Lý thuyết vai trò cho rằng hành vi của con người được chỉ đạo (guide) bởi những sự mong muốn của cá nhân con người và của những người khác. Những sự mong muốn này phù hợp với các vai trò khác nhau mà cá nhân đảm trách trong cuộc sống hàng ngày của họ, như là thư ký, cha, hoặc bạn bè. Ví dụ, hầu hết mọi người nhận thức được vai trò của người thư ký bao gồm: trả lời điện thoại, lập và quản lý các cuộc hẹn, sắp xếp giấy tờ, đánh máy các ghi chú công việc. Những sự mong đợi về vai trò này rõ ràng là khác với một cầu thủ bóng đá.
Nói chung cá nhân có và quản lý nhiều vai trò. Các vai trò bao gồm một nhóm các luật lệ, quy tắc chuẩn mực hoạt có chức năng như là bản kế hoạch hướng dẫn hành vi. Vai trò xác định những mục tiêu cần phải đạt được, những việc cần phải hoàn thành và những sự thi hành (performances) nào được yêu cầu trong một hoàn cảnh hoặc hình huống cụ thể. Lý thuyết vai trò cho rằng một phần quan trọng có thể quan sát được của hành vi xã hội và hành vi xã hội thông thường đơn giản là các cá nhân thực hiện vai trò của mình, giống như diễn viên thực hiện vai diễn viên thực hiện vai diễn của họ trên sân khấu hoặc là cầu thủ trên sân bóng. Lý thuyết vai trò có tính dự đoán. Nó ngụ ý rằng nếu chúng ta có thông tin về những sự mong đợi về vai trò của một vị trí cụ thể ( ví dụ: chị, em, lính cứu hoả, …), một phần quan trọng hành vi của người nắm giữ vị trí đó có thể được dự đoán.
Hơn nữa, lý thuyết vai trò còn cho rằng để thay đổi hành vi cần thiết phải thay đổi vai trò; vai trò tương ứng với hành vi và ngược lại. Bên cạnh việc ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hành vi, vai trò còn ảnh hưởng đến lòng tin (belief), thái độ; cá nhân sẽ thay đổi lòng tin và thái độ tương ứng với vai trò của họ.
Nhiều nhà học thuyết vai trò xem lý thuyết vai trò như là một trong những lý thuyết kết nối hành vi cá nhân và cấu trúc xã hội. Vai trò, quy định một phần bởi cấu trúc xã hội, một phần bởi những sự tương tác xã hội, hướng dẫn hành vi của con người. Ngược lại, cá nhân ảnh hưởng, tác động đến các quy tắc, chuẩn mực, những sự mong muốn và hành vi liên quan đến vai trò.
Lý thuyết vai trò bao gồm các định đề sau:
- Con người bỏ hầu hết thời gian trong cuộc đời để tham gia như là thành viên của các nhóm và tổ chức.
- Trong những nhóm này, con người chiếm giữ các vị trí khác biệt nhau
- Mỗi một vị trí này đòi hỏi một vai trò, là một nhóm chức năng được thực hiện bởi thành viên cho nhóm.
- Các nhóm thường thiết lập những sự mong đợi vai trò như là quy tắc, hoặc thậm chí là các luật lệ trong đó bao gồm những quy định về thưởng, phạt khi vai trò được thực hiện tốt hay không.
- Cá nhân thường thực hiện các vai trò của mình phù hợp với những quy tắc chính; nói cách khác, lý thuyết vai trò cho rằng con người về cơ bản là những kẻ tuân thủ (conformists) luôn cố gắng sống theo những quy tắc gắn liền với vai trò của họ.
- Thành viên của nhóm kiểm tra việc thực thi (performance) của các cá nhân để xác định xem việc thực thi đó có phù hợp với những quy tắc;
Giới hạn (Limitations)
Lý thuyết vai trò gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích về lệch lạc xã hội (social deviance) khi hành vi lệch lạc xã hội không tuân thủ theo vai trò đã được xác định trước. Ví dụ, hành vi của một số người thực việc vai trò của một tên cướp ngân hàng có thể được dự đoán- anh ta sẽ cướp. Nhưng nếu một nhân viên ngân hàng chỉ đơn giản cho tiền (bố thí) cho một người ngẫu nhiên nào đó, thì lý thuyết vai trò không thể giải thích được tại sao ( mặc dù xung đột vai trò- role conflict có thể là một câu trả lời; nhân viên ngân hàng có thể là một nhà cộng sản-Marxist tin rằng phương tiện sản xuất phải là của công chúng không phải của nhà tư bản.
Một giới hạn khác của lý thuyết vai trò là nó không và không thể giải thích tại sao mong muốn về vai trò trở thành như nó trở thành. Lý thuyết vai trò không có sự giải thích tại sao người lính nam phải cắt tóc ngắn, nhưng nó có thể dự đoán được khá chính xác nếu một người nào đó lá lính nam thì họ sẽ có tóc ngắn. Thêm nữa, lý thuyết vai trò không giải thích khi nào và làm thế nào những mong muốn vai trò thay đổi.
(Nguồn tham khảo: TS. Võ Văn Việt, Xã hội học đại cương)