Trang chủ Sinh học Quần xã là gì? Các đặc trưng của quần xã

Quần xã là gì? Các đặc trưng của quần xã

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 167 views

Quần xã sinh vật là gì? Các đặc trưng của quần xã sinh vật

Quần xã là gì?

Quần xã sinh vật là tập hợp của các quần thể cùng sống trong một không gian nhất định (sinh cảnh), ở đó có xảy ra sự tương tác giữa các sinh vật với nhau.

Các đặc trưng của quần xã

Cấu trúc thành phần loài và số lượng cá thể của từng loài: đặc trưng này xác định tính đa dạng sinh học của quần xã.

– Sự đa dạng về loài trong quần xã có quan hệ đến sự ổn định của hệ sinh thái. Độ đa dạng càng cao thì tính ổn định sẽ càng cao và ngược lại.

Cấu trúc về không gian:

Sự phân bố không gian của các sinh vật trong quần xã. Sự phân bố theo chiều ngang và theo đường thẳng đứng xác định đặc trưng của mỗi quần xã.

Cấu trúc về dinh dưỡng

– Về mặt dinh dưỡng, phân biệt 3 nhóm sinh vật:

  • Sinh vật tự dưỡng – sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ các chất vô cơ có ở tự nhiên và năng lượng mặt trời.
  • Sinh vật dị dưỡng và sinh vật phân hủy – sinh vật phải sống nhờ vào chất hữu cơ của sinh vật khác.

– Trong quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài hình thành nên chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn.

– Chuỗi thức ăn (food chain): dãy các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau . Trong một chuỗi thức ăn có 3 loại sinh vật chức năng khác nhau:

  • Sinh vật sản xuất – chủ yếu là cây xanh.
  • Sinh vật tiêu thu ̣- chủ yếu là động vật, có sinh vật tiêu thu ̣bậc1, bậc 2,…
  • Sinh vật phân hủy – các vi sinh vật, phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ

(Sinh vật sản xuất: sinh vật tự dưỡng, sinh vật tiêu thu ̣và phân hủy: sinh vật di ̣dưỡng).

Ví dụ: Sâu ăn lá cây > Chim sâu ăn sâu > Diều hâu ăn thịt  chim > Vi khuẩn phân hủy thịt diều hâu chết.

– Lưới thức ăn (food web): tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã.

– Trong chuỗi thức ăn, sinh khối của sinh vật sản xuất luôn lớn hơn nhiều so với sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 1, và đến lượt nó, sinh vật tiêu thụ bậc 1 lại lớn hơn nhiều so với sinh vật tiêu thụ bậc 2,… Khi xếp chồng các bậc dinh dưỡng lên nhau từ thấp đến cao, ta được một tháp được gọi là tháp dinh dưỡng. Tháp dinh dưỡng có thể là tháp sinh khối hay tháp năng lượng.

– Chuỗi thức ăn có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu sự tích lũy sinh học các chất độc từ môi trường vào sinh vật và con người.

Xem thêm: Quần thể là gì? Các đặc trưng của quần thể

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]