Trang chủ Tài chính Tiền tệ Thị trường tiền tệ là gì? Phân loại, sản phẩm và chủ thể tham gia thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là gì? Phân loại, sản phẩm và chủ thể tham gia thị trường tiền tệ

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 411 views

Thị trường tiền tệ là gì? Phân loại, sản phẩm và chủ thể tham gia thị trường tiền tệ.

Thị trường tiền tệ là gì?

Thị trường tiền tệ là gì?

1. Khái niệm thị trường tiền tệ

Có nhiều cách hiểu về thị trường tiền tệ khác nhau.

Thị trường tiền tệ là nơi mua bán những trái phiếu ngắn hạn, có kỳ hạn dưới một năm tức là mua bán những món nợ ngắn hạn, độ rủi ro thấp, tính lỏng cao.

Hiểu theo nghĩa giản đơn, thị trường tiền tệ là thị trường vay và cho vay vốn ngắn hạn, là nơi cung ứng những nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.

Nếu xét về quá trình hình thành và phát triển, thì thị trường tiền tệ xuất hiện từ giai đoạn đầu của nền sản xuất hàng hóa. Ở thời điểm này thị trường tiền tệ cũng đã đạt được mức độ phát triển cao và nó có thể thực hiện được nghiệp vụ của thị trường “mở” vì có sự tham gia của ngân hàng trung ương.

Nếu xét theo chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng mà trong đó hình thành hai loại môi giới trung gian hoạt động:

– Môi giới đi vay tiền rồi cho vay: loại môi giới này chính là các ngân hàng chuyên môn hóa về tiền luân chuyển tham gia vào quá trình đó bằng cách đứng tên mình rồi cho người khác vay lại theo một kỳ hạn với lãi suất cao hơn.

– Môi giới đặt đơn: Đây là loại người giới thiệu vốn thực hiện các giao dịch giữa người vay với người cho vay và trên cơ sở đó hưởng hoa hồng.

Nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng trung ương qua con đường tái chiết khấu.

Thị trường tiền tệ cũng có thể là thị trường OTC (Over the Counter Market) tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại, vi tính rộng lớn.

Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư.

2. Phân loại thị trường tiền tệ

2.1. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức thị trường tiền tệ

Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức thị trường tiền tệ, thị trường tiền tệ được chia làm hai cấp: thị trường tiền tệ sơ cấp và thị trường tiền tệ thứ cấp. Mô hình này điển hình là mô hình thị trường tiền tệ mới của Pháp sau cải cách thị trường vốn năm 1986.

– Thị trường tiền tệ sơ cấp: Là thị trường chuyên phát hành lần đầu các loại trái phiếu mới của ngân hàng, công ty tài chính, kho bạc. Ở thị trường tiền tệ sơ cấp thực sự là việc tìm vốn của người phát hành trái phiếu và việc cung ứng vốn của người mua trái phiếu.

– Thị trường tiền tệ thứ cấp: Là thị trường chuyên tổ chức mua bán các trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp. Thị trường tiền tệ thứ cấp lại mang tính chất chuyển hóa hình thái vốn. Người nắm vốn có hình thái hiện vật cụ thể là máy móc, vật từ ở nơi công ty phát hành trái phiếu bây giờ họ lại cần vốn dưới hình thái tiền tệ.

2.2. Căn cứ vào các loại công cụ tham gia trên thị trường

Nếu căn cứ vào các loại công cụ tham gia trên thị trường, thị trường tiền tệ bao gồm: Thị trường vay nợ ngắn hạn, thị trường trái phiếu ngắn hạn và thị trường các loại chứng từ có giá ngắn hạn khác

– Thị trường vay nợ ngắn hạn: Là thị trường vay nợ giữa các ngân hàng thương mại dưới sự điều hành của ngân hàng trung ương.

– Thị trường trái phiếu ngắn hạn và thị trường các loại chứng từ có giả ngắn hạn khác: như kỳ phiếu thương mại, khế ước giao hàng, tín phiếu của các công ty tài chính, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng..

khái niệm thị trường tiền tệ

3. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường tiền tệ

Trên thị trường tiền tệ các nước thường lưu hành những công cụ tín dụng tượng trưng cho món nợ (debtinstruments) như: Trái phiếu kho bạc ngắn hạn (Treasury bill) và những món nợ ngắn hạn khác của Chính phủ (Government securities), thương phiếu (Commercial paper), phiếu thuận trả của ngân hàng (Banker’s acceptance), các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable certificates of deposits – NCDS), các cam kết mua lại tích sản tài chính (Repurchase agreements – RPS)…

3.1. Trái phiếu kho bạc ngắn hạn

Trái phiếu kho bạc ngắn hạn (Treasury bill) là phiếu nợ do kho bạc Nhà nước phát hành, thời hạn từ 3 tháng đến một năm. Tuy lại suất tương đối thấp so với các công cụ nợ (debt instruments) khác nhưng nó rất được ưa chuộng trên thị trường tiền tệ do tính chất an toàn và dễ mua bán của nó.

Việc phát hành các loại trái phiếu này nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu tức thời cấp bách của ngân sách Nhà nước trong khi chờ đợi nguồn thu định kỳ.

3.2. Những món nợ ngắn hạn khác của Chính phủ

Như là chứng chỉ kho bạc (Treasury certificates) có thời hạn dưới một năm, được phát hành không thường xuyên, nó có tên gọi là tín phiếu kho bạc Nhà nước.

3.3. Kỳ phiếu thương mại

– Kỳ phiếu thương mại (Commercial paper) hay còn gọi là thương phiếu, là phiếu nợ xuất phát từ việc mua bán hàng hóa trả chậm hoặc tượng trưng cho một quyền sở hữu trên một số hàng ký gửi. Nói cách khác, thương phiếu là một loại giấy nhận nợ đặc biệt mà người giữ nó có quyền đòi tiền khi đến hạn.

Thương phiếu bao gồm: hối phiếu, lệnh phiếu.

Hối phiếu (Bill of exchange or Draft): là một phiếu ghi nợ do người bán hàng trả chậm ký phát trao cho người mua hàng trả chậm, trong đó yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu. Hay nói cách khác, nó là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người bán đối với người mua.

Lệnh phiếu (Promissory Notes): là một phiếu nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao cho người bán hàng trả chậm, trong đó người mua hàng trả chậm cam kết trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người bán hàng trả chậm hoặc một người nào đó do người bán hàng trả chậm chỉ định. Nói cách khác, lệnh phiếu là giấy nhận nợ và cam kết sẽ trả khi đến hạn thanh toán.

3.4. Phiếu thuận trả của ngân hàng

Phiếu thuận trả của ngân hàng (Banker’s acceptance) là một hối phiếu do doanh nghiệp ký phát, ghi rõ thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai và được một ngân hàng ký chấp thuận thực hiện việc thanh toán nói trên vào ngày đó. Ngân hàng đó là ngân hàng nơi hối phiếu sẽ được trả tiền. Do được ngân hàng xác nhận thuận trả tiền nên các hối phiếu này về cơ bản không có rủi ro và do đó rất được ưa chuộng trên thị trường tiền tệ. Việc mua bán hối phiếu này được thực hiện bằng cách chiết khấu một tỉ lệ nhất định trên mệnh giá (face value hay par value) của hỏi phiếu.

3.5. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng

Chứng chỉ tiền gửi (Negotiable certificates of deposits) là một biên nhận của ngân hàng xác nhận có giữ một số tiền gửi đối với người cảm chứng chỉ. Trên chứng chỉ có quy định rằng người cầm nó sẽ nhận được một số tiền lãi định kỳ và nhận đủ số vốn khi đáo hạn. Người có chứng chỉ tiền gửi này không được rút tiền trước khi đáo hạn nhưng có thể mang nó đổi lấy tiền mặt tại các thị trường tiền tệ. Ngay từ thập niên 60 tại Mỹ đã có thị trường tiền tệ thứ cấp phục vụ cho việc mua bán các chứng chỉ tiền gửi trước khi đáo hạn.

Chứng chỉ tiền gửi thường có mệnh giá lớn được phát hành nhằm huy động những nguồn tiền để bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay nợ của khách hàng và đối phó với việc rút tiền mặt.

Những người mua các chứng chỉ tiền gửi thường là cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức từ thiện, các định chế tài chính nước ngoài…

3.6. Cam kết mua lại (tích sản tài chính)

Trong trường hợp một doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế lớn có số tiền nhàn rỗi khá lớn tại ngân hàng, công ty mua bán chứng khoán, hay các định chế tài chính, doanh nghiệp muốn cho số tiền nhàn rỗi này sinh lợi sẽ nhờ ngân hàng dùng số tiền đó mua một số tích sản tài chính ít rủi ro như trái phiếu kho bạc chẳng hạn, nhưng để tránh việc số tiền của họ bị kẹt khi họ cần đến, họ yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại các trái phiếu đó khi nào doanh nghiệp cẩn tiền mặt. Những cam kết mua lại (Repurchase agreements) này trở thành sản phẩm lưu hành trên thị trường tiền tệ. Đây là phương cách giúp sử dụng số tiền nhàn rỗi trong thời gian ngắn để sinh lợi.

4. Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ

Thông thường hai loại chủ thể quan trọng trên bất kỳ loại thị trường nào về một pháp lý đó là người bán và người mua, hai chủ thể này có thể là pháp nhân hoặc là thể nhận.

– Người bán: Người bán những phiếu nợ có thể là người vay nợ bằng cách phát hành những giấy ghi nợ như kho bạc, các công ty thiếu vốn lưu động, các ngân hàng thương mại có vốn tạm thời.

Người bán cũng có thể là người chủ nợ, nhưng không thể đợi đến kỳ đáo hạn ghi trên phiếu, vì họ cần tiền ngay, cũng có khi họ bán phiếu tín dụng có mức lời thấp ở thị trường tiền tệ này để mua lại phiếu tín dụng có mức lời cao hơn ở thị trường tiền tệ khác.

– Người mua: Người mua những phiếu nợ đó là người dư tiền, là người cho vay, thường là ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ dự phòng hay quỹ hưu bổng, những công ty thừa vốn lưu động tạm thời, những cá nhân muốn sinh lợi tiền tiết kiệm của mình.

Ngoài ra, trên thị trường tiền tệ còn có sự tham gia của các nhà môi giới và ngân hàng trung ương.

Các nhà môi giới làm trung gian kết nối giữa người mua và người bán những công cụ tín dụng ngắn hạn, giúp điều hòa hoạt động của thị trường tiền tệ. Họ hưởng hoa hồng môi giới từ người mua, người bán.

Ngân hàng trung ương có khi đóng vai người bán, có khi đóng vai người mua. Chẳng hạn, khi muốn phát hành tiền tệ, tức là muốn gia tăng khối tiền tệ lưu hành, ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường bằng cách mua lại những công cụ tín dụng ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, ngược lại khi muốn giảm bớt lượng tiền tệ lưu thông, ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường bằng cách bán ra các giấy nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Ngân hàng trung ương hoạt động với tư cách là người điều hòa hoạt động của thị trường tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ.

Về phương diện tổ chức, thị trường tiền tệ không được tổ chức thành một nơi gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán ở một chỗ duy nhất. Thực chất, nó chính là những phòng giao dịch của các ngân hàng, nơi đó những người trung gian và những người mua bản liên lạc với nhau bằng điện thoại trong một hệ thống thông tin liên lạc dày đặc, liên lạc với khắp nơi..

Điều này có nghĩa là thị trường tiền tệ không thể tách rời hệ thống ngân hàng, phạm vi hoạt động của nó bao gồm cả hệ thống này. Lãi suất trên thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng bởi quan hệ cung – cầu tiền tệ và bởi chính sách can thiệp của ngân hàng trung ương.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net