1. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI TÍCH HỢP
Quy hoạch giao thông tích hợp là một quy trình xác định nhu cầu tiếp cận cho hiện tại và tương lai của con người, hàng hóa và các dịch vụ, từ đó thông tin tới các nhà hoạch định chính sách phương cách quản lý hệ thống giao thông vận tải và sử dụng đất đáp ứng tốt nhất những nhu cầu tiếp cận đó. Điều đó hướng tới một sự phát triển bền vững về kinh tế, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Việc phối hợp sử dụng các biện pháp và công cụ sẽ cho một chất lượng quy hoạch tích hợp tốt. Điều đó bao gồm công tác quản lý sử dụng đất, sự ảnh hưởng của nhu cầu đi lại, quản lý giao thông và vận hành vận tải, xây dựng hạ tầng và dịch vụ mới. Việc kết hợp đúng các công cụ sẽ hướng tới kết quả tốt hơn, ví dụ như việc phối hợp giữa chiến lược sử dụng đất và quản lý tổ chức giao thông sẽ cho phép sử dụng tốt hơn các hạ tầng cũ tránh việc phải đầu tư xây dựng mới hạ tầng mới.
Phạm vi áp dụng của phương pháp quy hoạch giao thông vận tải tích hợp là rất rộng, từ quy hoạch mang tính chiến lược đến các quy hoạch chi tiết, ví dụ:
- Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp
- Quy hoạch nâng cấp đường ôtô
- Quy hoạch xây dựng mới đường ôtô, đường sắt, hàng lang vận tải đa phương thức
- Quy hoạch an toàn và hiệu quả của vận tải hàng hóa
- Quy hoạch vùng và địa phương
2. MỤC ĐÍCH CỦA QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI TÍCH HỢP
Quy hoạch giao thông vận tải tích hợp có mục đích:
- giảm nhu cầu đi lại và chiều dài của các hành trình
- cung cấp nhiều sự lựa chọn phương thức đi lại cho con người và hàng hóa, cũng như việc thúc đẩy những lựa chọn bền vững
- tạo nên sự thuận tiện và an toàn cho con người khi tiếp cận hàng hóa, các dịch vụ và các điểm đến, đặc biệt với việc sử dụng giao thông công cộng, đi bộ hoặc đi xe đạp
- gia tăng việc phân chia hành trình bằng giao thông công cộng, đi bộ và đi xe đạp
- cung cấp hệ thống giao nhận hàng hóa an toàn và hiệu quả
- giảm thiểu việc đầu tư xây dựng mới hạ tầng giao thông vận tải
- đạt được các kết quả mong muốn khi sử dụng một các hiệu quả nhất các gói giải pháp.
3. NỀN TẢNG CỦA QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI TÍCH HỢP
Nền tảng của quy hoạch giao thông vận tải tích hợp để có được sự thành công trong công tác quy hoạch là tính bền vững, tính tích hợp và quan hệ giữa các đối tác tham gia quy hoạch.
Tính bền vững
Theo hướng bền vững có nghĩa là tư duy vượt ra ngoài khuôn khổ đơn thuần của hệ thống giao thông vận tải và tập trung hướng tới việc tăng cường lợi ích kinh tế, an sinh xã hội và môi trường của cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Tính bền vững là việc tích hợp các việc sau :
- bảo vệ quy trình sinh thái và hệ thống tự nhiên tại địa phương, vùng, quốc gia và rộng hơn nữa
- phát triển kinh tế
- duy trì phúc lợi văn hóa, kinh tế, vật chất và xã hội của người dân và cộng đồng.
Khái niệm bền vững cần xác nhận rằng nhu cầu của thế hệ hiện tại cần được đáp ứng nhưng không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Theo hướng bền vững hơn nữa thì cần cố gắng tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới các nhân tố mà tác động đến tính bền vững, và cố gắng tăng tối đa các ảnh hưởng tích cực. Điều này có nghĩa là tìm kiếm một sự cân đối khi mà tích hợp các yếu tố nói trên để đạt được các kết quả tổng thể tốt nhất trong mọi trường hợp.
Tính tích hợp
Tích hợp xuyên suốt các lĩnh vực, cấp quy hoạch, địa điểm, nhà hoạch định chính sách và giải pháp là thiết yếu cho sự thành công của quy hoạch giao thông vận tải tích hợp. Có 2 khía cạnh chính đối với sự tích hợp này là : tích hợp đứng và tích hợp ngang như sơ đồ dưới đây :
Tích hợp dọc là việc nói đến sự định hướng chỉ đạo, khả năng nhận thức và tính ưu tiên từ các cấp quy hoạch khác nhau phải được tính đến (từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên). Cấp quy hoạch cao hơn phải tác động hơn nữa đến quy hoạch cấp dưới. Điều này đảm bảo rằng các cấp quy hoạch địa phương sẽ góp phần hoàn thành quy hoạch cấp cao hơn. Ngược lại, mỗi vùng địa phương là duy nhất và nhu cầu địa phương, khả năng nhận thức, giải pháp và tính ưu tiên cần phải được chuyển tải và tác động đến cấp quy hoạch cao hơn.
Tích hợp ngang tập trung vào việc tích hợp quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác như phát triển kinh tế, giáo dục, sức khỏe. Điều này giải quyết tính vững chắc của các quyết định thực hiện hoàn tất trong một lĩnh vực, và không tổn hại đến sự quyết định và lợi ích của các lĩnh vực khác.
Quan hệ giữa các đối tác
Tất cả các cấp độ của bộ máy chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng đều đóng vai trò kiến tạo và vận hành hệ thống giao thông. Vì vậy, nhân sự trong bộ máy chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng đều cần phải làm việc phối hợp để định hình hệ thống giao thông vận tải.
Khái niệm quan hệ giữa các đối tác đối với quy hoạch giao thông vận tải có thể hỗ trợ việc :
- đạt được một sự hiểu biết rõ hơn về nhu cầu, sự ưu tiên và mong đợi xuyên suốt bộ máy nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, nắm bắt được những cơ hội và lường được những khó khăn để đạt được những nhu cầu, sự ưu tiên và mong đợi đó.
- Phá vỡ những chướng ngại bên trong và giữa các cơ quan, các cấp chính phủ và các bên liên quan.
- đảm bảo sự cởi mở, trách nhiệm và thông tin khi ra quyết định.
4. CẢI TIẾN CÁCH TIẾP CẬN TRONG QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Hướng tới một quy hoạch giao thông vận tải có tính tích hợp hơn dẫn đến một số thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận khi quy hoạch giao thông vận tải. Sự thay đổi hay cải tiến này có thể liệt kê như bảng dưới đây: