hoàn toàn. Nhiều quốc gia kể cả Mỹ, Chính phủ đều phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để tác động đến tỷ giá tiền tệ của nước mình.
Từ thỏa hiệp Jamaica năm 1976, các nước phương tây đã công khai chấp nhận hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vì cả hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cứng nhắc và hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do đều có những tác động không tốt đến nền kinh tế trong nước và đến sự chuyển dịch tài nguyên, chuyển dịch ngoại tệ trên bình diện quốc tế:
Quan sát một cách khách quan người ta thấy xu hướng rõ nét là nhiều quốc gia chấp nhận hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Sở dĩ, các Chính phủ phải can thiệp vào thị trường để quản lý tỷ giá hối đoái vì có hai lý do chủ yếu: để phòng suy thoái kinh tế và để phòng lạm phát. Nếu để ngoại tệ mất giá quá lớn, xuất khẩu sẽ tăng lên, nhập khẩu sẽ giảm đi, tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nước, song nguy e lạm phát sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu để ngoại tệ lên giá quá cao, hậu quả sẽ ngược lại: mặc dù lạm phát giảm xuống, nhưng cán cân ngoại thương xấu đi, xuất khẩu giảm sút, sản xuất trong nước và công ăn việc làm sẽ giảm theo. Như vậy, vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có những biện pháp cần thiết để duy trì một tỷ giá hối đoái thích hợp, nhằm duy trì xuất khẩu, thu về nhiều ngoại tệ và nhập khẩu vật tư, máy móc, nguyên liệu cần thiết để phục vụ cho nền kinh tế trong nước, đồng thời góp phần vào việc điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
3. Phân loại tỷ giá hối đoái
Có thể dựa vào những căn cứ sau đây để phân loại tỷ giá hối đoái:
3.1. Căn cứ vào phương tiện di chuyển ngoại hối
Nếu căn cứ vào phương tiện di chuyển ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra làm hai loại.
– Tỷ giá điện hối (Telegraphic transfer – T/T): là tỷ giá mua bản ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện.
– Tỷ giá thư hối (Mail transfer – MT): là tỷ giá mua bán ngoại bối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối đi bằng thư
3.2. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối
Nếu căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra làm ba loại.
– Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá hối đoái do Nhà nước công bố. Tỷ giá hối đoái tự do: Là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu ngoại tệ quyết định
– Tỷ giá hối đoái thả nổi: bao gồm hai loại.
+ Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và Nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.
+ Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: Là tỷ giá lên xuống phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhưng có sự can thiệp của ngân hàng trung ương.
3.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế
Nếu căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia làm bốn loại sau đây:
– Tỷ giá séc: Là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.
– Tỷ giá hối phiếu:
+ Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ.
+ Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: còn gọi là tỷ giá trả sau, là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
– Tỷ giá chuyển khoản: Là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc di chuyển ngoại hối không phải bằng tiền mặt, mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
– Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển
trả ngoại hối bằng tiền mặt.
3.4. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
Nếu căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia làm bốn loại:
– Tỷ giá mở: tỷ giá hối đoái mở cửa là tỷ giá hối đoái được công bố vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày.
– Tỷ giá đóng: tỷ giá hối đoái đóng cửa là tỷ giá hối đoái được công bố vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyển giao dịch cuối cùng trong ngày.
– Tỷ giá hối đoái giao nhận có hai loại:
+ Tỷ giá hối đoái giao nhận ngay là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong hai ngày làm việc.
+ Tỷ giá hối đoái giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng, có thể là một, hai, ba tháng sau.
3.5. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia làm hai loại.
– Tỷ giả mua: Là tỷ giá mà ngân hàng mua vào ngoại hối.
– Tỷ giá bán: Là tỷ giá mà ngân hàng bán ra ngoại hối.
Tỷ giá hối đoái là một công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Ngân hàng trung ương các nước can thiệp điều chỉnh tỷ giá trên thị trường hối đoái với ý đồ sử dụng tỷ giá hối đoái làm công cụ để quản lý và điều tiết những mất cản đối lớn trong hoạt động kinh tế trong nước cũng như những mất cân đối trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Trong chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán, tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền chỉ là danh nghĩa, giấy bạc không đổi được ra vàng và vàng không được tự do xuất nhập khẩu giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá hối đoái biến động không có giới hạn. Sự biến động này phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hồi, mà quan hệ cung – cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối lại chịu sự tác động các yếu tố như: trạng thái bội chỉ của cán cân thanh toán quốc tế, lạm phát, lãi suất và các yếu tố khác.
– Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế.
Trạng thái cán cần thanh toán quốc tế của một nước tác động trực tiếp đến quan hệ cung – cầu về ngoại hối trên thị trường hội đoái, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu cần cân thanh toán của một nước bội chỉ thì nước bội chỉ sẽ phải xuất ngoại hối để trả nợ nên nhu cầu về coại hối của nước bội chỉ sẽ tăng lên, làm cho tỷ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho các nước bội chỉ cần cân thanh toán quốc tế.
– Lam phát.
Lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng làm cho tỷ giá hối đoái không ổn định. Lạm phát làm cho nội tệ bị sụt giá so với ngoại tệ, tức làm tăng giá trị của ngoại tệ.
Trong điều kiện lạm phát cao, giá cả tăng mạnh đẩy chi phí đầu vào cho nguyên liệu, tiền lương lên cao hơn mức điều chỉnh của tỷ giá. Điều này gây khó khăn cho xuất khẩu và các sản phẩm nhập khẩu có lợi hơn. Một hậu quả khó tránh khỏi là sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, kích thích nhập khẩu và thu hẹp xuất khẩu. Như vậy tỷ giá hối đoái biến động không có lợi cho nước có lạm phát.
– Lãi suất.
Sự gia tăng lãi suất ở một nước sẽ làm cho đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn. Sự gia tăng này sẽ kích thích nhập khẩu vốn.
Việc tăng lãi suất trong nước là một công cụ bảo vệ kinh điển và ngắn hạn đối với tỷ giá hối đoái, làm cho đồng tiền trong nước vững giá hơn trên thị trường.
– Các nhân tố khác:
+ Thực trạng của thị trường tài chính và các nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường.
+ Lòng tin đối với ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế.
+ Sự can thiệp của Chính phủ: chẳng hạn Chính phủ thay đổi một cách nhân tạo các đường cung – cầu, bằng các biện pháp có tính quy chế như: cấp giấy phép xuất nhập khẩu, ẩn định các thể thức chuyển vốn, thời hạn thanh toán với nước ngoài, các điều kiện riêng biệt với các khoản cho vay và đầu tư, các điều khoản về thuế, các chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại khác.
+ Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội, chiến tranh, thiên tại đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
5. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
– Chính sách chiết khấu:
Chính sách chiết khấu là biện pháp mà ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất tái chiết khấu để điều hòa tỷ giá. Nâng cao lãi suất chiết khấu để kích thích nguồn vốn nước ngoài chạy vào, tăng cường thu ngoại tệ và do đó tỷ giá hối đoái sẽ hạ xuống và giá trị của tiền trong nước sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu áp dụng lãi suất chiết khấu thấp, ngoại tệ có khuynh hướng chạy ra làm tỷ giá hối đoái tăng lên.
Tuy nhiên, chính sách chiết khấu chỉ có tác dụng chừng mực đến việc điều hòa tỷ giá, vì lãi suất tái chiết khấu không phải là một nhân tố duy nhất quyết định sự chuyển vốn giữa các nước. Việc chuyển dịch vốn giữa các nước còn nhiều nhân tố khác chi phối như lãi suất tín dụng, tiền tệ nước có lãi suất cao có là ngoại tệ mạnh, hay ngoại tệ yếu,
– Chính sách hối đoái:
Chính sách hối đoái là biện pháp can thiệp trực tiếp để tác động đến tỷ giá. Chính sách hối đoái là việc ngân hàng trung ương dùng biện pháp mua bán ngoại hối để tác động đến tỷ giá. Khi giá trị tiền tệ trong nước bị sụt giảm, ngân hàng trung ương tung ngoại tệ ra bán, khi giá trị ngoại tệ giảm ngân hàng trung ương sẽ mua vào ngoại tệ.
Để thực hiện biện pháp này đòi hỏi ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại tệ thật dồi dào và chính sách hối đoái chỉ có tác dụng tam thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không có thể thay đổi được tình hình tiền tệ trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi hay bị lạm phát mà áp dụng chính sách hối đoái là tung ngoại tệ ra bán sẽ càng làm cho dự trữ ngoại tệ hao hụt thêm nghiêm trọng, từ đó giá trị tiền tệ trong nước càng bị giảm sút.
– Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái:
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó là nhằm tạo ra một cách chủ động một lực lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái.
– Phá giá tiền tệ:
Phá giá tiền tệ là việc Nhà nước chính thức công bố giảm giá trị của bản tệ so với giá trị của ngoại tệ, nói cách khác phá giá tiền tệ là sự hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, phá giá tiền tệ đồng nghĩa với việc nâng cao giá trị của ngoại tệ.
Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, do đó góp phần cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế, chính vì thế tỷ giá hối đoái sẽ bớt biến động.
– Bán phá giá ngoại hối (Dumping):
Dumping là nước có tiền tệ bị sụt giá đối ngoại cao hơn sụt giá đối nội (tức là tiền tệ có sức mua đối nội lớn hơn sức mua đối ngoại), bán phá giá hàng hóa của mình trên thị trường nước ngoài mà vẫn thu được nhiều lợi nhuận, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu, từ đó góp phần cải thiện được cán cân thanh toán, ổn định được tỷ giá hối đoái.
– Nâng giá tiền tệ (Revaluation):
Revaluation là việc Chính phủ công bố nâng cao giá trị của một đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ. Ảnh hưởng của năng giá tiến tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là, việc nâng giá ngoại tệ có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu, do đó nó góp phản duy trì sự ổn định của tỷ giá không bị biến động.
Hiện nay, biện pháp nâng giá tiền tệ thường xảy ra dưới áp lực của nước khác, các nước này mong muốn khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình vào nước có cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế dư thừa.
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ)